Tăng cường tính thực tiễn trong dạy Toán

Một phần của tài liệu sự phát triển của toán học. (Trang 29 - 34)

Dạy Toán cho học sinh phổ thông là dạy cách tư duy, suy luận, vận dụng vào thực tiễn, lý thuyết cô đọng, học sinh phải vận dụng nhiều. Cần phải đưa những kiến thức từ thực tiễn vào từng tiết dạy cũng như trong các bài kiểm tra.

Nhiều nước tiên tiến như Pháp, Mỹ đã thực hiện lĩnh vực này từ lâu, người ta quan niệm rằng dạy Toán cho học sinh phổ thông là dạy cách tư duy, suy luận, vận dụng vào thực tiễn, lý thuyết cô đọng, học sinh phải vận dụng nhiều. Nghiên cứu sách giáo khoa của họ thấy điều này rất rõ. Các kỳ thi Olympias Toán học dành cho học sinh phổ thông cũng theo định hướng này, đề thi không quá lắt léo nhưng yêu cầu học sinh phải biết vận dụng những kiến thức thực tiễn để giải quyết. Chương trình và sách giáo khoa Toán trong đợt thay chương trình và sách giáo khoa của ta gần đây nhất đã có nhiều cố gắng đưa vào một số bài toán thực tiễn, tuy nhiên vẫn còn tính điểm xuyết. Giáo viên Toán cũng không mấy quan tâm, điều đó khiến học sinh chúng ta tiếp cận một cách hời hợt. Thầy chưa quen thì làm sao thấm vào học sinh được. Tư duy cũ về triết lí Giáo dục đã hằn sâu trong cách thức ra đề kiểm tra nặng về mẹo mực, lắt léo đã khiến cho giáo viên chưa quan tâm đến vấn đề này. Từ bộ phận thượng tầng kiến trúc là Cục Khảo thí và Kiểm đinh chất lượng Giáo dục vẫn ra đề thi tốt nghiệp và đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng theo tư duy cũ thì làm sao các Sở Giáo dục – Đào tạo, giáo viên chuyển biến được.

Trước đây, người ta quan niệm lời giải bài toán phải lí luận chặt chẽ, kết quả các phép tính phải chính xác. Tuy nhiên, khi vận dụng vào thực tế không thể đạt được kết quả chính xác. Ngày nay, nhờ các phần mềm toán học, các phần mềm dạy và học toán, máy vi tính, máy tính cầm tay được phép đưa vào phòng thi, thì tư duy đó cần thay đổi. Với máy tính cầm tay, nhiều giáo viên Toán có ý đả phá vì cho rằng học sinh phụ thuộc vào máy tính nên lười tính toán, điều đó có phần đúng, nhưng quan trọng là cách dạy học sinh xử dụng như thế nào, với những công thức tính toán phải nắm bản chất đến khi thành thạo, nhất là khi vận dụng để giải các bài toán có thể xử dụng máy tính để rút ngắn thời gian. Bản thân máy tính không có lỗi, lỗi do chúng ta, người dạy không đến nơi đến chốn. Lấy ví dụ trước đây để phân tích một đa thức bậc ba thành nhân tử, học sinh phải biến đổi không biết bao nhiêu bước (nếu không dò được nghiệm đặc biệt), thì bây giờ chỉ cần biết quy trình bấm máy để giải phương trình bậc ba, học sinh có thể tìm được ngay các nghiệm của đa thức và sau đó vấn đề còn lại thật đơn giản, ít mất thời gian để tăng thêm tính suy luận. Có nhiều người ngộ nhận rằng Cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay chỉ là thi thao tác bấm máy nhanh, mấy bà ngoài chợ cũng có thể làm được cần gì phải đưa vào nhà trường để học, để thi. Như thế là không nắm được bản chất vấn đề, Máy tính cầm tay chỉ hỗ trợ giải toán nhanh, nó có các phép tính lặp (gần như lập trình nhỏ), có các cách tính gần đúng nghiệm của phương trình,... Nhờ vậy, nhiều bài toán thực tế nếu không sử dụng máy tính cầm tay thì không giải được. Quan trọng là phải tìm ra phương hướng, thuật toán để giải bài toán, sau đó sử dụng máy tính cầm tay để hỗ trợ tính toán.

KẾT LUẬN

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng chỉ rõ “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”. Vì vậy, chất lượng dạy và học là mối quan tâm hàng đầu của nền giáo dục trên thế giới, hầu hết các nước đều ra sức tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Bài nghiên cứu này sẽ nêu lên được một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán trung học phổ thông. Để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán không phải là việc làm một sớm, một chiều mà là cả một quá trình rèn luyện gian nan, bền bỉ, không phải chỉ cần một người mà cần phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng phối hợp với các thầy, cô giáo trong việc vận động học sinh ra lớp và giáo dục học sinh, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ đầy đủ các thiết bị dạy học tiên tiến đáp ứng nhu cầu thiết yếu của thầy cô và học sinh. Ở bài nghiên cứu chỉ làm bật vai trò giảng dạy của giáo viên, bên cạnh đó là cách tiếp nhận của học sinh và sự hỗ trợ từ nhà trường, ngành, gia đình.

