Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững trường hợp tỉnh hải dương (tt) (Trang 25 - 27)

Dương

(1) Nâng cao hiệu quả quản lý của Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Hải Dương.

(2) Cải thiện môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư bên ngoài. (3) Cải thiện cơ chế chính sách để phát triển hạ tầng cơ sở các khu

công nghiệp.

(4) Phát triển ngành ưu tiên cho các KCN.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở tổng hợp, đánh giá và rà soát các vấn đề lý luận có liên quan đến khu công nghiệp và phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững, luận án đã thu thập dữ liệu, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện phát triển khu công nghiệp tại tỉnh Hải Dương làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển các KCN của tỉnh theo hướng bền vững. Luận án cũng tiến hành một phân tích định lượng đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các khu công nghiệp tại tỉnh Hải Dương theo hướng bền vững trên ba nhóm nhân tố là: (1) Nhân tố liên quan đến chính sách pháp luật của Nhà nước, (2) Nhân tố liên quan đến chính sách thu hút của tỉnh và (3) Ý thức, nhận thức của doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Kết quả phân tích cho thấy cả

-24-

ba nhóm nhân tố đều có tác động đến quá trình thực hiện phát triển các KCN theo hướng bền vững. Trong đó, nhóm nhân tố liên quan đến nhận thức của doanh nghiệp trong khu công nghiệp là có ảnh hưởng mạnh nhất.

Dựa vào các kết quả phân tích đánh giá toàn diện, đa chiều, luận án đã đề xuất các giải pháp phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững phù hợp với đặc thù và điều kiên của Hải Dương hiện nay và tầm nhìn đến năm 2030.

Đóng góp mới của luận án là việc chỉ ra các tiêu chí đánh giá hoàn thiện hơn, bổ sung vào hệ thống lý luận về các tiêu chí đánh giá phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững trong điều kiện Việt Nam. Ngoài ra, luận án cũng xây dựng được mô hình các nhân tố tác động đến phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững với 14 nhân tố thuộc 3 nhóm chính. Mô hình này đã bổ sung và làm phong phú thêm cho các nghiên cứu trước đó. Cuối cùng, các kết quả nghiên cứu và giải pháp của luận án làm cơ sở tham khảo tin cậy cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách về phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Hải Dương nói riêng và là nguồn tham khảo cho các địa phương khác của Việt Nam nói chung.

Mặc dù luận án đã được tiến hành với phương pháp khoa học, một số hạn chế của luận án như một số nguồn dữ liệu không đầy đủ, sự hợp tác của các cơ quan, doanh nghiệp trong việc triển khai cung cấp dữ liệu chưa hiệu quả dẫn đến một số dữ liệu chưa được cập nhật mới nhất. Các nghiên cứu tiếp theo nên tiến hành trên quy mô rộng hơn với các nguồn dữ liệu phong phú hơn.

-25-

Một phần của tài liệu Phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững trường hợp tỉnh hải dương (tt) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)