Phát triển bền vững nông nghiệp về môi trường

Một phần của tài liệu Tiến hóa và đa dạng di truyền (Trang 36 - 48)

Phát triển bền vững nông nghiệp về môi trường là phải khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường. Để phát triển bền vững nông nghiệp thì môi trường để phát triển nông nghiệp cần đảm bảo các yếu tố sau:

- Độ ô nhiễm của không khí. - Độ ô nhiễm của nguồn nước.

Câu 25 :Tuyệt chủng và cách thức tuyệt chủng? Phân tích nguyên nhân của sự tuyệt chủng. Tuyệt chủng là một trạng thái bảo tồn của sinh vật được quy định trong Sách đỏ IUCN. Một loài

hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng khi có những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết.

Hầu hết động vật từng sống trên Trái Đất ngày nay đã bị tuyệt chủng. Chúng ta chỉ biết chúng qua mẫu hoá thạch xương hoặc vỏ của chúng. Nếu chúng vừa tuyệt chủng thì ta có thể biết qua các bức tranh cũ. Những loài tuyệt chủng phổ biến là voi ma mút, khủng long, mèo răng kiếm

Động vật trở nên tuyệt chủng bằng 3 cách:

- Tuyệt chủng giả tạo: Một số loài vật tiến hoá sang các loài khác và thực sự không tuyệt chủng

hoàn toàn. Ví dụ qua dòng thời gian, nhiều loài ngựa và loài người dần thay đổi bằng cách biến thành các loài khác. Các loài cũ không đổi mà chỉ chết đi.

- Do môi trường sống: động vật tuyệt chủng là 1 loài đơn độc bị biến mất do môi trường sống

thay đổi. Ví dụ nhiều loài có chế độ ăn quá đặc biệt có thể dễ tuyệt chủng hơn so với các loài ăn tạp. Ví dụ gấu trúc chỉ ăn măng non thì dễ tuyệt chủng hơn chuột có thể ăn bất cứ thứ gì.

Cách có sống đặc biệt cũng thể gây nên sự tuyệt chủng. Voi mamút và loài tê giác lông mịn sống trong môi trường thời tiết lạnh của thời kỳ Băng hà. Khi băng tan dần, khí hậu ấm hơn, và chúng chết dần.

-Tuyệt chủng hàng loạt: Con đường tuyệt chủng thứ ba là sự tuyệt chủng hàng loạt khi có hàng

trăm loài tuyệt chủng ở khắp mọi nơi. Đã có sự tuyệt chủng hàng loạt trong quá khứ cách đây khoảng 600 triệu năm. Các nhà khoa học đang tìm nguyên nhân, nhưng vào 2 giả thiết chính là do mưa sao chổi và tuyệt chủng gần giống theo kiểu của khủng long.

Nguyên nhân của sự tuyệt chủng

Tuyệt chủng là một quá trình tự nhiên

Nguyên nhân: - do không cạnh tranh được với các loài khác hay do bị ăn thịt

- do tiến hóa từ một loài khác để đáp ứng với những thay đổi của môi trường

+ Tỷ lệ diệt vong gây ra do con người gây ra lớn gấp 1.000 lần so với tỷ lệ diệt vong tự nhiên. Cho đến nay, con người đã làm tuyệt chủng khoảng 120 loài động vật có vú, 187 loài chim, 13 loài bò sát, 8 loài lưỡng cư và khoảng 30.000 loài cá

+ Những tác động của con người có thể chia làm hai nhóm

Nguyên nhân trực tiếp: phá hủy nơi cư trú, khai thác quá mức, ô nhiễm, biến đổi khí hậu, các

Nguyên nhân gián tiếp: tăng dân số, sự di dân, sự nghèo đói, các chính sách phát triển kinh tế chưa hài hòa với bảo tồn đa dạng sinh học.

Câu 26:Con đường du nhập các loài ngoại lai?Ảnh hưởng của loài ngoại lai tới vật nuôi cây trồng?

Các loài ngoại lai được du nhập bằng các con đường

Vận chuyển chủ đích: con người mang các loài vật nuôi, cây trồng đến những vùng đất mới

Ví dụ: cây cảnh, cây nông nghiệp hoặc cây cho chăn nuôi gia súc

Vận chuyển không chủ đích: thường xảy ra là do hạt cỏ được thu hoạch cùng các hạt ngũ cốc,

được đem bán và gieo trồng trên vùng đất mới. Với động vật: côn trùng cư trú trên máy bay, tàu thủy và được mang tới các vùng cư trú mới…

Các loài sinh vật ngoại lai là mối đe dọa gia tăng đối với các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước.