Với mong muốn là làm sao để người dạy truyền đạt được kiến thức một cách dễ dàng, người học nắm bắt và vận dụng được kiến thức đó trong thời gian ngắn nhất vào thực tế, nghiên cứu một cách có hiệu quả, và do vậy càng lúc càng đặt ra những yêu cầu gay gắt trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và cách đánh giá người học như thế nào là khách quan, công bằng, là động lực thúc đẩy để người học thấy đó là động lực, mục tiêu phấn đấu. Để đạt được kết quả tốt trong giảng dạy người thầy phải có niềm say mê, tình yêu thương đối với mọi học trò, tính kiên nhẫn, có niềm tin và không ngại khó. Là giáo viên đứng lớp, được tiếp xúc với các em hàng ngày, hiểu được tâm lí của lứa tuổi học trò, luôn tạo cho các em niềm tin: “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Đặc biệt với môn toán, khi các em đã yêu thích rồi thì việc hạn chế được tỉ lệ học sinh yếu kém là không khó. Để tạo cho học sinh hứng thú với môn Toán phải thường xuyên tổ chức giao lưu cho học sinh, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa như cuộc thi trắc nghiệm toán, đố vui, thi giải toán trên máy tính casio để nâng cao sự sáng tạo và nhạy bén trong giải toán cho học sinh.

Phương pháp giảng dạy không thể tách rời mục tiêu của chương trình đào tạo. Cần bỏ hẳn quan điểm khi dạy thì dạy rất kỷ nhưng khi kiểm tra đánh giá thì làm qua loa đại khái. Vấn đề này vô tình đã đánh mất sự tư duy và sáng tạo của người học, chưa tạo được sự hưng phấn trong việc học. Các bài kiểm tra mang tính chất ôn lại những điều đã học hoặc chỉ giải quyết những vấn đề đơn giản, do đó người học không áp dụng được kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tế, không có khả năng phân tích kỹ các tình huống có thể xảy ra. Hay theo quan điểm giao hẳn cho người học tự đọc tài liệu, giáo viên chỉ đến lớp nói nội dung yêu cầu rồi giải tán cho sinh viên về tiếp tục tự học, sau đó giải đáp thắc mắc nếu có rồi theo lịch kiểm tra đánh giá để cho điểm và thế là kết thúc môn học. Việc gì sẽ xãy ra tiếp theo chắc chúng ta không giám nghĩ đến.

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy phải là một thể thông nhất giữa mục tiêu môn học, cách thức giảng dạy và hình thức kiểm tra đánh giá chất lượng. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc giảng dạy trở nên sinh động hơn, phong phú hơn với nhiều hình thức tổ chức. Chúng ta đã và hầu như chấm dứt được hình thức dạy chay, dạy chỉ chuyên về lý thuyết... nhưng thực tế thì tình hình chất lượng giáo dục cũng không tiến triển được bao nhiêu. Chúng ta không phủ nhận rằng có những người thầy rất giỏi, những người học trò xuất sắc đã hiện hữu trong giai đoạn hiện nay, nhưng số lượng còn rất ít.

Xét trên một khía cạnh nào đó mọi phương pháp là làm sao cho người thầy, người học thấy được ngôi trường mình đang học chính là ngôi nhà thứ hai của mình, thấy được sự ấm áp trong quan hệ thầy trò, không có sự áp đặt, là nơi để người học phát huy được khả năng sáng tạo, tư duy của mình. Người học tìm được sứ hứng khởi để tìm tòi cái mới, tìm được sự đồng thuận và khuyến khích nơi người thầy và tập thể nhà trường. Trong giai đoạn hiện nay, mỗi trường đều có những phương pháp riêng để đạt được hiệu quả trong công tác giảng dạy, riêng bản thân tôi thấy rằng chung quy là phương pháp tiếp cận của giáo viên đối với người học còn rất hạn chế, còn quá cứng nhắc dẫn đến sự buồn chán trong việc dạy và học, các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là:

Vấn đề gắn liền lý luận với thực tiễn, nâng cao khả năng thực hành của học sinh chưa cao, giảng dạy còn nặng về lý thuyết… Chúng ta chủ yếu là giảng dạy cho học sinh biết: Nó là cái gì? Nó như thế nào? Phải làm cái gì?… chứ chưa quan tâm tạo cho học sinh khả năng tư duy phải làm thế nào trước những tình huống có

vấn đề và khả năng tự mình suy nghĩ tìm kiếm phương pháp tối ưu trong những tình huống cụ thể. Chưa cho học sinh tiếp xúc với thực tế qua vấn đề đã học để học sinh có sự so sánh giữa lý thuyết và thực tiển.

Cần phải tạo cho học sinh cảm thấy thích môn học mà mình đang giảng dạy. Cần phải tạo cho học sinh thực hiện được năng lực tư duy, sáng tạo (đặt vấn đề để học sinh tự giải quyết thông qua nội dung môn học…).

Tập cho học sinh tạo dựng được sơ đồ trí tuệ (mind map) của môn học để khái quát được nội dung và mục đích. Những lớp học quá đông học sinh, việc áp dụng phương tiện giảng dạy hiện đại như dùng đèn chiếu hoặc projector cũng kém hiệu quả, hoặc giảng dạy trong phòng mô hình học cụ lại càng khó thực hiện (mà sinh viên đã có nhiều phản ánh). Tất nhiên chúng ta đang đứng trước những mâu thuẫn giữa quy mô lớp học, thu nhập của giáo viên và chất lượng đào tạo… Những bài toán này cũng cần được giải gấp.

Một phần của tài liệu sự phát triển của toán học. (Trang 29 - 34)