Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc các bệnh thường gặp ở chó đến khám bệnh tại bệnh xá thú y cộng đồng trường đại học nông lâm thái nguyên và biện pháp điều trị (Trang 27)

* Tình hình mắc một số bệnh thƣờng gặp ở chó nuôi đến khám tại bệnh xá Thú y – trƣờng ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

- Xác định tỷ lệ nhiễm một số bệnh thường gặp ở chó nuôi - Xác định tỷ lệ nhiễm một số bệnh thường gặp theo giống chó - Xác định tỷ lệ nhiễm một số bệnh thường gặp ở chó theo tuổi - Xác định tỷ lệ nhiễm một số bệnh thường gặp ở chó theo mùa vụ - Xác định tỷ lệ nhiễm một số bệnh thường gặp ở chó theo tính biệt

* Triệu chứng lâm sàng điển hình của một số bệnh thƣờng gặp ở chó đến khám tại bệnh xá Thú y cộng đồng – trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

gặp ở chó đến khám tại bệnh xá Thú y cộng đồng

- Triệu chứng lâm sàng điển hình của một số bệnh ngoại khoa thường gặp ở chó đến khám tại bệnh xá Thú y cộng đồng

- Triệu chứng lâm sàng điển hình của một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở chó đến khám tại bệnh xá Thú y cộng đồng

- Triệu chứng lâm sàng điển hình của một số bệnh sản khoa thường gặp ở chó đến khám tại bệnh xá Thú y cộng đồng.

- Triệu chứng lâm sàng điển hình của một số bệnh ký sinh trùng thường gặp ở chó đến khám tại bệnh xá Thú y cộng đồng

* Biện pháp phòng và trị một số bệnh thƣờng gặp ở chó đến khám tại bệnh xá Thú y – trƣờng ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

- Ứng dụng một số phác đồ điều trị hiệu quả một số bệnh thường gặp ở chó.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1.Phương pháp khám lâm sàng bệnh của chó

Việc kiểm tra có hệ thống trạng thái sinh lý lâm sàng và chẩn đoán sớm những rối loạn về sức khỏe của chó, mèo có một ý nghĩa quan trọng. Bệnh càng được xác định sớm bao nhiêu thì việc phòng-trị sẽ kịp thời và hiệu quả bấy nhiêu.

Thực hiện nghiên cứu lâm sàng toàn diện và đúng phương pháp sẽ cho cơ sở để lựa chọn phương pháp phòng-trị bệnh có hiệu quả nhất. Quá trình khám và phòng-trị bệnh bao gồm các bước liệt kê dưới đây.

- Xác định hình ảnh lâm sàng đầy đủ của bệnh súc, những nét đặc biệt về sự tiến triển và những biến chứng của nó.

- Xét nghiệm phi lâm sàng cần thiết.

- Đánh giá những kết quả thu được hay là tổng hợp triệu chứng của bệnh (semiotica).

- Làm rõ nguyên nhân cơ bản của bệnh (aetiologia).

- Miêu tả những thay đổi về giải phẫu bệnh lý (pathologia).

- Soạn thảo tiên lượng chức năng và sự sống của con bệnh (prognosis).

- Tiến hành điều trị (therpia).

- Luận chứng của những phương pháp phòng bệnh (prophylaxis).

2.3.2. Đăng ký bệnh súc

Việc đăng ký bệnh súc, ghi chép bệnh sử (lập bệnh án) chi tiết, đáng tin cậy, một cách có phương pháp rất cần thiết đối với sự nuôi dưỡng, huấn luyện đúng đắn, sử dụng động vật hợp lý, cũng như việc khám-chữa bệnh. Bệnh án bao gồm 4 phần được giới thiệu dưới đây.

2.3.3. Những hiểu biết chung về con bệnh với những dẫn liệu đăng ký

- Tên chủ vật nuôi, địa ch , hình thức liên lạc khi cần,...

- Tên gọi hay số hiệu của chó, mèo; việc này giúp cho sự ghi nhớ, gọi tên, làm quen,... với con bệnh.

