Từ ngữ thông tục thuộc nhóm kiêng kị trong giao tiếp

Một phần của tài liệu Lớp từ, ngữ thông tục trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (Trang 25 - 50)

8. Bố cục khóa luận

2.3 Từ ngữ thông tục thuộc nhóm kiêng kị trong giao tiếp

Những từ ngữ thông tục mà ngƣời ta kiêng kị trong giao tiếp lại đƣợc nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sử dụng rất nhiều trong sáng tác văn học. Đó là những từ nhƣ “cứt”, “chim”, “bướm”, “dái”, “con b..”…đƣợc xuất hiện với

tần số cao.

Nói đến chuyện hố xí hai ngăn, chuyện hót phân ở Hà Nội mà lại không nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp thì đúng là một thiếu sót. Có thể nói, trong văn chƣơng Việt Nam đƣơng đại, không ai quan tâm đến “cứt” nhiều nhƣ Nguyễn Huy Thiệp. Trong các truyện ngắn, ông cho từ ấy xuất hiện khá nhiều, một cách trần trụi, hung hãn, đầy bạo động. Nó tuôn ra từ miệng của vua Quang

21

Trung khi quát tháo Ngô Khải: “Ta cho mày ăn cứt, xem có chê lợn không?”

(Phẩm tiết). Ngay cả khi Nguyễn Huy Thiệp viết về tình yêu, một thứ tình yêu rất thơ mộng giữa Trƣơng Chi và Mỵ Nƣơng, ông cũng phun chữ “cứt” ra. Không phải một lần mà là nhiều lần.Câu chuyện bắt đầu bằng cảnh Trƣơng Chi đứng đái:

“Trương Chi đứng ở đầu mũi thuyền. Chàng trật quần đái vọt xuống dòng sông. Phía xa kia là chân trời rực hồng ráng đỏ. Nhà nàng ở phía ấy. Sương xuống lạnh. Một nỗi buồn da diết choáng ngợp lòng chàng.”

Đái xong, chàng hát.“Tiếng hát vút cao. Đêm xuống. Bóng tối mù mịt.” Hát xong, chàng duỗi thân, ngả ngƣời vào lòng thuyền. Chàng nói: “Cứt!”

Rồi chàng nhớ đến Mỵ Nƣơng, nàng công chúa đẹp tuyệt trần. Nguyễn Huy Thiệp tả: “Giờ đây, gặp Mỵ Nương rồi, chàng hiểu chắc chắn rằng cuộc

sống của chàng thật là cứt, là cứt chó, không sao ngửi được. Không chỉ riêng

chàng, mà cả bầy. Tất cả đều thối hoắc.Cứt!”. Cứ thế, từ đầu đến cuối

truyện, Trƣơng Chi cứ nói “Cứt” luôn miệng. Trƣớc khi nhảy xuống sông tự trầm, Trƣơng Chi cũng lại chửi “cứt”.“Hình ảnh Mỵ Nương biến mất đâu rồi” trƣớc mặt chàng là sông nƣớc trắng xóa một màu, trời mây trắng xóa một

màu. Trƣơng Chi chèo thuyền ra giữa tim sông. Chàng lại nói: ‘Cứt!’

Hình nhƣ vẫn bị ám ảnh bởi chuyện cứt, Nguyễn Huy Thiệp sau này viết hẳn một truyện nhan đề là “Chuyện Ông Móng” để kể về chợ bán phân ở ngoại thành Hà Nội.

-“Chợ phân họp chừng một giờ đồng hồ từ 3 giờ sáng đến 4 giờ sáng ở

ngay bên đường đi Sơn Tây. Đây là vùng trồng rau, trồng cà nổi tiếng. Giống

cà pháo, cà bát rất hợp với việc bón phân tươi, nhất là phân người. Người ta

cũng dùng phân để bón cho lúa, nhưng phân bón cho lúa phải được ủ cho

22

-“Thế nào là ủ phân? Phân tươi có nhiều loại: phân trâu bò, phân lợn,

phân gà (gọi chung là phân chuồng), phân người (còn gọi là phân bắc)

nhưng được ưa quý hơn cả là phân lợn, phân gà. Phân lợn quý vì nó mát, có

thể dùng ngay, bón được ngay cho cây, mà cây nào cũng hợp. Phân gà cũng

quý nhưng phân gà nóng, chỉ hợp bón cho cây ớt mà thôi.”

