GIỚI THIỆU GIAO THỨC SPI:

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp điều khiển thiết bị điện qua mạng lan CHUONG 2 (Trang 25 - 26)

- SPI : Serial Perippheral Interface- Giao tiếp ngoại vi nối tiếp.

Giao thức SPI do hãng Motorola phát minh và còn được biết đến với tên gọi khác là Microwire (hãng National Semiconductor phát triển). Cả SPI và Microwire đều có chung nguyên tắc hoạt động. Hiện nay giao thức SPI đã có các phiên bản cải tiến như QSPI (Queue SPI) và Microwire Plus.

Giao thức SPI cung cấp một giao thức nối tiếp đơn giản giữa MCU và thiết bị ngoại vi. Giống với các Bus nối tiếp khác như I2C, CAN hoặc USB , chuẩn giao tiếp SPI ngày càng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực điện tử, đặc biệt là trong giao tiếp trao đổi dữ liệu với các ngoại vi.

+ Các bộ chuyển đổi (ADC và DAC) + Các loại bộ nhớ (EEPROM và FLASH) + Các loại IC thời gian thực

+ Các loại cảm biến (nhiệt độ, áp suất…)

+ và một số loại khác như: bộ trộn tín hiệu, LCD, Graphic LCD…

Kĩ thuật SPI:

- BUS SPI: Giao tiếp SPI được thực hiện thông qua BUS 4 dây MISO, MOSI, SCK, SS nên đôi khi SPI còn được gọi là giao thức giao tiếp 4 dây.

+ MISO: Master Input Slave Output

Trong VĐK PIC, chân MISO được kí hiệu là SDO

Chân MISO dùng để truyền dữ liệu ra khỏi Modun SPI khi đặt cấu hình là Slave và nhận dữ liệu khi đặt cấu hình là Master.

+ MOSI: Master Output Slave Input.

Trong VĐK PIC, chân MOSI được kí hiệu là SDI.

Chân MOSI dùng để truyền dữ liệu ra khỏi Mođun SPI khi đặt cấu hình là Master và nhận dữ liệu khi đặt cấu hình là Slave.

+ SCK : Serial Clock

Chân SCK cấp xung đồng bộ để truyền nhận dữ liệu với một Slave nào đó được chọn.

+ SS : Slave Select

Chân SS cấp tín hiệu chọn chip ở ngõ ra của Mođun SPI đến một ngoại vi khác nếu đặt cấu hình là Master và chân SS sẽ là ngõ vào nhận tín hiệu chọn chip nếu được cấu hình là Slave

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp điều khiển thiết bị điện qua mạng lan CHUONG 2 (Trang 25 - 26)