Đối với loại hình doanh nghiệp nhỏ

Một phần của tài liệu Đề tài: “Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam” pdf (Trang 25 - 29)

Khuyến khích mở rộng quy mô hoạt động, tận dụng mọi trình độ công nghệ.Thực hiện liên kết với các thành phần kinh tế khác trong quá trình tích tụ, nếu hội tụ điều kiện cần thiếtcó thể phát triển thành các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc vừa hoặc hợp vốn thành cty TNHH và tiếp tục tìm cơ hội tích tụ cao hơn

4.3 Đốivới loại hình doanh nghiệp vừa và lớn (tư bản tư nhân)

Khuyến khích đầu tư vào các ngành quan trọng có trình độ công nghệ hiện đại.Mở rộng các hình thức liên doanh liên kết với nước ngoài.Hướng các loại hình doanh nghiệp này hình thành các cty cổ phần có quy mô lớn với trình độ công nghệ cao

5.1 Những tiêu cực chính của kinh tế tư nhân ở nước ta

- Tính tự phát của kinh tế tư nhân: kinh tế tư nhân thường phát triển vô chính phủ nên luôn tạo ra sự biến động cung- cầu, làm rối loạn thị trường xã hội

- Không thực hiện đúng, đầy đủ các nguyên tắc kế toán, tài chính, không công khai đúng nguồn vốn, không đúng thực chất doanh thu…

- Nhiều doanh nghiệp kinh doanh không đúng mặt hàng đăng ký kinh doanh, tình trạng xuất hiện nhiều doanh nghiệp ‘ma’

- Việc trốn, lậu thuế là tình trạng phổ biến trong khu vực kinh tế tư nhân.Doanh nghiệp càng phát triển, quy mô lớn thì hình thức lậu thuế càng tinh vi

- Tệ làm hàng gia, làm kém phẩm chất để lừa đảo cũng là vấn đề tiêu cực nổi bật của khu vực kinh tế tư nhân

-Vi phạm nguyên tắc với người lao động.Phổ biến là hoạt động cắt xén tiền lương, tiền công, không đóng bảo hiểm…

5.2 Các giải pháp hạn chế tiêu cực

- Tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức chính trị, pháp luật đối với chủ các loại hình kinh tế tư nhân để hiểu đúng và tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

- Sử dụng công cụ pháp luật:pháp luật là công cụ quan trọng để định hướng, điều tiết, chế tài các hoạt động của nền kinh tế trong đó có khu vực kinh tế tư nhân.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ kinh tế để tác động hạn chế và ngăn ngừa tiêu cực của khu vực kinh tế tư nhân:

+ Kiểm tra chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh đúng mục tiêu đăng ký kinh doanh

+ Phát huy vai trò của các tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng trong việc kiểm soát hoạt động của kinh tế tư nhân

+ Thực hiện các chế độ tài chính và tăng cường công tác thanh tra tài chính để giúp doanh nghiệp tư nhân tránh được sai lầm, rủi ro trong kinh doanh

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách vĩ mô đi đôi với nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và lành mạnh hóa bộ máy quản lý

- Khuyến khích tạo điều kiện cho các chủ thể kinh têw tự kiểm tra, giám sát lẫn nhau với sự phối hợp thanh tra, kiểm tra Nhà nước

- Xây dựng các tổ chức chính trị trong các tổ chức, doanh nghiệp của kinh tế tư nhân để tham gia việc hướng dẫn chủ doanh nghiệp hoạt động đúng hướng, đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực..

Tóm lại, việc hạn chế tối đa các tiêu cực của khu vực kinh tế tư nhân không thể là một công việc bị động đối phó mà phải được tiến hành chủ động với phương châm phòng ngừa là chính, vừa phát huy được mặt tích cực vừa hạn chế mặt tiêu cực

KẾT LUẬN

Ở Việt nam, sau thời kỳ ngưng trệ do thực hiện mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, nền kinh tế nước ta lại có cơ hội phát triển mạnh mẽ từ khi có đường lối đổi mới của Đảng.Từ thực tiễn cũng cho thấy: kinh tế tư nhân cũng là một phạm trù tất yếu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Sự tồn tại và phát triển của nó là do yêu cầu của quy luật kinh tế khách quan. Kinh tế tư nhân sẽ tồn tại lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội và sau khi kết thúc thời kỳ quá độ.Trong quá trình tồn tại và phát triển vai trò, vị trí của nó ngày càng được tăng lên và đang trở thành nhân tố quan trọng làm đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.Do thế, vị thế của kinh tế tư nhân trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố vững chắc.Nhờ có sự hướng dẫn và điều tiết của Nhà nước nên sự phát triển của kinh tế tư nhân không mâu thuẫn với mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ, trái lại nó trở thành bộ phận hữu cơ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.Ngày nay xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế thế giới dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đã và đang thúc đẩy thế giới có những bước tiến khổng lồ về lực lượng sản xuất và trình độ văn minh chung của thế giới.Do vậy, trong điều kiện hiện nay, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế của nước ta cần phải đặt trong cục diện chung của thế giới.Đường lối, chiến lược đó cũng đòi hỏi phải có tầm nhìn xa trông rộng, thực sự khách quan và khoa học hơn với khu vực kinh tế tư nhân.Mọi chính sách và giải pháp đối với khu vực kinh tế này cũng cần được thực hiện trên tinh thần đó.Vì vậy, một chính sách phù hợp không phải là tìm cách hạn chế, xóa bỏ, cải tạo sớm kinh tế tư nhân mà là thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển theo những nấc thang của xã hội hóa từ thấp đến cao, từng bước tạo ra những tất yếu để kinh tế tư nhân một cách tự nhiên thành các tổ chức kinh tế của chủ nghĩa xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh tế chính trị học _ NXB Thống kê

2. Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế _NXB Lý luận chính trị

3. GS.TS Vũ Đình Bách - Một số vấn đề về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam – NXB Thống kê

Một phần của tài liệu Đề tài: “Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam” pdf (Trang 25 - 29)