-“Riêng phân người (phân bắc) có lẽ bởi có nhiều đạm, nhiều chất khó

phân huỷ nên bón trực tiếp thì cây xót, chết ngay. Riêng chỉ cây cà là chịu

đựng được, lại hợp với việc bón loại phân này.”

-“Nhìn chung, tất cả các loại phân đều phải được ủ thì mới nên dùng.

Người ta đào ngoài, trông như một cái mả, để đấy chừng dăm bữa nửa tháng

cho ngấu dần. Phân được ủ chín, cứ thế mục ra, oải ra. Những con dòi ăn hết

phân cũng chết đi, bản thân nó cũng hoá thành phân.

-“Khi tôi đến thăm chợ phân thì chợ đang họp. Đây là chợ phân tươi,

hoàn toàn không có phân ủ (phân chín), không có phân xanh (phân làm từ

các loại lá cây) hay phân hoá học. Cũng rất ít có phân chuồng, tức là phân

lợn, phân gà hay phân trâu bò. Tất cả đều là phân người.”

-“Phân người được cho vào những thùng gò bằng tôn như thùng gánh

nước. Cũng có một số người dùng thùng gỗ hoặc cho phân vào sọt (sọt được

lót bằng bao ni-lông). Có lẽ phần lớn phân ở đây đều được lấy từ các nhà xí

công cộng trong thành phố ra, nhiều thùng phân còn thấy lẫn cả giấy vở học

sinh hay giấy báo.”

-“Chợ phân không đông, chỉ có chừng hơn ba chục người vừa mua vừa

bán. Hình như họ vốn đã quen biết nhau và khá thuộc “mặt hàng” của nhau nên việc mua bán thoả thuận cũng nhanh. Dưới ánh đèn cao áp tựa như ánh

trăng và không khí hơi lạnh buốt, chợ phân cũng có phần nào giấu đi được sự

23

Tại sao một nhà văn nhƣ Nguyễn Huy Thiệp lại bị ám ảnh nhiều về chuyện đi cầu, đi tiêu và phân ngƣời nhƣ vậy? Tại sao Trƣơng Chi cứ chửi “cứt” mãi? Trƣơng Chi trong truyện cổ tích đâu có nhƣ vậy? Tiếng “cứt” vang lên sang sảng từ đầu truyện đến cuối truyện có làm tăng thêm chút giá trị thẩm mỹ hay nhân văn nào trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp? Sự xuất hiện dày đặc từ ngữ thô tục trong các truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp xuất phát từ quan niệm về hiện thực và về ngôn từ văn học của nhà văn. Kiểu phát ngôn này đã đƣa nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trở về với đời sống thƣờng nhật thô nhám, trần tục.

Không chỉ “Cứt” xuất hiện nhiều trong văn mà những từ cấm kị dùng trong giao tiếp cũng đƣợc xuất hiện trong văn:

- "Ngọc ơi, mày có biết vì sao cái ấy của phụ nữ các cụ gọi là cái bướm

không? Nó là một thứ có cánh, phấp pha phấp phới "

-"Mặt đen mà tái như da ở bìu dái, lông mày rậm, răng vẩu mà vàng

như răng chó".

-"Ta cắt dái mày! Ta cho mày ăn cứt".

-"Đàn ông chẳng nên xấu hổ vì có con b…”

-Chim bằng quả ớt…các cụ toàn chim to”.

-“Giận đời, lại muốn chuộc tội, ông Hai Chép lấy dao cắt phăng hòn

dái của mình xuống sông”.

-“Rượu thì nó ngồi mâm trên. Ngủ thì nó đè lên mình”.

