21.1 Mẫu thí nghiệm – các mẫu thí nghiệm sẽ bao gồm toàn bộ các kích thước đơn vị (xem hình 5.1.1). 5 mẫu thí nghiệm sẽ được tiến hành.
21.2 Trình tự :
21.2.1 Mẫu thí nghiệm được làm khô như trong 5.1.1.
21.2.2 Trừ khi có chỉ dẫn hoặc các ghi chép khác, đỡ mẫu theo mặt phẳng bẹt (nghĩa là tác dụng tải trọng theo hướng chiều cao mẫu). Tải trọng sẽ tác dụng lên giữa, trong khoảng 1/16 in (2mm) của tâm. Nếu như mẫu có rãnh phân cắt hay có chỗ lõm vào, thì đặt mẫu sao cho rãnh hay chỗ lõm vào đó nằm ở mặt dưới của mẫu. Giá đỡ mẫu sẽ là một trục kim loại cứng có đường kính 1±3/8 in (25.4±10mm) đặt cách mỗi biên một khoảng 1/2±1/16 in (12.7±2mm). Chiều dài mỗi cột chống sẽ ít nhất bằng với chiều rộng của mẫu. Xem hình 6.
21.2.3 Tác dụng tải trọng lên mẫu thông qua một tấm đế kim loại dày 0.25 in (64.mm) rộng 1.5 in (38.1mm) và chiều dài gần bằng chiều rộng của mẫu thí nghiệm,
21.2.4 Tốc độ thí nghiệm – Tốc độ tăng tải không vượt quá 2000 lbf (8996N/phút). Yêu cầu này được coi như phù hợp nều tốc độ di chuyển của đầu máy thí nghiệm trước khi tác dụng tải trọng là không vượt quá 0.05 in (1.27mm)/phút.
21.3 Báo cáo:
21.3.1 Ghi lại kết quả đo mẫu và chiều dài khoảng nhịp.
21.3.2 Ghi lại tải trọng phá hủy ngang , P, của mỗi mẫu theo đơn vị lb (N).
21.3.3 Tính toán và ghi lại tải trọng phá hủy/chiều rộng mẫu như sau: p = P/w đối với mỗi mẫu, lb/in (N/mm). Ghi lại giá trị tải trọng phá hủy trung bình trên tổng chiều rộng tất cả các mẫu, đây là tải trọng trọng phá hủy của cả khối.
Hình 6. Sơ đồ tác dụng tải trọng bẻ gãy.