Nâng cao năng chất lương hoạt động và phát huy vai trò tích cực của hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện công tác

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp giảm nghèo ở xã ia bang, huyện chư prông, tỉnh gia lai giai đoạn 2011 2015 (Trang 33 - 38)

- Một số chính sách hỗ trợ hộ nghèo:

h) Nâng cao năng chất lương hoạt động và phát huy vai trò tích cực của hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện công tác

của hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện công tác giảm nghèo:

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, sự điều hành của chính quyền, vai trò trách nhiệm của Mặt trận và các đoàn thể trong hoạt động giám sát, đánh giá, bảo đảm cho chương trình giảm nghèo thực hiện có kết quả, đúng mục tiêu, đúng đối tượng. Tăng cường tổ chức tuyên truyền, dòng họ, làng xóm

trên tinh thần tự nguyện chia sẻ trợ giúp hộ nghèo và khuyến khích tinh thần tự lực của hộ nghèo vươn lên, khắc phục tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của cộng đồng và Nhà nước.

Thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã và phân công nhiệm vụ cho các thành viên BCĐ xuống phụ trách thôn/làng để đảm bảo thực hiện tốt việc chỉ đạo, điều hành thực hiện chương trình giảm nghèo có hiệu quả.

Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công tác giảm nghèo cấp xã gồm: lãnh đạo Đảng uỷ, lãnh đạo UBND xã, Mặt trận, Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, già làng, trưởng thôn,…

PHẦN III

NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN I. NHẬN XÉT: I. NHẬN XÉT:

Những năm qua nhìn chung công tác giảm nghèo của xã Ia Bang được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở, sự nỗ lực của nhân dân các dân tộc trên toàn xã trong việc phát huy nội lực, cùng với sự tranh thủ tối đa các nguồn đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia như: chương trình 135 giai đoạn II, Quyết định 167 về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, Quyết định 49 về hỗ trợ chi phí học tập và cấp bù học phí cho HSSV, Quyết định 268 của Chính phủ về hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo chưa có điện sinh hoạt, Quyết định 471 của Chính phủ về trợ cấp khó khăn cho hộ nghèo, chương trình xây dựng Nông thôn mới, chương trình cấp hỗ trợ các mặt hàng chính sách không thu tiền, dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt của Chính phủ sang trồng cây cao su đã giải quyết được vần đề việc làm cho người lao động nhất là người lao động nghèo trên địa bàn xã, … đã đem lại những kết quả đáng phấn khởi, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, điều kiện sống của nhân dân được nâng lên đáng kể, thu nhập của người người dân được nâng cao hơn. Qua đó tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã trong năm 2011 giảm nhanh, cụ thể đầu năm 2013 toàn xã có 98 hộ nghèo chiếm tỷ 11,85%, đến cuối năm 2014 sau khi tiến hành rà soát toàn xã còn 96 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 10,37%, so với đầu năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo cuối năm giảm 1,48%.

Tuy nhiên so với toàn huyện tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao vì còn nhiều nguyên nhân cơ bản như: sự chệnh lệch giàu nghèo giữa người đồng bào DTTS nhất là người DTTS tại chỗ với người Kinh còn cao, trình độ nhận thức của người dân chưa đồng đều, tình trạng di dân tự do từ các địa phương khác vào địa bàn xã vẫn còn diễn ra phổ biến làm ảnh hưởng đến quy hoạch, gây áp lực cho

cấp uỷ, chính quyền địa phương. Do vậy công tác giảm nghèo ở địa phương cần có cơ chế, chính sách lâu dài để từng bước giảm nghèo bền vững.

II. KẾT LUẬN:

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; đồng thời thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết.

Thực hiện tốt công tác giảm nghèo là nhân tố quyết định thành công, đảm bảo ổn định và phát triển của một địa phương. Muốn thực hiện tốt công tác giảm nghèo cần phải có sự chung tay của toàn bộ các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể và sự đồng lòng quyết tâm của người dân nhất là đối với bản thân người nghèo phải tự phấn đấu vươn lên để thoát nghèo.