Sự xuất hiện của những từ thuộc nhóm kiêng kị trong giao tiếp đã làm cho những truyện ngắn này trở nên hiện thực hơn. Truyện ngắn “Chuyện bà

Móng” cũng xuất hiện một loạt những từ thuộc nhóm kiêng kị trong giao tiếp:

-“Rốt cuộc, tớ lại là thằng bán chim cho mình!”’

24

Những từ ngữ đậm chất cuộc sống, sinh hoạt đời thƣờng đƣợc nhà văn thổi hồn vào để văn chƣơng trở nên có ý nghĩa hơn.Truyện kể lại lúc gặp gỡ của cô Hợp và ông Móng khi ông Móng đến hỏi mua chim. Nếu chúng ta chỉ nhìn nhận tác phẩm từ một khía cạnh thì đây là một tác phẩm bình thƣờng, không có gì đặc sắc nhƣng nhìn tổng thể thì truyện ngắn đã phê phán rất nhiều những tồn đọng, những uẩn khúc sâu xa trong cuộc sống. Sử dụng những từ kiêng kị vào văn chƣơng của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã cho bạn đọc nhìn thấy một xã hội chân thực nhất, sâu sắc nhất. Ông không ngần ngại khi nói về góc khuất của cuộc sống, những góc khuất đầy tối tăm của xã hội. Đây là một nét táo bạo, khác biệt trong phong cách Huy Thiệp bởi không phải nhà văn nào cũng dám đƣa những từ ngữ thuộc nhóm kiêng kị trong giao tiếp vào văn chƣơng.

Ngôn ngữ nhà văn sử dụng rất phong phú và đa dạng, dù sử dụng những từ ngữ thuộc nhóm kiêng kị trong giao tiếp nhƣng nó không làm cho tác phẩm của ông trở nên vụng về, thô thiển mà nó làm cho tác phẩm của ông trở nên đặc sắc và thú vị hơn.

25

CHƢƠNG 3:

VAI TRÕ CỦA TỪ NGỮ THÔNG TỤC TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

Một tác phẩm đạt đến trình độ nghệ thuật đích thực, không chỉ thành công về mặt nội dung mà nó sống mãi trong lòng ngƣời đọc nhƣ một chỉnh thể hoàn chỉnh cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện của nó. Bởi vậy việc sử dụng ngôn ngữ là một việc làm cực kỳ quan trọng đòi hỏi sự sáng tạo của mỗi nhà văn. Tìm hiểu ngôn ngữ tác phẩm chính là tìm hiểu một yếu tố thể hiện cá tính sáng tạo, tài năng của nhà văn. Từ ngữ thông tục trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có vai trò rất lớn trong việc khắc họa tính cách nhân vật, làm rõ tƣ tƣởng của tác phẩm và định hình phong cách ngôn ngữ tác giả.

3.1 Từ ngữ thông tục góp phần khắc họa tính cách nhân vật

Trong văn học, nhân vật có vai trò rất quan trọng. Nhân vật là sự biểu hiện khả năng chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật cùng với tƣ tƣởng nghệ thuật, lý tƣởng thẩm mỹ của nhà văn về con ngƣời. Nhân vật chính là phƣơng tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tƣợng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại ngƣời nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực. Nhân vật chính là ngƣời dẫn dắt ngƣời đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kỳ nhất định.

Tuy nhiên nhân vật không phải là những con ngƣời con ngƣời có thực ở ngoài đời mà đƣợc xây dựng bằng sức sáng tạo của nhà văn, vào ý đồ tƣ tƣởng của nhà văn in đậm cá tính sáng tạo của họ. Cho nên không thể đồng nhất nhân vật với con ngƣời có thật trong cuộc sống. Trong quá trình sáng tác của mình, các nhà văn rất coi trọng xây dựng nhân vật bởi vì nhân vật văn học thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tƣởng thẩm mỹ của nhà văn về con ngƣời. Thế giới nhân vật trong tác phẩm rất phong phú, có thể là thiên thần,

