Thực hành kĩ năng:

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 11 (Trang 25 - 30)

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Ổn định:

2.Giới thiệu bài thực hành 3.Thực hành:

a. Học tập, vệ sinh đúng giờ:

?: Theo các em, cần sắp xếp thời gian như thế nào để học tập, vui chơi, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý ?

?: Vì sao cần phải lập thời gian biểu cho từng người ?

b. Biết nhận lỗi và sửa lỗi:

?: Em hãy kể lại một trường hợp đã nhận và sửa lỗi hoặc người khác đã nhận và sửa lỗi với em

c. Gọn gàng, ngăn nắp:

?: Vì sao ta cần phải sống gọn gàng, ngăn nắp ở nhà cũng như ở trường ?

?: Hãy nêu những việc làm cụ thể của bản thân về cách sống gọn gàng, ngăn nắp ở trường cũng như ở nhà ?

d. Chăm làm việc nhà:

?: Vì sao ta phải chăm làm việc nhà ? ?: Nêu những việc đã làm được ở nhà e. Chăm chỉ học tập:

?: Vì sao chúng ta cần phải chăm chỉ học tập ?

?: Học tập như thế nào mới gọi là chăm chỉ ? 4. GV nhận xét và dặn dò:

- Về nhà xem lại bài; Chuẩn bị bài: Quan tâm giúp đỡ bạn.

- Hát

HS thảo luận và trả lời

HS thảo luận và trả lời

HS thảo luận và trả lời

HS thảo luận và trả lời

HS thảo luận và trả lời

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.

Đàm Ngân Tiểu học Hoàng Hoa Thám

Tự nhiên và xã hội

Tiết 11:Gia đình

I. Mục tiêu:

- Kể được một số đồ dùng của gia đình mình

- Biết được các thành viên trong gia đình cần cùng nhau chia sẻ công việc nhà. - Yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.

II. Chuẩn bị

- GV: Hình vẽ trong SGK trang 24, 25 (phóng to). Một tờ giấy A3, bút dạ. Phần thưởng.

- HS: SGK: Xem trước bài.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Khởi động

2. Bài cũ: Ôn tập: Con người và sức khoẻ. 3. Bài mới

- Trong lớp mình có bạn nào biết những bài hát về gia đình không?

- Các em có thể hát những bài hát đó được không?

- Những bài hát mà các em vừa trình bày có ý nghĩa gì? Nói về những ai?

- GV dẫn dắt vào bài mới. Giới thiệu:

- Tựa bài: Gia đình

* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm

+ Bước 1:

- Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận theo yêu cầu: Hãy kể tên những việc làm thường ngày của từng người trong gia đình bạn.

+ Bước 2:

- Nghe các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận

- GV nhận xét.

* Hoạt động 2: Làm việc với SGK theo

nhóm.

+ Bước 1: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để chỉ và nói việc làm của từng người trong gia đình Mai.

+ Bước 2: Nghe 1, 2 nhóm HS trình bày

- Hát

- 1, 2 HS hát. (Bài: Cả nhà thương nhau, nhạc và lời: Phạm Văn Minh Ba ngọn nến, nhạc và lời Ngọc Lễ…)

- Nói về bố, mẹ, con cái và ca ngợi tình cảm gia đình

- HS nhắc lại tựa bài

- Các nhóm HS thảo luận:

Hình thức thảo luận: Mỗi nhóm được phát một tờ giấy A3, chia sẵn các cột; các thành viên trong nhóm lần lượt thay nhau ghi vào giấy.

Việc làm hằng ngày của:

- Đại diện các nhóm HS lên trình bày kết quả thảo luận.

- Các nhóm HS thảo luận miệng (Ông tưới cây, mẹ đón Mai; mẹ nấu cơm, Mai nhặt rau, bố sửa quạt)

-1, 2 nhóm HS vừa trình bày kết quả thảo luận, vừa kết hợp chỉ tranh (phóng to) ở trên bảng.

kết quả

+ Bước 3: Chốt kiến thức: Như vậy mỗi người trong gia đình đều có việc làm phù hợp với mình. Đó cũng chính là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình.