Cần có những cơ chế, chính sách phù hợp cho những đồi tượng thụ hưởng, nhất là đối với đối tượng là người nghèo. Có sự đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội một cách đồng bộ phù hợp với sự phát triển kinh tế của địa phương; có cơ chế sử dụng các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và thu hút các nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức chính trị - xã hội cùng hỗ trợ cho công tác giảm nghèo của địa phương để góp phần cho mục tiêu giảm nghèo bền vững.

* Một số kiến nghị, đề xuất:

- Trong thời gian tới cấp uỷ, chính quyền xã cần phải có chiến lược trong công tác giảm nghèo mang tính tổng thể, nhưng lại phải thật chi tiết, lồng ghép các hoạt động của chiến lược giảm nghèo với các hoạt động triển khai kế hoạch 5 năm và hàng năm của địa phương vừa cho phép đẩy nhanh tốc độ thực hiện các mục tiêu của chiến lược, vừa cho phép tiết kiệm được chi phí và có thể đảm bảo được tính hiện thực của chương trình, mục tiêu đã đề ra trong chiến lược.

- Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ hơn nữa giữa các cấp, các ngành, các Hội, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị, doanh

nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo của xã. Cần thống nhất hơn nữa về quan điểm, mục tiêu, mô hình, phương thức hoạt động và cơ chế kiểm tra giám sát trong quá trình thực hiện.

- Cần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo từ xã đến thôn/làng. Thực hiện công tác giảm nghèo rất phức tạp và khó khăn vừa có tính cấp bách nhưng lại vừa có tính lâu dài, vừa mang tính toàn diện nhưng lại phải trọng tâm trọng điểm. Chính vì vậy những người làm công tác giảm nghèo của xã đòi hỏi phải có hiểu biết rộng, chuyên môn sâu, tinh thần trách nhiệm cao, không ngại khó ngại khổ, luôn gần dân, coi việc của dân như việc của chính mình, có như vậy công tác giảm nghèo mới nhanh chóng thành công và thật sự bền vững.

- Cần phải huy động nhiều hơn nữa, tận dụng tốt hơn nữa nguồn nội lực cũng như ngoại lực cho công tác giảm nghèo của xã. Cần kêu gọi sự tham gia đóng góp bằng của cải vật chất và tinh thần của mọi người dân, mọi thành phần kinh tế. và sử dụng có hiệu quả những nguồn tài trợ, giúp đỡ đó. Cần phát huy tốt vai trò của phụ nữ và đặc biệt là các già làng, trưởng thôn và người có uy tín trong thôn, làng cho công tác giảm nghèo của xã.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tháng, quý, 6 tháng, năm của Uỷ ban nhân dân xã. 2. Báo cáo tổng kết công tác giảm nghèo của BCĐ giảm nghèo xã.

3. Báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã năm 2013, 2014, 2015.

4. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, các Bộ, các Sở, các Ngành liên quan đến thực hiện các chính sách giảm nghèo.

5. Kế hoạch giảm nghèo của Uỷ ban nhân dân huyện, BCĐ giảm nghèo huyện Chư Prông năm 2013, 2014, 2015.

6. Kế hoạch giảm nghèo của Uỷ ban nhân dân xã, BCĐ giảm nghèo xã năm 2013, 2014, 2015.

7. Lịch sử Đảng bộ huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

8. Nghị quyết của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân xã năm 2013, 2014,2015. 9. Nghị quyết của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện Chư Prông năm 2013, 2014, 2015.

10. Nghị quyết số 80/NQ-CP “Về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020”.

11. Tài liệu cuộc thi “Cán bộ làm công tác giảm nghèo giỏi cấp tỉnh năm 2011” do Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai biên soạn.

12. Tài liệu tập huấn công tác giảm nghèo dành cho cán bộ xã, phường, thị trấn của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai biên soạn, chỉnh lý.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp giảm nghèo ở xã ia bang, huyện chư prông, tỉnh gia lai giai đoạn 2011 2015 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w