- Giống vật nuôi, màu sắc của lông và đốm nếu có, tuổi, tính biệt,... nhằm ghi nhớ đặc điểm của bệnh súc, xác định hướng chẩn đoán,...

- Thể trọng của con bệnh: giúp việc xác định liều lượng thuốc.

2.3.4. Tiền sử bệnh (anamnesis)

Tiền sử bệnh ghi chép về cuộc sống của động vật trước khi mắc bệnh (hiện tại). Những vấn đề cần phải làm rõ: Động vật được nuôi dưỡng trong điều kiện đã cho có lâu không. Thức ăn được cung cấp có nguồn gốc từ đâu và từ khi nào. Chế độ ăn uống hàng ngày ra sao. Khẩu phần và chất lượng của thức ăn. Chế độ huấn luyện. Sự phối giống và mang thai đối với chó, mèo cái. Quá trình đẻ và sau khi đẻ. Ai và tiến hành như thế nào các biện pháp đã chẩn đoán và điều trị trước đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiền sử bệnh cần đưa ra các câu trả lời của các vấn đề sau: - Trước đây con vật có ốm đau không, bệnh gì?

- Người ta đã tiến hành điều trị cho con bệnh từ khi nào, bằng thuốc gì, phương pháp điều trị, tiến triển của bệnh và kết quả ra sao?

Những dẫn liệu về tiền sử của bệnh súc thu được đầy đủ và đúng đắn làm giảm nhẹ công việc chẩn đoán và trong hàng loạt các trường hợp có ý nghĩa quyết định khi chẩn đoán. Cùng với sự đánh giá các dẫn liệu tiền sử bệnh cần có sự phản biện của đồng nghiệp.

2.3.5. Kết quả nghiên cứu trạng thái lâm sàng

- Kiểm tra thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở.

- Chú ý đến tính ngon miệng, sự khát nước, cách lấy thức ăn nước uống.

- Tư thế khi đi đại, tiểu tiện; tính chất, khối lượng của phân và nước tiểu.

- Tính hưng phấn (hung hăng, dễ bị kích động) hay ức chế (ủ rũ, mệt mỏi) và những nét đặc biệt khác của hành vi.

- Sự có mặt hay không: Ho, hắt hơi, thay đổi giọng (khản tiếng), sự tiết nước bọt, nước mắt.

- Kiểm tra lông, da, gương mũi, niêm mạc, hạch lympho. - Tình trạng vệ sinh, mùi,...

2.3.6. Kết luận (Sơ chẩn)

Sơ bộ kết luận hay kết quả hội chẩn.

2.3.7. Kiểm tra thân nhiệt

Theo Hồ Văn Nam (2001) [8]: thân nhiệt là tấm gương phản ánh tình trạng sức khỏe của chó, mèo nói riêng, vật nuôi nói chung. Đối với chó thân nhiệt bình thường dao động trong giới hạn 37,5 – 39,00C, ở mèo là 38,0 – 39,50C.

Xác định thân nhiệt của chó, mèo được tiến hành ở trực tràng với thời gian không ít hơn 10 phút; đối với những động vật cái có thể kiểm tra ở âm đạo.

Chú ý, nếu sử dụng nhiệt kế thủy ngân, cần vảy nhiệt kế sao cho cột thủy ngân tụt xuống thấp hơn vạch có màu đỏ trong thanh chia độ, trước khi đưa vào trực tràng hay âm đạo.

Khi đưa nhiệt kế vào cơ thể của động vật cần làm ướt hoặc bôi trơn đầu nhiệt kế (phần có bầu thủy ngân), thao tác nên nhẹ nhàng, vừa xoay nhẹ vừa đẩy nhiệt kế vào, tránh gây tổn thương niêm mạc trực tràng hay âm đạo. Đẩy nhiệt kế vào sao cho bầu thủy ngân được ngập sâu trong trực tràng, cách phía bên ngoài của hậu môn hay âm môn 2 – 3cm.

