XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TRÊN NỀN ĐẤT YẾU TRẦM TÍCH HOLOCEN

Một phần của tài liệu Đặc điểm và quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen khu vực ven biển thành phố hải phòng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng tt (Trang 25 - 27)

TẦNG TRÊN NỀN ĐẤT YẾU TRẦM TÍCH HOLOCEN

Hiện nay các PP xử lý nền đất yếu đã và đang được áp dụng, bao gồm: (1) PP xử lý nền bằng đệm cát và đầm chặt; (2) PP xử lý nền bằng cọc cát; (3) PP sử dụng cọc tre truyền thống; (4) PP sử dụng bấc thấm (PVD) kết hợp gia tải trước. Trên cơ sở các giải pháp chung, đặc điểm các kiểu mặt cắt đưa ra các giải pháp phù hợp cho từng loại CTXD và được thể hiện chi tiết trong luận án toàn văn.

KẾT LUẬN

1. Trầm tích Holocen khu vực ven biển Hải Phòng bao gồm 14 tướng, trong đó 04 tướng thuộc Holocen sớm – giữa (Q2

1-2

) và 10 tướng thuộc Holocen giữa – muộn (Q2

2-3

), được phân loại theo các cấp độ đất khác nhau, như:

- Tướng bùn cửa sông estuary, thuộc loại đất rất yếu (A1) - Tướng bùn bãi triều, thuộc loại đất rất yếu đến yếu (A1 - A2) - Các tướng bùn chân châu thổ (ampdQ2

2-3), bùn cát tiền châu thổ (amdfQ2

2-3

), bùn cát đầm lầy cửa sông (ambQ2

2-3), bùn cát đồng bằng châu thổ (amdpQ2

2-3) thuộc loại đất yếu (A2). - Các tướng cát bãi triều (amtfsQ2

2-3), cát bùn bãi triều (amtfsmQ2 2-3), cát sạn lạch triều (amtcQ2 2-3 ), cát cồn cát cửa sông (amsbQ2

2-3) thuộc loại đất yếu đến tương đối yếu (A2 – A3). - Các tướng cát sạn bãi triều (mtfQ2

1-2

), cát lẫn sạn lạch triều (mtcQ2

1-2), bùn đầm lầy ven biển (mbQ2 1-2

), bùn estuary – vũng vịnh (mebQ2

1-2) thuộc đất tương đối yếu (A3).

2. Quy luật phân bố trầm tích Holocen thể hiện mối liên quan chặt chẽ với dao động mực nước biển trong Holocen. Tướng cát sạn bãi triều, cát lẫn sạn lạch triều, tướng bùn đầm lầy ven biển và bùn estuary – vũng vịnh hình thành trong giai đoạn biển tiến Flandrian

Holocen sớm – giữa. Các tướng bùn chân châu thổ, bùn cát tiền châu thổ, cát cồn cát cửa sông và bùn cát đồng bằng châu thổ hình thành trong giai đoạn biển thoái Holocen giữa – muộn. Các tướng cát, cát bùn, bùn bãi triều, cát sạn lạch triều, bùn cát đầm lầy cửa sông, bùn cửa sông hình phễu hình thành trong pha biển dâng hiện đại.

3. Xây dựng tổ hợp các tham số định lượng về trầm tích Holocen và địa chất công trình, trong đó: (1) Đất yếu được phân loại thành 3 cấp độ rất yếu (A1), yếu (A2) và tương đối yếu (A3). (2) Trong cùng một loại đất, các tướng có tuổi trẻ hơn thì yếu hơn về khả năng đáp ứng cường độ chịu tải nền đất và có xu hướng tốt dần theo chiều sâu. (3) Trong cùng một giai đoạn thành tạo trầm tích Holocen, các tướng trầm tích có hàm lượng, kích thước hạt cát càng tăng thì cường độ chịu tải của đất có xu hướng tốt dần lên. (4) Trong cùng một lớp đất có nhiều hơn một tướng trầm tích Holocen.

4. Khu vực nghiên cứu được phân thành 03 vùng, 07 phụ vùng và 18 khu, ứng với 18 kiểu mặt cắt trầm tích - địa chất công trình đặc trưng. Hiện tượng lún và lún lệch gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định các công trình xây dựng, mạnh nhất ở vùng estuary (vùng 3) > vùng châu thổ (vùng 1) > vùng châu thổ nhô cao (vùng 2).

5. Tính lún theo hai hướng tiếp cận, vừa phục vụ phát triển CSHT vừa lồng ghép với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Đối với hướng tiếp cận phục vụ phát triển CSHT, có ý nghĩa thực tiễn cao, minh chứng luận giải nguyên nhân xảy ra các sự cố lún, lún lệch CTXD dưới tác động của tải trọng ngoài và cảnh báo lún về khía cạnh nền đất yếu trong tương lai gần. Đối với hướng tiếp cận lồng ghép với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng, đặc biệt khu vực khai hoang lấn biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

6. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác cải tạo nền đất yếu, phù hợp cho từng kiểu mặt cắt trầm tích – địa chất công trình đặc trưng, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

KIẾN NGHỊ

1. Trên cơ sở phân vùng các kiểu mặt cắt đặc trưng, trong giai đoạn tiếp theo cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng các giải pháp công trình tối ưu nhất, nhằm xử lý nền đất yếu hình thành bởi các trầm tích Holocen khu vực ven biển Hải Phòng, đặc biệt vùng 3, 2.

2. Trong công tác nghiên cứu lập quy hoạch quản lý tài nguyên đất và xây dựng phát triển bền vững cơ sở hạ tầng vùng ven biển cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề hạ thấp cao độ nền do ảnh hưởng lún cố kết theo thời gian của các trầm tích Holocen trong điều kiện biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

3. Đối với từng công trình bến bãi container dịch vụ cảng cụ thể, cần có các nghiên cứu chi tiết về tải trọng động, nhằm xác định độ lún do tải trọng động gây ra và kết hợp với kết quả tính toán lún thể hiện trong luận án đề ra các giải pháp bù lún phù hợp với thực tế.

Một phần của tài liệu Đặc điểm và quy luật phân bố các thành tạo trầm tích holocen khu vực ven biển thành phố hải phòng phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng tt (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)