Khoảng 20 năm gần đây, nhiều loài ngoại lai xâm lấn như Ốc bươu vàng, Chuột Hải ly, Mọt cứng đốt, cây Mai dương đã gây nhiều tác hại nghiêm trọng như:

+ lấn át, loại trừ và làm suy giảm các loài sinh vật và nguồn gen bản địa + phá vỡ cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái

+ phá hại mùa màng, làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Tác động tiêu cực mà các loài sinh vật ngoại lai gây ra đối với môi trường sống rất đa dạng, nhưng có thể gộp chung thành 4 nhóm:

1) Cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn, nơi sống…; 2) Ăn thịt các loài khác;

3) Phá huỷ hoặc làm thoái hoá môi trường sống; 4) Truyền bệnh và ký sinh trùng

-Tích cực:

Xét trên góc độ tiến hoá, sự di cư mở rộng khu phân bố của một loài là một hiện tượng tự nhiên; sự cạnh tranh quyết liệt giữa loài này và loài khác là một nhân tố của quá trình chọn lọc và kết quả là sự ưu thế thuộc về loài thích nghi hơn. Nghĩa là sức cạnh tranh của các quần thể ngoại lai sẽ là áp lực chọn lọc của loài bản địa. Loài bản địa muốn tồn tại và phát triển cần phải tích luỹ các biến dị theo hướng có lợi, thích nghi cao trước tác nhân là loài ngoại lai. Vấn đề này phải giải quyết trong sự thích nghi sinh học, sinh thái hàng nghìn năm mới tái lập được sự cân bằng quần xã.

Nguồn bài viết: http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/10364-Quan-ly-loai-ngoai-lai-xam- hai-moi-truong#ixzz2SHZw1ECd

Câu 27: Hiện trạng về đa dạng sinh học VN? Các phương phát bảo vệ đa dạng sinh học?

1.Hiện trạng về đa dạng sinh học a. tài nguyên đa dạng sinh học ở vn

Đa dạng về hệ sinh vật

Trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam có tới trên 28.682 loài động thực vật bao gồm:

Về thực vật: hệ thực vật Viêt Nam có 19.357 loài trong đó 600 loài Nấm, 368 loài Vi khuẩn lam

(Cyanophyta), 2176 loài Tảo (Algae), 793 loài Rêu (Bryophyta), 2 loài Khuyết lá thông (Psilotophyta), 57 loài Thông đất (Lycopodiophyta), 2 loài Thân đốt (Cỏ tháp bút -

Equisetophyta), 691 loài Dương xỉ (Polypodiophyta), 69 loài Hạt trần (Pinophyta) và 13.000 loài Hạt kín (Magnoliophyta).

Về động vật: Theo những thống kê mới nhất hệ động vật Việt Nam 9.325 loài bao gồm:5.500

loài Côn trùng (Insect), 2.470 loài Cá (Fish), 800 loài Chim (Bird), 80 loài Lưỡng cư (Amphibian), 180 loài Bò sát (Reptile) và 295 loài thú (Mammal).

Đa dạng về thảm thực vật

Theo thang phân loại của UNESCO (1973) ở nước ta có 4 lớp quần hệ: Rừng rậm, rừng thưa, trảng cây bụi và trảng cỏ. Mỗi lớp quần hệ lại chia ra các phân lớp, mỗi phân lớp lại chia ra các nhóm quần hệ và sau đó mới đến các quần hệ. Mỗi quần hệ được phân nhỏ thành các phân quần hệ và dưới đó là quần hệ. Đối với vùng rừng mưa nhiệt đới thường chỉ tồn tại các quần xã thực vật với tập hợp nhiều loài đồng ưu thế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt có điều kiện khí hậu khắc nghiệt thì không loại trừ việc tồn tại các quần hợp như ở Tây Nguyên hay đối với các quần hệ cây trồng. Chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô có ảnh hưởng sâu sắc ở quy mô lớn đến ĐDSH, đến diễn biến tài nguyên và chất lượng môi trường.

s

Đa dạng sinh học đang bị suy giảm với tốc độ nhanh chóng. Rừng nhiệt đới đang đứng trước nguy cơ tuyệt chửng. Có khoảng 10 triệu loài sống trên trái đất, thì rừng nhiệt đới có từ 50 đến 90% tổng số. Khoảng 17 triệu hecta rừng nhiệt đới, đã bị phá huỷ hàng năm, với tốc độ này khoảng 5 - 10% các loài ở rừng nhiệt đới có thể phải đối mặt với sự tuyệt chủng trong vòng 30 năm nữa . Hiện nay hầu hết rừng mưa ôn đới, đã bị mất đi . Tổng quy mô rừng trong các vùng bắc cực và ôn đới phía bắc không bị biến đổi nhiều trong những năm gần đây, nhưng trong nhiều

vùng, các khu rừng lâu năm, phong phú về loài đang dần dần bị thay thế bởi các rừng thứ cấp và rừng trồng.