Kiểm tra thân nhiệt, thuận tiện hơn khi sử dụng nhiệt kế điện-tiếp xúc. Mỗi ngày tiến hành lấy nhiệt độ ít nhất hai lần vào buổi sáng và buổi chiều. Thông thường thân nhiệt buổi sáng thấp hơn buổi chiều.

2.3.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học (Nguyễn Văn Thiện, 2008 [12]), trên phần mềm Excel 2010.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1. Tình hình mắc một số bệnh thƣờng gặp ở chó nuôi đến khám tại bệnh xá Thú y – trƣờng ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

1.1. Tỷ lệ nhiễm một số bệnh thường gặp ở chó đến khám tại bệnh xá Thú y cộng đồng – trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên

Chúng tôi tiến hành ghi bệnh án thú y cho mỗi con vật khi điều trị. Thông qua việc hỏi chủ gia súc về trạng thái con vật kết hợp với khám lâm sàng, sơ bộ kết luận con vật nghi mắc bệnh gì. Sau đó tập hợp các bệnh án lại và phân loại theo nguyên nhân, triệu chứng và công tác chẩn đoán.

Kết quả được trình bày ở bảng 1.

Bảng 1. Tỷ lệ nhiễm một số bệnh thƣờng gặp ở chó đến khám tại bệnh xá Thú y cộng đồng Nhóm bệnh Tổng số chó đến khám Tổng số chó mắc bệnh Tỷ lệ (%) Bệnh truyền nhiễm 257 58 22,57 Bệnh nội khoa 87 33,85 Bệnh ngoại khoa 53 20,62 Bệnh Sản khoa 21 8,17 Bệnh ký sinh trùng 38 14,79 Tổng 257 100

Kết quả ở bảng 1 cho thấy: Tỷ lệ chó nuôi mang đến khám tại Bệnh xá Thú y cộng đồng mắc các bệnh nội khoa là nhiều nhất chiếm tỷ lệ 33,85 %; tiếp đến là mắc các bệnh truyền nhiễm (chiếm 22,57%); các bệnh ngoại khoa chiếm 20,62%, các bệnh ký sinh trùng chiếm 14,79%, các bệnh Sản khoa chiếm tỷ lệ ít nhất (8,17%).

Nguyễn Văn Thanh và cs. (2015) []: chó nuôi tại Việt Nam hầu hết là được nuôi thả rông nên thường hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp.

1.2. Tỷ lệ nhiễm một số bệnh thường gặp ở chó đến khám tại bệnh xá Thú y cộng đồng theo giống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay có nhiều giống chó ngoại được nuôi khá phổ biến ở nước ta, tuy nhiên số lượng của từng giống chưa nhiều. Vì vậy chúng tôi sắp xếp các giống chó ngoại vào cùng một nhóm. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Tỷ lệ nhiễm một số bệnh thƣờng gặp ở chó đến khám tại bệnh xá Thú y cộng đồng theo giống Nhóm giống Tổng số chó đến khám Tổng số chó mắc bệnh Tỷ lệ (%) Chó nội 257 105 40,86 Chó ngoại 152 59,14 Tổng 257 100

Kết quả tại bảng 2 cho thấy: tỷ lệ các giống chó nội mắc ít bệnh hơn so với các giống chó ngoại (40,86% so với 59,14%).

Theo chúng tôi tỷ lệ nhiễm bệnh cao ở nhóm chó ngoại là do những chó này phần lớn được mua từ nước ngoài về nên khả năng chống chọi cũng như thích nghi với thời tiết có nhiều biến đổi ở địa phương thì dễ mắc bệnh hơn so với các giống chó nội. Kết quả quả của chúng tôi cũng phù hợp với

1.3. Tỷ lệ nhiễm một số bệnh thường gặp ở chó đến khám tại bệnh xá Thú y cộng đồng theo lứa tuổi.

Chúng tôi tiến hành ghi bệnh án thú y cho mỗi con vật khi điều trị các thông tin về lứa tuổi cũng được ghi lại rõ ràng, cẩn thận.

Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 3.

Bảng 3. Tỷ lệ nhiễm một số bệnh thƣờng gặp ở chó đến khám tại bệnh xá Thú y cộng đồng theo lứa tuổi

Lứa tuổi chó Tổng số chó đến khám

Tổng số chó mắc

bệnh Tỷ lệ (%)

Dưới 2 năm tuổi

257

143 55,64

2 – 5 năm tuổi 52 20,24

6 - 10 năm tuổi 62 24,12

Tổng 257 100

Kết quả tại bảng 3 cho thấy: Chó dưới 2 năm tuổi nhiễm bệnh cao nhất với tỷ lệ là 55,64%, tiếp đến là chó từ 6 – 10 năm tuổi (chiếm 24,12%), cuối cùng là chó từ 2 -5 năm tuổi chiếm tỷ lệ 20,24 %.

Theo quan điểm của chúng tôi: chó dưới 2 năm tuổi thường nhiễm các bệnh nhiều hơn ở các lứa tuổi khác là do ở lứa tuổi này hệ thống miễn dịch của cơ thể chó chưa phát triển đầy đủ nên dễ bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm, các bệnh ký sinh trùng.

1.4. Tỷ lệ nhiễm một số bệnh thường gặp ở chó đến khám tại bệnh xá Thú y cộng đồng theo mùa vụ.

Chúng tôi tiến hành ghi bệnh án thú y cho mỗi con vật khi khám và chẩn đoán bệnh, các thông tin về ngày khám bệnh cũng được ghi lại cẩn thận. Từ đó, chúng tôi cũng đánh giá về tỷ lệ nhiễm bệnh ở chó đến khám theo mùa vụ. Kết quả được trình bày tại bảng 4.

Bảng 4. Tỷ lệ nhiễm một số bệnh thƣờng gặp ở chó đến khám tại bệnh xá Thú y cộng đồng theo mùa vụ.

Mùa trong năm Tổng số chó đến khám Tổng số chó mắc bệnh Tỷ lệ (%)

Xuân 257 57 22,18 Hè 71 27,63 Thu 42 16,34 Đông 87 33,85 Tổng 257 100

Kết quả tại bảng 4 cho thấy: số lượng chó nhiễm bệnh cao nhất vào mùa Đông với tỷ lệ 33,85 %, tiếp đến là mùa Hè với tỷ lệ 27,63%, tỷ lệ chó nhiễm vào mùa Xuân là 22,18% và thấp nhất là mùa Thu (chiếm 16,34%).

Theo chúng tôi vào mùa Đông khi nhiệt độ hạ thấp cơ thể của chó không được bảo vệ, vì vậy thường mắc nhiều các bệnh đường hô hấp và đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm.

1.4. Tỷ lệ nhiễm một số bệnh thường gặp ở chó đến khám tại bệnh xá Thú y cộng đồng theo tính biệt.

Chúng tôi tiến hành ghi bệnh án thú y cho mỗi con vật khi khám và chẩn đoán bệnh, các thông tin về tính biệt cũng được ghi lại cẩn thận. Kết quả được thể hiện ở bảng 5.

Bảng 5. Tỷ lệ nhiễm một số bệnh thƣờng gặp ở chó đến khám tại bệnh xá Thú y cộng đồng theo tính biệt. Tính biệt Tổng số chó đến khám Tổng số chó mắc bệnh Tỷ lệ (%) Chó đực 257 119 46,30 Chó cái 138 53,70 Tổng 257 100

Kết quả tại bảng 5 chó thấy; có 119/257 chó đực nuôi mang đến khám mắc các bệnh thường gặp chiếm 46,30% còn chó cái chiếm tỷ lệ 53,70 % (138/257). Theo chúng tôi có nhận xét rằng tính biệt không ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc các bệnh phổ biến ở chó nuôi.