26

ác quỷ, có thể là con ngƣời, đồ vật… nhằm thể hiện sự phức tạp và đa dạng của đời sống. Mỗi nhà văn khi xây dựng nhân vật của mình đều có một cách riêng. Là nhà văn giàu cá tính, Nguyễn Huy Thiệp mang bản lĩnh của ngƣời “thƣ kí trung thành của thời đại”, ông đã sử dụng từ ngữ thông tục, với màu sắc thô, tục tằn để lột tả những góc cạnh xù xì, thô ráp của con ngƣời, của cuộc đời vào trong văn chƣơng. Ông không hề đánh bóng từ ngữ cho nhân vật mà để cho nhân vật thoải mái nói năng. Ông đƣa vào văn chƣơng, đặt vào miệng nhân vật thứ ngôn ngữ đậm chất “trần trụi” của đời sống hiện thực. Chẳng hạn nhƣ trong truyện ngắn “Không có vua”, đoạn hội thoại của lão Kền và Khiêm; Lão Kền chửi: “Cha chúng mày, chúng mày ám hại ông.

Chúng mày mong ông chết, nhưng trời có mắt ông còn sống lâu”.

-Lão Kền bảo: “Tao chẳng cần. Đàn ông chẳng nên xấu hổ vì có con

b…

Trong truyện ngắn “Những bài học nông thôn” cũng xuất hiện những câu nói đậm chất thô tục:

-“Hỗn nào! Chim bằng quả ớt thế thì làm các cụ ra sao?”.

-“Các cụ toàn chim to…”.

-“Ăn đi con ạ. Đàn ông nó chẳng thương mình đâu. Rượu vào thì nó

ngồi mâm trên. Ngủ thì nó đè lên mình”.

-“Có mấy tay thanh niên ở bên Duệ Đông đứng sau chúng tôi. Một tay dí

chim vào đít cái Lược….”.

Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Huy Thiệp luôn có ý thức tạo dựng cho nhân vật của mình những tính cách riêng, phong cách riêng, cách sử dụng từ ngữ, vốn ngôn ngữ riêng. Nhân vật ngƣời phụ nữ thƣờng e ấp nói năng dịu dàng nhƣng đôi khi họ cũng phá tan hàng rào vô định ấy. Ngƣợc lại cách sử dụng từ ngữ của những ngƣời đàn ông- nhân vật chính trong các truyện ngắn

27

lại có gì đó rất ngang tàng, rất “bụi” nhờ vào sự xuất hiện dày đặc của những từ ngữ thông tục. Ví dụ, truyện ngắn “Những ngƣời thợ xẻ”:

-“Mày có thấy thậm ngu không, hai thằng đàn ông lại tự dưng đi đánh

nhau vì một con đàn bà”.

-“Mày có biết vì sao cái ấy của phụ nữ các cụ gọi là cái bướm không?”.

-“Anh khốn nạn lắm..”.

Trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, bất cứ nhân vật nào cũng có thể văng tục, từ ngƣời nông dân bình thƣờng hay các bà các mẹ đến những ngƣời đàn ông, từ những kẻ tri thức có học đến những ngƣời bình dân ít học, lúc tức giận không ngần ngại buông ra những lời ghê tai sởn óc. Ngƣời lao động nói tục nhƣ một cách để mua vui, giải sầu, để quên hết những mệt mỏi:

- “Thôi mẹ đĩ về đi, bảo vệ an toàn cái hĩm…”.

- “Mặt đen mà tái như da ở bìu dái, lông mày rậm, răng vẩu mà vàng

như răng chó..”.

- “Tiên sư đời, khốn nạn chưa….”.

Những kẻ tri thức khi cần cũng thốt ra những lời lẽ bất mãn với cuộc đời:

-“Chú làm việc công mà ngu như chó! Chú cho gọt đầu bôi vôi đĩ

Huệ….”.

-“Chú ngu lắm! Các cụ cũng ngu như chú..”.