Đa dạng sinh học của các hệ thống nước ngọt và biển cũng đối mặt với sự suy giảm và thoái hoá nghiêm trọng. Chịu nhiều ảnh hưởng nhất là các hệ sinh thái nước ngọt, hệ sinh thái này phải đối mặt với sự ô nhiễm lâu dài và với sự nhập nội nhiều loài ngoại lai . Các hệ sinh thái biển cũng đang phải chịu đựng sự suy giảm của nhiều quần thể loài đơn nhất và những biến đổi sinh thái học quan trọng.

c.nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học

Các nguồn tài nguyên sinh vật bị thoái hoá và suy giảm do các hoạt động như chặt phá và đốt rừng trên phạm vi lớn, thu hoạch quá mức các loài động vật và thực vật, sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu, dẫn và tiêu nước ở các vùng đất ngập nước, các hoạt động đánh cá huỷ diệt, ô nhiễm không khí và chuyển các vùng đất hoang thành các vùng đất đô thị và nông nghiệp.

Gỗ, động vật hoang dã, sợi, nông sản đang bị khai thác quá mức. Dân số loài người tăng, thậm chí không đi cùng với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển, đã đưa đến sự gia tăng các nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và các quá trình của hệ sinh thái . Các chính sách định cư khuyến khích việc di chuyển những lao động hiện đang thất nghiệp lên vùng biên giới . Các khoản nợ đã buộc chính phủ khuyến khích việc sản xuất các hành hoá có thể trao đổi ở nước ngoài . Tại nhiều quốc gia, chính sách năng lượng đã đưa đến nhiều việc làm không hiệu quả, thêm vào đó là ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và những nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu . Sự phân chia sở hữu đất không hợp lý đã không khuyến khích người nông dân đầu tư vào việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sinh vật có giá trị.

2.Các phương pháp bảo vệ đa dạng sinh học

_Nâng cao nhận thức:Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo từ cấp tỉnh đến các cấp chính quyền địa phương thông qua hội thảo bảo tồn và phát triển. Đối với người dân tổ chức các hội thảo chuyên đề về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và bảo tồn có sự tham gia của người dân cho từng nhóm đối tượng, để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, phổ biến pháp luật, giáo dục môi trường... Tổ chức các nhóm tuyên truyền do lực lượng thanh niên làm nòng cốt có sự tham gia của cộng đồng. Để làm được điều này cần thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như sách báo, áp phích, pa nô, phim ảnh... Xây dựng các điểm văn hóa, các tủ sách phổ biến kiến thức tại trung tâm cộng đồng thôn, bản, đặc biệt là ở nhà của trưởng bản, nhà văn hóa cộng đồng. Khuyến khích người dân xây dựng tủ sách kiến thức gia đình, mua sắm các phương tiện thông tin như đài, báo, ti vi.

_Nâng cao đời sống cộng đồng :Quy hoạch vùng dân cư có sự tham gia của cộng đồng sẽ đảm bảo đất ở, đất sản xuất cho cộng đồng theo chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất cho nhân dân _Tăng cường phổ biến thể chế pháp luật cho cộng đồng: Cùng với các cấp, các ngành chức năng đề xuất thay đổi một số chính sách phù hợp với lòng dân

như trang thiết bị, phương tiện cho công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng một cách hiệu quả các vùng, mùa trọng điểm tác động.

Câu 28: Các nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh vật ở VN hiện trạng suy thoái rừng ở VN. Các nguyên nhân

Nguyên nhân trực tiếp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiến tranh

Chiến tranh không những là nguyên nhân trực tiếp mà còn là nguyên nhân sâu xa gây suy thoái ĐDSH.

Chiến tranh đã gây biến động lớn về phân bố dân cư giữa các vùng, đồng thời một diện tích lớn đất rừng đã bị khai phá để trồng cây lương thực bảo đảm hậu cần tại chỗ cho quân và dân. Không những thế các loài động vật hoang dã còn bị đe doạ bởi các loại vũ khí do chiến tranh để lại sau đó.

