Dùng phương pháp kết bạn

Một phần của tài liệu Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT” để làm đề tài nghiên cứu. (Trang 27 - 33)

Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta tham gia vào rất nhiều nhóm xã hội khác nhau : nhóm bạn bè, nhóm sở thích, nhóm nghề nghiệp,…Trong đó nhóm bạn đóng vai trò quan trọng nhất. Trong nhóm bạn, các em hoạt động mà không (hoặc ít) có sự giám sát của người lớn. Với vị thế bình đẳng như nhua trong nhóm bạn, các em tự tin hơn, độc lập hơn, nên có thể chủ động và tự do thể hiện suy nghĩ, cá tính của mình. Những phẩm chất mơi được hình thành và được tạo điều kiện để phát triển. Do đó giáo viên chủ nghiệm nên phân công những học sinh cá biệt vào

một nhóm bạn tốt, cùng hoàn cảnh, cùng sở thích, ước mơ,…sinh hoạt học tập vơi đối tượng này dần dần lôi kéo các em hòa nhập váo các cuộc chơi bổ ích, từ đó xóa bỏ các mặc cảm là học sinh hư để rồi cùng với các thành viên trong lớp xây dựng tập thể vững mạnh.

Mặt khác thông qua nhóm bạn tốt, giáo viên chủ nhiệm giao cho học sinh cá biệt thực hiện một số công việc, tạo những điều kiện để những học sinh này hoàn thnah và động viên khích lệ các em để các em xóa bỏ những tự ti, mặc cảm là học sinh cá biệt để hòa mình với bạn bè. Ngoài ra, có thể vận động gia đình của nhóm bạn tốt tham gia vào việc giúp đỡ các học sinh này bằng cách tạo cho các em tâm lí xem gia đình của bạn như gia đình mình, tạo điều kiện cho các em cùng tham gia học tập với con em mình để tách dần ra khỏi nhóm bạn chưa ngoan. Việc làm này nói lên vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng và sự tham gia của hội phụ huynh học sinh là rất cần thiết.

KẾT LUẬN

1. Kết luận chung

Kết quả nghiên cứu qua giải quyết vấn đề mà đề tài đã đặt ra, ta nhận thấy hiện tượng học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm chưa hẳn là do di truyền, mà chủ yếu là do sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội.Sự phối hợp này là yếu tố có vai trò quyết định đến chất lượng của quá trình giảng dạy và giáo dục giúp các em có những định hướng đúng đắn phấn đấu học tập để sau này trở thành người có ích cho xã hội, hiếu thảo với ông bà cha mẹ và chính các em học sinh này sẽ là tấm gương sáng cho các em học sinh khác noi theo. Vấn đề giáo dục học sinh cá biệt là vấn đề cấp thiết và nhạy cảm đối với nhà trường và cũng như xã hội, nhất là đối với trường THPT. Nên xem sự tiến bộ của học sinh cá biệt là tiêu chuẩn đánh giá trình độ của giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm. Sự đánh giá giáo dục chỉ đóng vai trò chủ đạo khi kết hợp chặt chẽ các ảnh hưởng giáo dục để sự tiến bộ ở các em học sinh cá biệt rất cần sự quan tâm và giáo dục của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cũng như giáo viên dạy bộ môn khác giảng dạy ở lớp. Cần có sự quan tâm của gia đình, bạn bè tránh cô lập các em.

Không phải tự nhiên mà trẻ trở thành cá biệt, đó là hậu quả của các vết thương tâm lý mà vô tình người lớn gieo vào đầu óc non nớt của trẻ lúc sống trong môi trường gia đình cũng như ở trường học. Bên cạnh đó, cũng có thể do gia đình khó khăn, một số học sinh bị bệnh. Và điều đáng lưu tâm là một số học sinh ham chơi, học kém, chán học, bỏ học…

Do đó, về giải pháp, trước hết vẫn phải là tình cảm yêu thương học sinh thực sự, cố gắng giúp các em vượt qua những biến cố, vấn đề xảy trong quá trình sống, trở thành vết thương tâm lý. Thuyết phục học sinh bằng lời lẽ có lý, có tình, bằng tình cảm và phép tắc, khen, chê đúng lúc; tìm cách tác động lên nhận thức và tình cảm của học sinh thông qua trò chuyện, nêu gương tốt, thưởng việc tốt.

Chính vì những điều đó mà những người thầy, người cô đang phục vụ trong ngành giáo dục phải ra sức nghiêm cứu học tập hơn nữa, làm thế nào để sản phẩm của mình tạo ra sẽ có ích cho xã hội. Thầy cô làm công tác chủ nhiệm, xem lớp chủ nhiệm như là một mái ấm gia đình thì sẽ cảm thấy có được niềm vui trong công tác. Tuy nhiên thầy cô cũng đừng tập trung nhiều vào đối tượng học sinh cá biệt mà hãy nghĩ đến cả một tập thể với tình yêu thương nghề nghiệp thì nhất định sẽ thành công.

