Giảm theo cấp số nhân D giảm theo cấp số cộng.

Một phần của tài liệu Đề thi THPT QG Vật Lý De 51 60 (Trang 39 - 40)

Câu 34.Một vật thực hiện dao động điều hoà với biên độ A tại thời điểm t1 = 1,2 s vật đang ở vị trí x = A/2 theo chiều âm, tại thời điểm t2 = 9,2 s vật đang ở biên âm và đã đi qua vị trí cân bằng 3 lần tính từ thời điểm t1. Hỏi tại thời điểm ban đầu thì vật đang ởđâu và đi theo chiều nào.

A. 0,98 chuyển động theo chiều âm. B. 0,98A chuyển động theo chiều dương. C. 0,588A chuyển động theo chiều âm. D. 0,55A chuyển động theo chiều âm.

Câu 35.Khi elêctrôn ở quỹđạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi En = -13,6/n2 (eV), với n ∈ N*. Kích thích một đám hơi hidro loãng và đang ở trạng thái cơ bản bằng chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng 101 nm. Sau đó người ta chỉ quan sát được một vạch nhìn thấy có bước sóng 586 nm. Tìm hiệu số

nhỏ nhất giữa các bước sóng mà đám hơi hidro này phát ra?

A. 94 nm. B. 391 nm. C. 485 nm. D. 81 nm.

Câu 36.Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ A. Tìm độ lớn li độ x mà tại đó công suất của lực đàn hồi đạt cực đại.

A. A. B. 0. C. A 2. D. 0,5A 2.

Câu 37.Một con lắc đơn, trong khoảng thời gian ∆t = 10 phút nó thực hiện 299 dao động. Khi giảm độ dài của nó bớt 40 cm, trong cùng khoảng thời gian ∆t như trên, con lắc thực hiện 386 dao động. Gia tốc rơi tự do tại nơi thí nghiệm là

A. 9,80 m/s2. B. 9,81 m/s2. C. 9,82 m/s2. D. 9,83 m/s2.

Câu 38.Treo một vật trọng lượng 10 N vào một đầu sợi dây nhẹ, không co dãn rồi kéo vật khỏi phương thẳng

đứng một góc αmax và thả nhẹ cho vật dao động. Biết dây treo chỉ chịu được lực kéo tối đa 20 N. Để dây không bịđứt thì αmax không thể vượt quá

NGHIÊM CẤM PHÁT TÁN TÀI LIỆU NÀY DƯỚI MỌI HÌNH THỨC

Câu 39.Một con lắc đơn lí tưởng đang dao động điều hòa, khi đi qua vị trí cân bằng thì điểm I của sợi dây

được giữ lại và sau đó nó tiếp tục dao động điều hòa với chiều dài sợi dây chỉ bằng một phần tư lúc đầu thì A. biên độ góc dao động sau đó gấp đôi biên độ góc ban đầu.

B. biên độ góc dao động sau đó gấp bốn biên độ góc ban đầu. C. biên độ dài dao động sau đó gấp đôi biên độ dài ban đầu. D. cơ năng dao động sau đó chỉ bằng một nửa cơ năng ban đầu.

Câu 40.Hai chất điểm dao động điều hoà dọc theo hai đường thẳng cùng song song với trục Ox, cạnh nhau, cùng tần số và biên độ của chất điểm thứ nhất là 4 cm còn của chất điểm thứ hai là 14,928 cm. Vị trí cân bằng của chúng xem như trùng nhau ở gốc tọa độ. Khi hai chất điểm gặp nhau ở tọa độ 3,864 cm, chúng chuyển

động cùng chiều nhau. Hiệu pha của hai dao động này có thể là giá trị nào sau đây:

A. 2π/3. B. π/3. C. π. D. π/2.

Câu 41.Hai con lắc đơn 1 và 2 dao động trong hai mặt phẳng song song. Người ta chiếu sáng để quan sát các dao động bằng những chớp sáng ngắn cách nhau đúng 1 s. Con lắc 2 có chu kì dao động nhỏ hơn chu kì dao

động của con lắc 1. Lúc có chớp sáng đầu tiên, hai con lắc cùng đi ngang qua vị trí cân bằng và cùng chiều. Lúc có chớp sáng thứ 2 cả hai con lắc đều chưa thực hiện xong dao động thứ nhất. Lúc chớp sáng thứ 52 con lắc 1

đi qua vị trí cân bằng và đúng chiều như lúc có chớp sáng đầu tiên. Lúc đó con lắc 2 không trùng với con lắc 1. Phải đến chớp sáng thứ 2013 thì cả hai con lắc mới dao động y hệt như chớp sáng lần đầu tiên. Tính chu kì dao

động con lắc 2.

