Một số tìm hiểu về trường mầm non Tân Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà

Một phần của tài liệu Đánh giá khẩu phần ăn của trẻ ở trường mầm non Tân Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 26 - 28)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3.1. Một số tìm hiểu về trường mầm non Tân Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà

Nam [16 ],[17]

Tân Sơn là một xã miền núi thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam có diện tích 1037,63 ha. Địa hình xã Tân Sơn khá phức tạp, không bằng phẳng, được chia làm 2 khu vực: phía Tây phần lớn là núi đá vôi, đá phong hóa; phía Đông bằng phẳng hơn và có sông Đáy chảy qua.

Về tổ chức hành chính và dân số, xã Tân Sơn được chia thành 11 xóm với 6 thôn là Thụy Sơn, Hồi Trại,Thụy Trại, Tân Lang, Vĩnh Sơn, Đồng Bưng. Mật độ dân số đông có 9584 người với 2889 hộ gia đình, trong đó có 732 trẻ trong độ tuổi mầm non. Người dân chủ yếu làm nghề nông nghiệp (chiếm 70% ), do vậy thu nhập của người dân còn nhiều khó khăn.

Trường mầm non Tân Sơn được thành lập từ năm 1996. Hiện nay toàn trường có 18 lớp với tổng số 511 trẻ trong độ tuổi từ 18 tháng tuổi đến < 72 tháng tuổi . Trẻ học 2 buổi / ngày. 100% trẻ ăn bán trú tại trường, đây là kết quả sự nỗ lực của nhà trường và giáo viên trong việc vận động phụ huynh cho trẻ ăn bán trú. Cụ thể phân bố về trẻ ở mỗi khối lớp như sau:

+ Khối nhà trẻ: 85 trẻ /4 lớp

+ Khối mẫu giáo 3 tuổi: 119 trẻ /4 lớp + Khối mẫu giáo 4 tuổi: 123 trẻ /4 lớp + Khối mẫu giáo 5 tuổi: 184 trẻ /6 lớp

Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 52 người. Trong đó cán bộ quản lý: 03; giáo viên: 36; kế toán: 01; nhân viên nuôi dưỡng: 12. Nhà trường chưa có nhân viên y tế.

19

Cán bộ, giáo viên đều có bằng cấp đạt và vượt chuẩn theo quy định của ngành. Đối với nhân viên nuôi dưỡng: 100% đã qua tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, tuy vậy chỉ có 3/12 nhân viên có chứng chỉ nghiệp vụ cấp dưỡng. Nhân viên nuôi dưỡng số ít là giáo viên lớn tuổi chuyển sang phần lớn là hợp đồng với nhà trường.

Cơ sở vật chất: Do điều kiện kinh phí không cho phép và địa hình đồi núi phức tạp trường mầm non Tân Sơn chưa được xây dựng tập trung. Trường hiện có 1 điểm trường trung tâm và 3 điểm trường nhỏ lẻ nằm rải rác ở các khu dân cư. Điểm trường trung tâm đã có các khu riêng biệt: khu nhà học, nhà hành chính, nhà kho, nhà bếp. Các điểm trường còn lại chưa có nhà kho riêng phải sử dụng chung với khu hành chính. Chưa điểm trường nào có các phòng chức năng. Các trang thiết bị phục vụ cho học tập, vui chơi, ăn ngủ của trẻ tương đối đầy đủ, tuy nhiên các thiết bị hiện đại như máy chiếu, điều hòa….chưa trang bị đủ cho tất cả các lớp.

Mỗi điểm trường đều có bếp ăn bán trú được thiết kế theo nguyên tắc một chiều. Bếp ăn có đủ các trang thiết bị và dụng cụ sơ chế, chế biến thức ăn, có tủ lưu mẫu thức ăn. Chế độ ăn ở trường của trẻ mẫu giáo:1 bữa chính và 1 bữa phụ; nhà trẻ: 2 bữa chính 1 bữa phụ với mức ăn 11.500 đồng/ trẻ/ ngày. Thực đơn và khẩu phần ăn của trẻ do kế toán xây dựng và thực hiện giống nhau ở các điểm trường.

Trường mầm non Tân Sơn gồm các điểm trường nằm rải rác do vậy việc quản lí điều hành công việc của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn. Tân Sơn là xã miến núi, thu nhập của người dân chưa cao nên phần nào ảnh hưởng đến công tác xã hội hóa giáo dục.

20

Chúng tôi đã điều tra và có được thông tin về tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ ở trường mầm non Tân Sơn năm học 2015-2016 như sau:

- Trẻ độ tuổi nhà trẻ:

+ Số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 3/85 (3,53%) + Số trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi 7/85 (8,24%) - Trẻ độ tuổi mẫu giáo

+ Số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 23/426 (5,4%) + Số trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi: 32/426 (7,5%)

Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi tại trường mầm non Tân Sơn thấp hơn tỷ lệ chung trên toàn quốc.

Một phần của tài liệu Đánh giá khẩu phần ăn của trẻ ở trường mầm non Tân Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)