Van điều chỉnh; 2,3 Các van nối tiếp.

Một phần của tài liệu Đề cương tốt nghiệp nồi hơi tua bin máy tàu thuỷ (Trang 30 - 33)

1 2 3

Các phương pháp điều chỉnh phụ thuộc vào các loại tàu và mục đích sử dụng của tàu. Trong trường hợp các tàu khách, ngoài công suất khai thác để đạt được một công suất khai thác, có lúc cần công suất để ma nơ, để đạt được công suất này chúng ta có thể ứng dụng phương pháp điều chỉnh số lượng đồng thời với điều chỉnh chất lượng. Còn khi cần công suất cực đại thì điều chỉnh theo phương pháp nối tiếp.

Câu 9 : Tua bin tiếp tục quay theo quán tính từ lúc ngừng cấp hơi vào tua bin cho tới lúc rô to ngừng hẳn gọi là đà quay.

Đối với từng tua bin, thời gian đà quay đều khác nhau. Thậm chí đối với một tua bin sau từng thời gian khai thác thời gian này cũng thay đổi. Đối với người khai thác, mỗi lần dừng tua bin cần kiểm tra thời gian này và ghi kết quả nhật ký máy.

Đồ thị biểu diễn sự thay đổi số vòng quay rô to theo thời gian (kể từ lúc ngừng cấp hơi vào tua bin) gọi là đồ thị đà quay hay đường cong đà quay.

Đường cong đà quay cũng là một tiêu chuẩn để phán xét về tình trạng kỹ thuật của tua bin. Có thể thành lập đồ thị này bằng cách. Khi giảm từ từ số vòng quay tua bin, ta dùng đồng hồ bấm giây ghi lại số vòng quay giảm dần của rô to theo từng phút (hoặc 1/2 phút). Dùng các số liệu đó để lập nên đồ thị đà quay trên hệ trục toạ độ (vòng quay rô to - thời gian) kể từ lúc ngừng cấp hơi vào tua bin.

Để có thể so sánh các đồ thị đà quay lấy được trong các lần khác nhau thì độ giảm chân không theo thời gian của các lần lấy đồ thị phải như nhau.

Có thể lấy đồ thị đà quay của tua bin mới lắp đặt sau khi nó công tác được 200 ÷ 300 giờ đầu làm đồ thị đà quay tiêu chuẩn. Thời kỳ này trạng thái tua bin rất tốt. So sánh đường cong đà quay ở các thời kỳ khác với đường cong tiêu chuẩn ta có thể phán xét, đánh giá được những thiếu sót của tua bin.

Rõ ràng từ việc nghiên cứu về quá trình công tác của tua bin ta thấy rằng sau khi ngừng cấp hơi vào tua bin rô to sẽ quay chậm lại do tổn thát, chủ yếu là quạt gió và ma sát ổ đỡ. Tổn thất do quạt gió trên các cánh động rất lớn khi vòng quay rô to cao, tổn thất ma sát lớn khi vòng quay rô to thấp. Xem đồ thị sau đây ta thấy khởi đầu, đường cong 1 dốc hơn đường cong 2 chứng tỏ tua bin này bị tổn thất cho quạt gió khá lớn, tức là có thể do thiếu sót của cánh động, cũng đồ thị này đoạn cuối của đường cong 2 dốc hơn chứng tỏ có thiếu sót ở ổ chặn, ổ đỡ làm cho ma sát tăng lên.

Khi dừng tua bin trong điều kiện sự cố, cần phải dừng nhanh ta có thể giảm thời gian đà quay bằng cách phá độ chân không trong bình ngưng (tăng áp suất bầu ngưng).

Nếu đường cong đà quay lấy được trong quá trình khai thác càng gần dạng với đường cong tiêu chuẩn thì chứng tỏ tua bin công tác ở trạng thái tốt.

Hình 5.4 là đồ thị minh họa về đường cong đà quay của hai tua bin. Các đường 1 và 2 đều có biểu hiện thiếu sót trong tua bin.

Khoảng 6 phút đầu ở đồ thị trên. Cả hai đường cong đều khá dốc do phụ tải hơi cắt hẳn và tổn thất do quạt gió lớn. Khoảng thời gian trung gian thường kéo dài do quán tính của các chi tiết chuyển đọng quay khá lớn. Giai đoạn cuối cùng càng thoải chứng tỏ trạng thải ổ đỡ, sự bôi trơn tốt, ma sát nhỏ.

Một phần của tài liệu Đề cương tốt nghiệp nồi hơi tua bin máy tàu thuỷ (Trang 30 - 33)