Giáo dục thế hệ trẻ để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước là nhiệm vụ hàng đầu. Để giáo dục học sinh nói chung, học sinh cá biệt nói riêng đòi hỏi các ngành, các cấp cùng tuyên truyền cho cả xã hội quan tâm hơn đối với thế hệ trẻ. Đặc biệt quan tâm nhiều hơn đối với những học sinh được coi là cá biệt nhằm xây dựng môi trường sống có văn hóa, lành mạnh, bổ ích.

2. Đề xuất sư phạm

Theo tôi việc giáo dục học sinh cá biệt có thành công hay không thì phụ thuộc vào người thầy, người thầy phải là người có “Tâm”.Chữ “Tâm” tôi muốn nói ở đây không phải chỉ là sự yêu thương vô bờ đối với học trò như một người con, người em ruột thịt của mình mà còn là tâm huyết tha thiết yêu nghề, tập trung cho từng hành động nhỏ nhất của mình từ lời ăn tiếng nói, ăn mặc, hành động, chăm chút cho từng tiết giảng, từng cử chỉ của mình.

Một giáo viên nhận nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm, quản lý một lớp học quả là không dễ dàng, muốn được số học sinh đó đều trở thành học sinh ngoan, kết quả học tập tốt lại càng không dễ. Năm học nào cũng vậy, lớp học nào cũng vậy, thầy cô chủ nhiệm là những người luôn đối mặt với biết bao khó khăn, thử thách và mong muốn duy nhất là làm thế nào cho học sinh mình thành đạt, sự nghiệp trồng người là tiếng vang suốt cuộc đời đối với các thầy giáo, cô giáo, làm tốt được học sinh nhớ. Lỡ làm điều gì sai thì học sinh cũng không quên…

Để giáo dục tốt học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm, trước hết người giáo viên phải tránh cái nhìn lý tưởng hóa về lớp học, về học sinh của mình. Lớp nào, trường nào cũng có học sinh cá biệt, chỉ khác là biểu hiện của cái “cá biệt” đó như thế nào mà thôi và số lượng nhiều hay ít. Có em “cá biệt” về đạo đức, có em “cá biệt” về học tập. có em đặc biệt “cá biệt”…

Không gọi các em là học sinh cá biêt, đặc biệt là trước lớp, trước người khác. Vì như vậy vô tình chúng ta đã cố tách các em ra khỏi cô lập với lớp.

Đa số các em học sinh rất cần một điểm tựa tinh thần tin cậy, đê có thể được sẻ chia tâm sự để được bộc bạch những khó khăn, những nổi niềm riêng tư thầm kín, thầy cô sẽ trở thành người bạn lớn của các em.

Thầy cô hãy nhẹ nhàng phân tích những ưu, khuyết điểm, những đúng sai trong nhận thức và hành động của các em. Cố gắng giúp các em tự nhận ra sai lầm, lỗi lầm của mình mà không phải mạng mặc cảm nặng nề về lỗi lầm đó, tạo cho các em thiện chí sữa chữa và không tái phạm.

Học sinh cá biệt dù có khó giáo dục đến đâu đi chăng nữa thì bên trong các em vẫn luôn tiềm ẩn những nhân tố, những phẩm chất tích cực, nếu có phương pháp đúng chúng ta vẫn có thể khơi giợi để làm thất tỉnh các em.

Thầy cô hãy nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực, đừng nghiêm trọng hóa vấn đề, hãy tạo cho các em một lối thoát, một cơ hội để sữa chữa.

Thầy cô hãy cố gắng nhìn nhận sự tiến bộ của các em không quá khắc khe, nên có cái nhìn bao dung độ lượng, chân tình, vị tha. Hãy tôn trọng quyền lựa chọn, sự quyết định của học sinh trong phạm vi cho phép.

Thầy cô hãy điềm tĩnh, phải biết tự kiềm chế vì “học sinh cá biệt” là một sự “thử thách” rất lớn đối với đối tính điềm tĩnh, tự kiềm chế của mỗi giáo viên, phải kiên quyết, cứng rắn, lời nói đi đôi với việc làm.

Hạn chế tối đa những trường hợp học sinh phải đưa ra Hội đồng kỷ luật, vì nếu học sinh bị đình chỉ học tập hay bị ghi vào học bạ hạnh kiểm xấu nó sẽ đeo đuổi suốt đời đối với các em mà bản thân thầy cô chủ nhiệm cũng thấy đau lòng trước những trường hợp như thế.

Cần kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục đó là nhà trường, gia đình, cộng đồng xã hội…Cần phải giáo dục học sinh cá biệt một cách từ từ, từng bước một bằng cách thuyết phục, hạn chế trách phạt, trừng phạt là cách giáo dục cuối cùng.

Một phần của tài liệu Phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT” để làm đề tài nghiên cứu. (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w