2. Nội dung của đề án
2.4. Các giải pháp thực hiện đề án
2.4.1. Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Ban chấp hành Đảng bộ Công an thành phố Bắc Kạn đối với “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Hàng tháng Ban chấp hành Đảng bộ Công an thành phố họp đánh giá tình hình và đề ra phương hướng chỉ đạo công tác phát động “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Thường xuyên quan tâm đến việc thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy và phòng chống tội phạm mua bán người. Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thành phố phải thường xuyên chỉ đạo và phân công rõ ràng cho từng đồng chí ủy viên phụ trách các địa bàn, chỉ đạo đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Thường xuyên phát động phong trào bảo vệ ANTQ ở những địa bàn phức tạp về an ninh trật tự.
2.4.2. Tăng cường sự quản lý điều hành của các đội nghiệp vụ, Công an các phường trong lực lượng Công an thành phố
Đội trưởng các đội nghiệp vụ, trưởng Công an các phường và cán bộ, chiến sĩ phải xác định đúng đắn vị trí, vai trò nhiệm vụ của mình trong “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Xác định “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục của đơn vị, làm cơ sở thực hiện các mục tiêu đã đề ra; trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ
chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” thuộc địa bàn và lĩnh vực được phân công quản lý.
2.4.3. Thường xuyên nghiên cứu phát huy sáng kiến trong công tác tuyên truyền vận động toàn dân tham gia “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Đổi mới nội dung hình thức phát động cho phù hợp với tình hình hiện nay. Chú trọng đến lợi ích vật chất, tinh thần chính đáng cho quần chúng nhân dân. Thực tế cho thấy chỉ khi nào lợi ích chính đáng của nhân dân được thể hiện và thực hiện qua phong trào thì nhân dân dân mới tích cực tham gia, mới phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Các Đội nghiệp vụ, Công an các phường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có Chương trình, kế hoạch tuyên truyền phù hợp; lồng ghép với việc tuyên truyền thực hiện chương trình kế hoạch của đơn vị mình. Hình thức, phương pháp tuyên truyền đa dạng với từng địa bàn, lĩnh vực và điều kiện, nhận thức của các nhóm đối tượng. Nội dung tuyên truyền cần được biên tập thành đề cương ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các cuộc họp cơ quan, ban, ngành, thôn, khu dân cư, lồng ghép vào Chương trình giáo dục quốc phòng, an ninh tổ chức các hội thi, hội diễn … để tuyên truyền.
Chú trọng công tác tuyên truyền tại cộng đồng vào dịp mở các đợt cao điểm vận động quần chúng nhân dân tham gia tấn công trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội; tổ chức ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ, ngày toàn dân phòng chống ma túy, tháng an toàn giao thông…. Phương pháp tổ chức, xây dựng phong trào cần vận dụng linh hoạt đối với từng lĩnh vực, địa bàn cụ thể. Gắn “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” với các cuộc vận động khác như: Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa …
Định kỳ 6 tháng và hàng năm sơ tổng kết rút kinh nghiệm về công tác xây dựng “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Người đứng đầu các đội công tác chủ động có giải pháp phòng ngừa ngăn chặn và xử lý kiên quyết những cán bộ chưa thực sự gương mẫu chấp hành pháp luật, gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
2.4.4. Phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với các cơ quan ban ngành đoàn thể của thành phố về phát động “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”
Công an thành phố Bắc Kạn là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo thực hiện nghị quyết liên tịch số 01, đồng thời là lực lượng nòng cốt xung kích trong đấu tranh phòng chống tội phạm, trong phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, vì vậy phải thường xuyên giao ban hàng tháng với Trưởng Công an của 8 phường, xã trong toàn thành phố, giao ban cụm an ninh liên hoàn huyện, xã...Trong hội nghị giao ban phản ánh tình hình an ninh, trật tự ở các địa phương, đặc biệt là phản ánh sự phối hợp giữa Công an với các ngành trong việc thực hiện các nghị quyết liên tịch. Từ đó có sự phối hợp chỉ đạo hệ thống ngành dọc của mình, thực sự đưa nghị quyết liên tịch đi vào cuộc sống đến từng hội viên, đoàn viên của tổ chức mình. Đồng thời Ban chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra ở cơ sở nhằm phát hiện những mô hình hay, những cá nhân xuất sắc trong phong trào để nhân rộng hoặc biểu dương khen thưởng kịp thời những tập thể cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự, đồng thời có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những trường hợp sai phạm.
Hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong phối hợp thực hiện “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” cần được thực hiện như sau:
Đối với Mặt trận Tổ quốc phải thường xuyên phối hợp trong công tác xây dựng “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” gắn với phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” cần vận động các hộ gia đình đăng ký gia đình văn hóa, khu dân cư đăng ký khu dân cư tiên tiến và cơ quan đăng ký cơ quan văn hóa. Cuối năm, ban chỉ đạo toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa thành phố xét và công nhận hộ gia đình đạt văn hóa, cơ quan đạt cơ quan văn hóa và khu dân cư tiên tiến.
Đối với Hội liên hiệp phụ nữ: Đổi mới hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01/2002/NQLT “Về quản lý giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội”. Ban chỉ đạo thực hiện nghị quyết liên tịch này do đồng chí Trưởng Công an thành phố làm trưởng ban, Đồng chí Chủ tịch hội phụ nữ thành phố làm phó ban. Ban chỉ đạo phải xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết đến 8/8 phường xã, ban chỉ đạo phân công các thành viên ban chỉ đạo xuống cơ sở chỉ đạo các phường, xã triền khai thực hiện Nghị quyết liên tịch, dự họp với ban chỉ đạo phường, xã và dự hội nghị triển khai ở các phường, xã và tổ chức tuyên truyền đến tận thôn, khu dân cư. Qua công tác này giúp chị em phụ nữ nâng cao nhận thức trong việc đấu tranh tố giác tội phạm và quản lý chồng, con em trong gia đình không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội. Tiến hành tổ chức cho hội viên hội phụ nữ ký cam kết gia đình không có người nghiện ma túy, và vi phạm pháp luật, thành lập Câu lạc bộ “phòng chống ma túy tại gia đình”, tham gia các tổ hòa giải…
Đối với Hội nông dân thành phố: Công an thành phố chủ động phối hợp với Hội nông dân triển khai thực hiện, ký kết giao ước với hội nông dân các xã, ký kết giao ước giữa giữa Công an viên và chi Hội trưởng nông dân các thôn, khu dân cư để phối hợp trương trình hành động, sau đó triển khai đến từng hội viên Hội nông dân tinh thần Nghị quyết số 09/CP về trương trình quốc gia phòng chống tội phạm. Các hội viên phải nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình trong tham gia “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, đấu tranh
phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Ngoài việc tuyên truyền về Nghị quyết số 09/CP cho các Hội viên nông dân còn phải vận động họ tham gia đăng ký gia đình văn hóa, tham gia các tổ hòa giải trợ giúp pháp luật ở cơ sở, tham gia công tác quản lý giáo dục các đối tượng lầm lỗi là con em của Hội viên sớm hòa nhập cộng đồng tạo công ăn việc làm tham gia lao động sản suất phát triển kinh tế gia đình.