- Hỏi: Nếu mỗi người trong gia đình không làm việc, không làm tròn trách nhiệm của mình thì việc gì hay điều gì sẽ xảy ra?

- GV kết luận: Trong gia đình, mỗi thành viên đều có những việc làm – bổn phận của riêng mình. Trách nhiệm của mỗi thành viên là góp phần xây dựng gia đình vui vẻ, thuận hoà.

* Hoạt động 3: Thi đua giữa các nhóm

+ Bước 1: Yêu cầu các nhóm HS thảo luận để nói về những hoạt động của từng người trong gia đình Mai trong lúc nghỉ ngơi.

+ Bước 2: Yêu cầu đại diện các nhóm vừa chỉ tranh, vừa trình bày.

+ Bước 3: GV khen nhóm thắng cuộc - Hỏi: Vậy trong gia đình em, những

lúc nghỉ ngơi, các thành viên thường làm gì?

- Hỏi: Vào những ngày nghỉ, dịp lễ Tết … em thường được bố mẹ cho đi đâu? - GV chốt kiến thức (Bằng bảng phụ):

+ Mỗi người đều có một gia đình + Mỗi thành viên trong gia đình đều có những công việc gia đình phù hợp và mọi người đều có trách nhiệm tham gia, góp phần xây dựng gia đình vui vẻ, hạnh phúc.

+ Sau những ngày làm việc vất vả, mỗi gia đình đều có kế hoạch nghỉ ngơi như: họp mặt vui vẻ, thăm hỏi người thân, đi chơi ở công viên, siêu thị, vui chơi dã ngoại. * Hoạt động 4: Thi giới thiệu về gia đình em

- GV phổ biến cuộc thi Giới thiệu về gia đình em

- GV khen tất cả các cá nhân HS tham gia cuộc thi.

- Hỏi: Là một HS lớp 2, vừa là một người con trong gia đình, trách nhiệm

- Thì lúc đó sẽ không được gọi là gia đình nữa.

- Hoặc: Lúc đó mọi người trong gia đình không vui vẻ với nhau …

- HS nghe

- Các nhóm HS thảo luận miệng

- Đại diện các nhóm lên trình bày. Nhóm nào vừa nói đúng, vừa trôi chảy thì là nhóm thắng cuộc.

- Một vài cá nhân HS trình bày

- Được đi chơi ở công viên, ở siêu thị, ở chợ hoa …

- HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ đã ghi trên bảng phụ

- 5 cá nhân HS xung phong đứng trước lớp, giới thiệu trước lớp về gia đình mình và tình cảm của mình với gia đình. - Phải học tập thật giỏi

- Phải biết nghe lời ông bà, cha mẹ - Phải tham gia công việc gia đình

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.

Đàm Ngân Tiểu học Hoàng Hoa Thám

của em để xây dựng gia đình là gì? 4. Củng cố – Dặn dò

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà xem lại bài; Chuẩn bị bài: Đồ dùng trong gia đình.

Thể dục

Tiết 21: Đi đều - Trò chơi bỏ khăn. I.Mục tiêu.

- Bước đầu thực hiện được đi thường theo nhịp (nhịp 1 bước chân trái, nhịp 2 bước chân phải).

- Biết cách điểm số 1 – 2, 1 – 2 theo đội hình vòng tròn. - Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi.

- Bước đầu làm quen với cách đi thường theo nhịp.

II.Chuẩn bị

- Địa điểm: sân trường - Phương tiện: Còi, khăn.

III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu.

Nội dung Thời lượng Cách tổ chức

A.Phần mở đầu:

-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học. -Xoay các khớp.

-Chạy nhẹ trên địa hình tự nhiên. -Đi thường vòng tròn hít thở sâu.

-Ôn bài thể dục phát triển chung do cán sự điều khiển.

-Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh. B.Phần cơ bản.

1)Đi đều.

-GV điều khiển cho lớp tập.

-Cán sự điều khiển, gv theo dõi sửa sai cho từng hs.

-Chia tổ tập luyện. 2)Trò chơi Bỏ khăn

-Nhắc lại cách chơi và luật chơi.

-Thực hiện chơi – Yêu cầu chơi chủ động C.Phần kết thúc.

-Cúi người thả lỏng. -Nhảy thả lỏng.

-Hệ thống bài – nhắc về ôn bài.

1-2’ 60m 80m 1’ 2lần 8 nhịp 4-5lần 5lần 2’ X x x x x x x xx X x x x x x x x Xx x xx x xx x x X x x x x x x xx X x x x x x x x x X x x x x x x xx X x x x x x x x x X x x x x x x x x x

Tập viết

Tiết 11:Chữ hoa I

I. Mục tiêu:

- Rèn kỹ năng viết chữ.

- Viết đúng chữ hoa I (một dòng cỡ vừa và cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng Ích (1 dòng cỡ nhỏ, 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ lớn), Ích nước lợi nhà (3 lần)

II. Chuẩn bị

- GV: Chữ mẫu I. - HS: Bảng, vở

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Khởi động 2. Bài cũ

- Kiểm tra vở viết. - Yêu cầu viết: -H

- Hãy nhắc lại câu ứng dụng. - Viết: Hai sương một nắng. - GV nhận xét, cho điểm. - Nhận xét chung

3. Bài mới

- Tựa bài: Chữ hoa I

* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa + Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. * Gắn mẫu chữ I

- Chữ I cao mấy li?

- Gồm mấy đường kẻ ngang? - Viết bởi mấy nét?

- GV chỉ vào chữ I và miêu tả: Gồm 2 nét: - GV viết bảng lớp. - GV hướng dẫn cách viết: - Nét 1: Giống nét 1 của chữ H - Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, đổi chiều bút, viết nét móc ngược trái, phần cuố uốn vào trong như nét 1 của chữ B, dừng bút trên đường kẻ 2

- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. + HS viết bảng con. - Hát - HS viết bảng con. - HS nêu câu ứng dụng. - 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.

- HS nhắc lại tựa bài

- HS quan sát - 5 li

- 6 đường kẻ ngang. - 2 nét

- Nét 1: kết hợp 2 néùt cơ bản - cong trái và lượn ngang.

- Nét 2: móc ngược trái, phần cuối lượn vào trong.

- HS quan sát

Đàm Ngân Tiểu học Hoàng Hoa Thám

- GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt. - GV nhận xét uốn nắn.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng

dụng.

* Treo bảng phụ

+ Giới thiệu câu: Ích nước lợi nhà. + Quan sát và nhận xét:

- Nêu độ cao các chữ cái.

- Cách đặt dấu thanh ở các chữ.

- Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?

- GV viết mẫu chữ: Ích lưu ý nối nét I và ch.

+ HS viết bảng con * Viết:: Ích

- GV nhận xét và uốn nắn. * Hoạt động 3: Viết vào vở

- GV nêu yêu cầu viết.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. - Chấm, chữa bài.

- GV nhận xét chung. 4. Củng cố – Dặn dò

- GV nhận xét tiết học.

- Nhắc HS hoàn thành bài viết; Chuẩn bị bài: Chữ hoa K.

- HS viết vào bảng con

- HS đọc câu

- I, h, l: 2,5 li

- c, a, i, n, ư, ơ: 1 li - Dấu sắc (/) trên I, ơ - Dấu nặng (.) dưới ơ - Dấu huyền (`) trên a. - Khoảng chữ cái o

- HS viết bảng con

- HS viết vào Vở Tập viết

- Về nhà hoàn thành bài viết; chuẩn bị bài sau.

Thể dục

Tiết 22: Đi đều – Trò chơi bỏ khăn. I. Mục tiêu:

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 11 (Trang 25 - 30)