Ngôn ngữ của nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Thiệp chân thật, tự nhiên, thoả mái nhƣng cũng không kém phần sắc sảo thậm chí điêu ngoa. Qua đó, ngƣời đọc dễ dàng nhận thấy tính cách thẳng thắn, quyết liệt, không nhân nhƣợng trƣớc cái xấu, cái ác của những ngƣời nông dân nói riêng và các nhân vật khác nói chung. Trong truyện ngắn “Phẩm tiết”, lớp từ ngữ thông tục đã đƣợc sử dụng xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Truyện có sự xuất hiện của những nhân vật của lịch sử nhƣ vua Quang Trung, Ngọc Hân… Nguyễn

28

Huy Thiệp khá táo bạo khi dùng nhân vật xƣa để kể truyện xƣa bằng ngôn ngữ của cuộc sống thời nay. Bạn đọc chắc hẳn sẽ rất bất ngờ khi đọc tác phẩm. Phần đầu truyện, nhà văn vẫn để nhân vật của mình sử dụng ngôn ngữ văn hóa dân tộc nhƣng về cuối truyện, nhân vật bắt đầu có sự thay đổi về mặt ngôn ngữ. Khi biết Hoàn phản bội mình, núp tay mình để vơ vét của cải và mĩ nhân, vua Quang Trung đã dùng những từ ngữ táo bạo để đối thoại với Hoàn:

-“Thằng khốn nạn theo voi ăn bã mía kia, đểu cáng chừng nào. Mày

mượn danh ta để đi ăn cướp với chơi gái à?”.

-“Mày tưởng công mày to ư? Mày ở gần ta mà không biết ta. Mày kể

công với ta làm gì? Mày chỉ dự vào trò chơi của ta. Trò chơi nào chẳng vô công? Mày phạm luật thì mày chịu. Đừng trách ta ác".

-"Thằng mặt xanh kia! Kề miệng lỗ còn dê ư? Ta sẽ cho cắt dái mày! Ta

cho mày ăn cứt”.

Độc giả không khỏi bất ngờ trƣớc những lời nói của vua Quang Trung. Bất ngờ ở đây vì lẽ một nhân vật lịch sử, một vị vua nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, tài giỏi cƣơng trực mà lại sử dụng nhiều ngôn từ không phù hợp với địa vị của mình: “Khốn nạn”, “cắt dái mày”, “cho mày ăn cứt”…Không chỉ có vua Quang Trung mà Tổng Cóc cũng vậy. Tổng Cóc cũng sử dụng nhiều từ ngữ thô tục trong lời thoại của mình:

-“Đĩ Huệ ngủ với hết cánh đàn ông trong tổng. Ông thấy thương nó. Đĩ

Huệ phải nuôi hai bố mẹ già, mảnh đất cắm dùi không có, nó không bán trôn

thì lấy gì mà sống”.

-“Chú làm việc công mà ngu như chó! Chú cho gọt đầu, bôi vôi đĩ

Huệ”.

-“Chú ngu lắm! Các cụ cũng ngu như chú…”.

Qua cách nói tục tằn, có thể thấy niềm thƣơng xót của Tổng Cóc dành cho đĩ Huệ đã vƣợt qua mức bình thƣờng. Trong xã hội phong kiến, những

29

con ngƣời nhƣ đĩ Huệ đáng ra phải cạo đầu bôi vôi theo đúng luật lệ làng nhƣng Tổng Cóc không ủng hộ việc làm đó. Tổng Cóc bảo những ngƣời kia làm việc “ngu”thậm chí còn “ngu như chó”. Từ ngữ thông tục giúp nhà văn thể hiện đƣợc thái độ của mình đối với hiện thực xã hội.

Trong truyện ngắn “Những người thợ xẻ”, sự dồn nén của công việc, của cuộc sống đã làm thay đổi hoàn toàn bản chất, tính cách của con ngƣời. Ban đầu, có thể nhân vật là ngƣời lƣơng thiện, họ có tình yêu vào cuộc sống

Một phần của tài liệu Lớp từ, ngữ thông tục trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (Trang 25 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)