Những nhân tố cơ bản trong chiến lược quyền lực

Một phần của tài liệu xã hội học quản lý ( chương 2) (Trang 29 - 36)

- Quyền lực phải tập trung tuyệt đối vào tay của nhà vua, không được trao quyền

3.2.2.Những nhân tố cơ bản trong chiến lược quyền lực

3.2.2.1. Đạo

• Đạo là quy tắt ứng xử giữa những người, giữ vị trí xã hội khác nhau mà nội dung cơ bản của nó là việc quy định người dân phải tuân theo ý của vua chúa, kẻ dưới phải tuân theo người trên, con phải tuân thủ cha .

3.2.2.2. Trời

• Trời là quy luật của tự nhiên như mùa (xuân, hạ, thu, đông ) gió, bão, tuyết, nắng, mưa, ngày và đêm… Dựa vào những quy luật của tự nhiên này để tiến hành một cuộc chiến tranh sao cho có lợi nhất.

3.2.2.3. Đất

• Đất ở đây được Tôn Tử hiểu là sự xa gần về mặt địa lí, sự lợi hại của nó như cao thấp, hiểm trở hay bằng phẳng trên cơ sở đó mà bày binh bố trận.

3.2.2.4. Tướng

• Tướng là những phẩm chất cần thiết của nhà lãnh đạo như thông minh, trung thành, dũng cảm, nhân ái nghiêm túc.

3.2.2.5. Pháp

• Pháp là mô hình thể chế, trong đó cách sắp xếp trật tự các vị trí xã hội sao cho phù hợp với những phẩm chất cụ thể của mỗi cá nhân , ngoài ra còn đề cập tới số lượng biên chế trong quân sự phù hợp với một nhiệm vụ chiến đấu nào đó.

3.2.2.6. Thế

• Thế là tình thế tạo ra dựa trên tương quan quân lực giữa các bên. Phán xét tình thế sẽ giúp cho người cầm quyền lực chọn phương án tác chiến nếu thấy thế địch mạnh thì nên tránh, dùng các thao tác quân sự để đánh lừa địch, tạo ra thế mạnh cho ta.

3.2.2.7. Hư – Thực

• Hư thực là phạm trù đối lập với sự thống nhất. Phạm trù này dùng để chỉ binh lực nhiều hay ít, trang bị mạnh hay yếu, ý chí chiến đấu của quân sĩ dũng cảm hay khiếp nhược, tính chiến đấu ở trạng thái chủ động hay bị động. Những gì liên quan tới “lợi” đều là “thực”, ngược lại liên quan tới “bất lợi” là “hư” , “Hư – Thực” được áp dụng rộng trong chiến lược quan hệ không những trong chiến tranh mà còn ngay trong các quan hệ xã hội nhất là quan hệ thương mại, chính trị.

3.2.2.8. Quyền mưu

• Là sức mạnh bản chất của con người, là trí tuệ của nhân loại, là hình thức tồn tại của trí tuệ loài người. Quyền mưu trong chiến đấu còn gọi là mưu công, có nghĩa là vận dụng các mưu kế, sách lược để chiến thắng kẻ địch.

• Quyền mưu có bản chất là “ việc binh đứng trên phép lừa” vì bản chất của chiến tranh là giành thắng lợi. Nếu mục đích của chiến tranh là bảo vệ dân tộc, chống xâm lược là phi nghĩa. Quyền lực trong binh pháp Tôn Tử dã dược áp dụng rộng rãi trong đời sống chính trị, thương mại hiện nay. Ngày nay người ta hay dùng thuật ngữ quyền thuật cũng là cách dùng để chỉ một số quyền mưu trong đời sống chính trị mà bản chất của nó cũng chỉ là nghệ thuật lừa đối phương để giành thắng lợi.

Một phần của tài liệu xã hội học quản lý ( chương 2) (Trang 29 - 36)