CƠ QUAN THẦN KINH I/ MỤC TIÊU:

Một phần của tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 trọn bộ (Trang 28 - 30)

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

4/ Củng cố, dặn dò:

CƠ QUAN THẦN KINH I/ MỤC TIÊU:

I/ MỤC TIÊU:

Sau bài học, HS biết:

- Kể tên và chỉ trên sơ đồ và cơ thể vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh - Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các hình trong sgk phóng to

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định T.C: Hát

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu cách vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?

- Nhận xét, đánh giá

3. Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

- Nêu mục đích yêu cầu tiết học - Ghi bài lên bảng

b) Tìm hiểu nội dung bài:

* Hoạt động 1: Quan sát

- GV cho HS thảo luân nhóm 4

- Giao nhịêm vụ: Đọc yêu cầu SGK, quan sát tranh SGK

+ Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trong sơ đồ?

+ Trong các cơ quan đó, cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ, cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống?

- Yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp

+ GV treo hình cơ quan thần kinh phóng to lên bảng, gọi đại diện các nhóm lên chỉ sơ đồ

KL: Vừa chỉ vào hình vẽ và giảng: Từ não và tuỷ sống có các dây thần kinh tỏa đi khắp nơi trong cơ thể. Từ

- 1 HS nêu: Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo,....

- Nghe giới thiệu

- Nhắc lại tên bài, ghi bài vào vở 1. Các bộ phận của cơ quan thần kinh

- HS thảo luận nhóm 4. Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát sơ đồ cơ quan thần kinh hình 1, 2 trang 26, 27 và TLCH GV nêu và giao:

+ Cơ quan thần kinh gồm có não, tuỷ sống và các dây thần kinh

+ Trong đó bộ não nằm trong hộp sọ, tuỷ sống nằm trong cột sống

- Sau khi chỉ trên sơ đồ, nhóm trưởng đề nghị các bạn chỉ vị trí bộ não, tuỷ sống trên cơ thể mình hoặc trên cơ thể bạn

- Các đại diện nhóm lên trình bày và chỉ trên sơ đồ

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Nghe giảng

các cơ quan bên trong( tuần hoàn, hô hấp, bài tiết,...) và các cơ quan bên ngoài( mắt, mũi, tai, lưỡi, da,...) của cơ thể lại có các dây thần kinh đi về tuỷ sống và não. Cơ quan thần kinh gồm bộ não( nằm trong hộp sọ), tuỷ sống( nằm trong cột sống) và các dây thần kinh

* Hoạt động 2: Thảo luận

- Tổ chức hướng dẫn cho HS chơi trò chơi: “ Hà Nội – Huế – Sài Gòn” để cho HS phản ứng nhanh, nhạy. Kết thúc trò chơi, hỏi:

+ Các con đã sử dụng các giác quan nào để chơi?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm6 - Nêu nhiệm vụ cho các nhóm:

+Não và tuỷ sống có vai trò gì?

+ Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan?

+ Điều gì xảy ra nếu não, tuỷ sống hoặc các dây thần kinh hay một trong các giác quan bị hỏng?

- Yêu cầu các nhóm trả lời

2. Vai trò của cơ quan thần kinh - HS chơi trò chơi: Bạn nào sai sẽ bị phạt: hát một bài trước lớp

-> Mắt, tai, tay, chân,...

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc mục cần biết trang 27 và liên hệ với những quan sát trong thực tế để trả lời nhiệm vụ, GV yêu cầu:

-> Não và tuỷ sống là TƯTK điều khiển mọi hoạt động của cơ thể

-> Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tuỷ sống. Một số dây thần kinh khác lại dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tuỷ sống đến các cơ quan

- Cơ thể sẽ ngừng hoạt động gây đau yếu

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung

4. Củng cố

- Nêu các bộ phận của cơ quan thần kinh?

-> HS dựa vào bài học để nêu: cá nhân, đồng thanh - Vai trò của cơ quan thần kinh

5.Dặn dò:Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: “ Hoạt động thần kinh”. ---0o0---

Tự nhiên - xã hội Tiết 13:

Một phần của tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 trọn bộ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)