2. Triệu chứng lâm sàng điển hình của một số bệnh thƣờng gặp ở chó đến khám tại bệnh xá Thú y cộng đồng – trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1. Triệu chứng lâm sàng điển hình của một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở chó đến khám tại bệnh xá Thú y cộng đồng.

Chúng tôi tiến hành ghi bệnh án thú y cho mỗi con vật khi khám và chẩn đoán bệnh, các thông tin về triệu chứng điển hình các bệnh truyền nhiễm của từng con vật cũng được ghi lại cẩn thận.

Kết quả được thể hiện ở bảng 6.

Kết quả tại bảng 6 cho thấy: trong tổng số 58 con chó có các triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh truyền nhiễm thì bệnh do Parvovirus chiếm tỷ lệ cao nhất là 58,62%, tiếp đến là bệnh Care chiếm tỷ lệ khá cao (32,76%), các bệnh do Leptospira và bệnh viêm gan chiếm tỷ lệ thấp lần lượt là 3,45% và 5,17%.

Bảng 6. Triệu chứng lâm sàng điển hình của một số bệnh truyền nhiễm thƣờng gặp ở chó đến khám

Các bệnh truyền nhiễm

thƣờng gặp

Triệu chứng lâm sàng điển hình Tổng số chó mắc bệnh

Tỷ lệ (%)

Bệnh Carre Mệt mỏi, ủ rũ, nôn mửa, sốt cao 40 – 41,50C. Sau 3 – 4 ngày xuất hiện cơn sốt thứ 2. Cùng xuất hiện với cơn sốt thứ 2, chó bệnh bắt đầu thể hiện các triệu chứng ở đường hô hấp, tiêu hoá, da và thần kinh.

19 32,76

Bệnh Parvovirus

Chó sốt kéo dài từ lúc phát bệnh đến lúc chó bị tiêu chảy nặng. Con vật ủ rũ, ít ăn hoặc bỏ ăn, nôn mửa. Chó đi ngoài, phân có màu hồng hoặc có lẫn máu tươi, có lẫn cả niêm mạc ruột và chất keo nhầy, phân có mùi tanh rất đặc trưng như mùi ruột cá mè phơi nắng.

34 58,62

Bệnh Leptospira

Chó bệnh sốt cao 40,0 – 41,00C, mệt mỏi, ăn ít hoặc bỏ ăn. Lúc đầu táo bón, phân có màu vàng, sau đó chuyển sang tiêu chảy. Niêm mạc, da vàng sẫm, nước tiểu vàng hoặc nâu vì có nhiều huyết cầu bị phá hủy, có khi lẫn cả máu. Phù thũng ở mí mắt, môi, má và hoại tử da

2 3,45

Bệnh viêm gan Chó sốt 40 – 410C, kém ăn, lười vận động, niêm mạc nhợt nhạt, Gan sưng to, bụng chướng to, trong xoang bụng chứa nhiều dịch, sờ vào chó có phản xạ đau đớn. Phù ở bụng, ngực, mi mắt có khi phù toàn thân, chó luôn khát nước.

3 5,17

Tổng 58 100

Kết quả của chúng tôi phù hợp với nhận định của Nguyễn Bá Hiên và cs. (2012) [3]: Parvovirus rất hay xảy ra ở chó con, bệnh lây lan nhanh và

gây tử vong cao đặc biệt là chó con dưới một năm tuổi, đặc biệt với chó chưa được tiêm phòng bệnh bằng vaccine...Mùa mưa bão làm mầm bệnh phát triển, lây lan nhanh chóng.

2.2. Triệu chứng lâm sàng điển hình của một số bệnh nội khoa thường gặp ở chó đến khám tại bệnh xá Thú y cộng đồng

Chúng tôi tiến hành ghi bệnh án thú y cho mỗi con vật khi khám và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình mắc các bệnh thường gặp ở chó đến khám bệnh tại bệnh xá thú y cộng đồng trường đại học nông lâm thái nguyên và biện pháp điều trị (Trang 27)