Mở rộng đất làm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản

Hiện tượng lấn chiếm đất để sản xuất và nuôi trồng thuỷ hải sản thường xảy ra đối với người nghèo và các hộ di cư tự do. Như nhiều tỉnh ven biển khai phá làm đầm nuôi tôm.

Khai thác gỗ

Nạn khai thác gỗ trộm xảy ra ở nhiều nơi, kể cả trong các khu RPH và RĐD càng làm cho tài nguyên rừng bị cạn kiệt nhanh chóng.

Nguyên nhân chính dẫn tới việc khai thác gỗ trái phép xảy ra nghiêm trọng và khó kiểm soát vì nhu cầu dùng gỗ trong nước và việc xuất khẩu ngày càng tăng trong khi trữ lượng gỗ ngày càng giảm.

Khai thác củi làm nhiên liệu

Khai thác củi làm nhiên liệu có quy mô lớn và khó kiểm soát, đây là mối đe dọa rất lớn đối với ĐDSH. Nhu cầu năng lượng từ củi chiếm tới 75% tổng nhu cầu năng lượng của đất nước, ước tính hàng năm có 22 - 23 triệu tấn nhiên liệu được khai thác từ rừng tự nhiên. Khai thác củi và đốt than để bán còn là nghề kiếm sống khó thay thế của nhiều người ở vùng núi.

Khai thác, buôn bán lâm sản ngoài gỗ (kể cả động vật)

Rừng Việt Nam có khoảng 2.300 loài thực vật thuộc nhóm lâm sản ngoài gỗ như song, mây, lá nón, tre, nứa, và cây thuốc (khoảng 1000 loài) nhiều loài khác được khai thác để làm vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ, làm thuốc và xuất khẩu. Đặc biệt khu hệ động vật hoang dã có khoảng 70 loài thuộc các lớp chim, thú, bò sát bị khai thác thường xuyên để sử dụng cho các mục đích khác nhau. Các hoạt động này đã gây ra nguy cơ tuyệt chủng nhiều loài như Bò xám, Hổ, Tê giác, Voọc mũi hếch, Voọc đầu trắng, Sâm ngọc linh, Lan hài đỏ, Hài Việt nam.

Đánh bắt cá

Tại nhiều nơi vẫn còn tình trạng đánh bắt cá mang tính hủy diệt như dùng mìn, chất nổ, điện, thậm chí cả chất độc (Xyanua). Trai ngọc đã biến mất khỏi nhiều vùng biển phía Bắc. Việc khai thác các loài trên vẫn tiếp tục, mặc dù loài cá trích 5 đốm, bốn loài tôm hùm và hai loài bào ngư đã được liệt kê trong nhóm (hạng) dễ tổn thương.

Xây dựng cơ sở hạ tầng

Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng nói trên thiếu qui hoạch và thiếu cơ sở khoa học có ảnh hưởng mạnh đối với ĐDSH. Chẳng hạn như việc xây dựng các tuyến đường giao thông xuyên qua các vùng rừng rộng lớn, các tuyến đường bộ đi qua vùng Đồng Tháp Mười, nối Hà Tiên với Cà Mau, đường dây điện 500 Kv..., ít nhiều đã làm mất đi tính liên tục của vùng phân bố các loài, gây nhiễu loạn và làm suy thoái môi trường tự nhiên, chỉ tính riêng các hồ chứa nước được xây dựng hàng năm đã làm mất đi khoảng hàng ngàn ha rừng.

Các giống loài động vật, thực vật nhập nội

• Trong cơ cấu cây trồng, ở nhiều nơi số giống mới đã chiếm tới 70-80% và cho năng suất cao. Tuy nhiên, việc nhập nội nhiều giống mới một cách tràn lan, thiếu kiểm soát là nguy cơ tiềm tàng làm cho các giống bản địa bị mai một. Vd như ốc bươu vàng, trinh nữ đầm lầy, v.v... đã phát triển thành dịch, gây hại nghiêm trọng. Đó là do sự thiếu hiểu biết và sơ hở trong quản lý.

Cháy rừng

Cháy rừng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với ĐDSH. ở nước ta trung bình hàng năm (từ năm 1992 đến năm 2002) có khoảng 6.000 ha rừng bị cháy trong phạm vi toàn quốc. Các vùng rừng bị cháy nhiều nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, và Tây Bắc.

Các hoạt động của con người như phát triển công nghiệp và đô thị, khai khoáng, phát triển nông thôn và các làng nghề, các chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt, phát thải từ các phương

Một phần của tài liệu Tiến hóa và đa dạng di truyền (Trang 36 - 48)