Ứng dụng A* để giải bài toán Ta-canh:

Một phần của tài liệu Đồ án NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI THUẬT TÌM KIẾM HEURISTIC (Trang 36)

2 Các kỹ thuật tìm kiếm Heuristic:

2.7.3Ứng dụng A* để giải bài toán Ta-canh:

Bài toán Ta-canh đã từng là một trò chơi khá phổ biến, đôi lúc người ta còn gọi đây là bài toán 9-puzzle trò chơi bao gồm một hình vuông kích thước 3x3 ô. Có 8 ô có số, mỗi ô có một số từ 1 đến 8. Một ô còn trống mỗi lần di chuyển chỉ được di chuyển một ô nằm cạnh ô trống về phía ô trống vấn đề là từ một trạng thái ban đầu bất kỳ, làm sao đưa được về trạng thái cuối là trạng thái mà các ô được sắp lần lượt từ 1 đến 8 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, ô cuối dùng là ô trống.

Cho đến nay, ngoại trừ 2 giải pháp vét cạn và tìm kiếm Heuristic, người ta vẫn chưa tìm được một thuật toán chính xác, tối ưu để giải bài toán này Tuy nhiên, cách giải theo thuật giải A* lại khá đơn giản và thường tìm được lời giải (nhưng không phải lúc nào cũng tìm được lời giải). Nhận xét rằng: Tại mỗi thời điểm ta chỉ có tối đa 4 ô có thể di chuyển vấn đề là tại thời điểm đó, ta sẽ chọn lựa di chuyển ô nào? Chẳng hạn ở hình trên, ta nên di chuyển (1), (2), (6), hay (7) ?

Bài toán này hoàn toàn có cấu trúc thích hợp để có thể giải bằng A* (tổng số trạng thái có thể có của bàn cờ là n2! với n là kích thước bàn cờ vì mỗi trạng thái là một hoán vị của tập n2 con số)

Tại một trạng thái đang xét Tk, đặt d(i,j)là số ô cần di chuyển để đưa con số ở ô (i,j) về đúng vị trí của nó ở trạng thái đích.

Hàm ước lượng h’ tại trạng thái Tk bất kỳ bằng tổng của các d(i,j) sao cho vị trí (i,j) không phải là ô trống.

Như vậy đối với trạng thái ở hình ban đầu, hàm f(Tk) sẽ có giá trị là Fk=2+1+3+1+0+1+2+2=12

Một phần của tài liệu Đồ án NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI THUẬT TÌM KIẾM HEURISTIC (Trang 36)