A. 0,99125 s. B. 1,0195 s. C. 0,98029 s. D. 0,98125 s.

Câu 42.Một nguồn âm đẳng hướng phát ra từ O. Gọi M và N là hai điểm nằm trên cùng một phương truyền và

ở cùng một phía so với O. Mức cường độ âm tại M là 40 dB, tại N là 20 dB. Tính mức cường độ âm tại trung

điểm N khi đặt nguồn âm tại M. Coi môi trường không hấp thụ âm.

A. 20,6 dB. B. 21,9 dB. C. 20,9 dB. D. 22,9 dB.

Câu 43.Một con lắc lò xo chỉ có thể dao động theo phương nằm ngang trùng với trục của lò xo, gồm vật nhỏ

khối lượng 40 (g) và lò xo có độ cứng 20 (N/m). Hệ số ma sát trượt giữa mặt phẳng ngang và vật nhỏ là 0,1. Ban đầu giữ cho vật ở vị trí lò xo bị nén một đoạn 10 cm rồi buông nhẹ thì con lắc dao động tắt dần. Lấy gia tốc trọng trường g = 10 (m/s2). Tính quãng đường đi được từ lúc thả vật đến lúc vecto gia tốc của vật đổi chiều lần thứ 2.

A. 29,4 cm. B. 29 cm. C. 29,2 cm. D. 47,4 cm.

Câu 44.Dùng prôtôn bắn vào hạt nhân 9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4Be đứng yên để gây phản ứng: 9 6

4 3

p+ BeX + Li. Biết động năng của các hạt p, X, 6

3Li lần lượt là 5,45 MeV, 4,0 MeV và 3,575 MeV. Coi khối lượng các hạt tính theo u gần bằng số khối của nó. Góc hợp bởi hướng chuyển động của các hạt p và X gần đúng bằng:

A. 600. B. 900. C. 1200. D. 450.

Câu 45.Bắn hạt α vào hạt nhân 7N14 đứng yên ta có phản ứng: 7N14 + α→ 8O17 + p. Các hạt sinh ra có cùng véctơ vận tốc. Cho khối lượng hạt nhân (đo bằng đơn vị u) xấp xỉ bằng số khối của nó. Tỉ sốđộng năng của hạt p và động năng hạt α là

A. 2/9. B. 3/4. C. 17/81. D. 1/81.

Câu 46.Hai bản cực A, B của một tụ điện phẳng rất rộng làm bằng kim loại đặt song song và đối diện nhau. Khoảng cách giữa hai bản là 4 cm. Chiếu vào tâm O của bản A một bức xạ đơn sắc thì tốc độ ban đầu cực đại của các electron quang điện là 0,76.106 (m/s). Khối lượng và điện tích của electron là 9,1.10-31 kg và -1,6.10-19 C. Đặt giữa hai bản A và B một hiệu điện thế UAB = 4,55 (V). Các electron quang điện có thể tới cách bản B một đoạn gần nhất là bao nhiêu?

A. 6,4 cm. B. 2,5 cm. C. 1,4 cm. D. 2,6 cm.

Câu 47.Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young, Khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,5 m. Trên màn, người ta đo khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân sáng bậc 7 cùng phía so với vân trung tâm là 4,5 mm. Bước sóng dùng trong thí nghiệm là

A. λ = 0,4 µm. B. λ = 0,5 µm. C. λ = 0,6 µm. D. λ = 0,45 µm.

Câu 48.Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc khoảng vân giao thoa lần lượt là 0,21 mm và 0,15 mm. Lập công thức xác định vị trí trùng nhau của các vân tối của hai bức xạ trên màn (n là số nguyên).

A. x = 1,2.n + 3,375 (mm). B. x = 1,05.n + 4,375 (mm). C. x = 1,05n + 0,525 (mm). D. x = 3,2.n (mm).

Câu 49.Cho mạch điện RLC, điện áp hai đầu mạch điện là u = 200 cos(100πt) (V), với L thay đổi được. Khi mạch có L = L1 = 3 /π (H) và L = L2 = /π (H) thì mạch có cùng cường độ hiệu dụng nhưng giá trị tức thời lệch pha nhau góc 2π/3. Điện trở thuần của toàn mạch là

A. 50 Ω. B. 100 Ω. C. 100 Ω. D. 25 Ω.

Câu 50.Một học sinh tiến hành thí nghiệm đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa khe I-âng. Học sinh đó đo được khoảng cách hai khe a = 1,20 ± 0,03 (mm); khoảng cách từ hai khe đến màn D = 1,60 ± 0,05 (m) và độ rộng của 10 khoảng vân L = 8,00 ± 0,16 (mm). Sai số tương đối của phép đo là:

A. δ = 1,60%. B. δ = 7,63%. C. δ = 0,96%. D. δ = 5,83%. ---Hết---

Một phần của tài liệu Đề thi THPT QG Vật Lý De 51 60 (Trang 39 - 40)