CHƯƠNG XII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Dự án xuất khẩu gỗ và nội địa (Trang 46 - 47)

II Công nhân trực tiếp 260 910,000 182,000 11,830,000 2,184,

CHƯƠNG XII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

XII.1. Kết luận

Hiện nay, thị trường đồ gỗ nước ta khá phát triển, cung ứng cho khoảng 120 nước trên thế giới tuy nhiên đồ gỗ Việt Nam hiện mới chiếm khoảng 1% tổng thị phần thế giới,

---Đơn vị tư vấn: DỰ ÁN VIỆT www.duanviet.com.vn Đơn vị tư vấn: DỰ ÁN VIỆT www.duanviet.com.vn

Thuyết minh Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Gỗ Xuất Khẩu Và Nội Địa ---

trong khi nhu cầu sử dụng loại hàng này luôn tăng nhanh nên tiềm năng thị trường đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam là rất lớn. Nắm bắt được điều này nên chúng tôi quyết định đầu tư dự án “Nhà máy Sản Xuất Gỗ Xuất Khẩu và Nội Địa” nhằm cung cấp và mở rộng thị phần đồ gỗ và góp phần củng cố thương hiệu đồ gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới cũng như trong nước.

Hơn nữa, việc đầu tư dự án này còn góp phần phát triển kinh tế xã hội huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk nói riêng cũng như cả khu vực Tây Nguyên nói chung. Bên cạnh lợi ích của chủ đầu tư và sự phát triển kinh tế của Đắk Lắk cũng như cả nước, thì dự án còn có nhiều đóng góp về giải quyết việc làm, nâng cao mức sống cũng như thu nhập cho người lao động tại địa phương.

XII.2. Kiến nghị

Để dự án được thực hiện có hiệu quả, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau:

Để duy trì mức tăng trưởng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu cần tăng cường cộng tác xúc tiến thương mại, thị trường ngoài nước, đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, giảm sự phù thuộc vào thị trường truyền thống và phát triển các thị trường mới.

Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại bằng cách tập trung, không dàn đều. Phát triển mạnh hội chợ trong nước, Nhà nước hỗ trợ triển lãm trong nước bằng cách quảng bá thông tin để thu hút khách hàng đến hội chợ. Thu hút khách nước ngoài đến Việt nam vừa xem hàng, vừa phát triển du lịch, giảm chi tăng thu ngoại tệ, góp phần cân bằng cán cân nhập siêu.

Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu là mạch máu của sản xuất. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách sử dụng gỗ tiết kiệm, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường và khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng nguyên liệu gỗ. Nhằm duy trì nguồn tài nguyên một cách bền vững, hạn chế nhập siêu.

Nhà nước cần có những cơ chế mạnh hơn và hữu hiệu hơn về quy hoạch và cơ cấu lại ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam. Đặc biệt cần hạn chế tối đa xuất khẩu các sản phẩm thô và làm gia công để nâng cao giá trị gia tăng cho đất nước.

Nhà nước cần sớm cụ thể hóa luật đất đai về lâm nghiệp để các Doanh nghiệp tiếp cận được với đất để trồng rừng đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phát triển sản xuất một cách bền vững.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

CHỦ ĐẦU TƯ

---Đơn vị tư vấn: DỰ ÁN VIỆT www.duanviet.com.vn Đơn vị tư vấn: DỰ ÁN VIỆT www.duanviet.com.vn

Một phần của tài liệu Dự án xuất khẩu gỗ và nội địa (Trang 46 - 47)