Đối với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết liên tịch số 02/1998/NQLT giữa Trung ương đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Bộ Công an về “phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên”. Từ nội dung của Nghị quyết liên tịch lực lượng Công an và đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố phải thường xuyên phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho thanh thiếu niên ở các phường, xã, cũng như ở các cơ quan đơn vị, trường học am hiểu chính sách pháp luật và các thủ đoạn của bọn tội phạm và tệ nạn xã hội thường lợi dụng để lôi kéo thanh, thiếu niên đi vào con đường phạm tội. Hàng năm giữa Đoàn thanh niên và Công an thành phố cần tổ chức các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ lồng ghép tuyên truyền về phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác. Tổ chức cho các chi đoàn trong toàn thành phố ký cam kết không mắc tệ nạn ma túy và tệ nạn xã hội khác, tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cộng tác viên, tuyên truyền viên về ANTT cho cán bộ đoàn, đội. Tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội và luật giao thông đường bộ cho cán bộ đoàn viên thanh niên. Phát động trong thanh thiếu niên phong trào tố giác tội phạm để phát hiện những thanh thiếu niên có biểu hiện vi phạm pháp luật, nghiện các chất ma túy để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ và những đối tượng mua bán trái phép chất ma túy cung cấp cho Công an có biện pháp đấu tranh triệt phá.
2.4.5. Xây dựng, đào tạo đội ngũ Công an nhân dân thành phố Bắc Kạn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
Xây dựng lực lượng Công an nhân dân thành phố Bắc Kạn trong sạch vững mạnh, đẩy mạnh việc thực hiện phong trào “Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 Điều Bác Hồ dạy giai đoạn 2013-2018” thực hiện nghiêm túc 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Đào tạo đội ngũ cán bộ Công an nhân dân, cán bộ xây dựng phong trào “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” nói riêng vững vàng về chính trị, giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, nắm chắc chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, đồng thời giỏi về công tác vận động quần chúng.
Công an thành phố nói chung và lực lượng Công an xây dựng phong trào và quản lý bảo vệ dân phố nói riêng cần nhận thức đúng đắn vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ của mình. Đây là lực lượng chủ công nòng cốt trong “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; là lực lượng trực tiếp phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, quản lý địa bàn, đảm bảo an ninh trật tự ở địa bàn phường, xã, khu dân cư. Lực lượng này là cầu nối lãnh đạo, chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Công an thành phố đối với lực lượng Công an cơ sở trong công tác đảm bảo an ninh trật tự.
Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của lực lượng này cần quan tâm, kết hợp đồng bộ giữa việc bố trí cán bộ hợp lý theo địa bàn, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng. Đồng thời coi trọng, gắn kết việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng phong trào với nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội ở địa bàn các phường, xã, khu dân cư. Tiến hành tổ chức rà soát, nắm tình hình, phân loại đánh giá số lượng, chất lượng Công an xây dựng phong trào và quản lý bảo vệ dân phố. Trên cơ sở này có kế hoạch điều chỉnh bổ sung biên chế, đào tạo tập huấn, củng cố về tổ chức, bố trí lực lượng hợp lý khép kín địa bàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Công an xây dựng phong trào và quản lý bảo vệ dân phố.
Đối với cán bộ trực tiếp làm công xây dựng “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và quản lý bảo vệ dân phố được phân công quản lý địa bàn
cần đảm bảo điều kiện phải được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ chuyên ngành, đồng thời phải được lựa chọn những người có năng lực, trình độ phù hợp. Số cán bộ, chiến sĩ từ các bộ phận, lực lượng khác chuyển sang cần phải được bố trí bồi dưỡng và đào tạo tập trung. Tổ chức xây dựng đảm bảo ổn định biên chế, chất lượng cán bộ quản lý địa bàn. Quan tâm làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tạo các điều kiện thuận lợi để công an xây dựng phong trào thành phố yên tâm, phấn khởi công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đối với các địa bàn phức tạp tập trung nhiều đồng bào theo tôn giáo, có hoạt động của các tà, tạp đạo trái phép cần bố trí cán bộ phù hợp. Ngoài việc lựa chọn những người có đủ tiêu chí về phẩm chất chính trị, trình độ nghiệp vụ, pháp luật, cần bố trí đào tạo những người có các kiến thức kỹ năng về công tác dân vận, tuyên truyền.
Để Công an xây dựng “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và phụ trách xã về an ninh trật tự có thể tập trung chuyên sâu vào các mặt nghiệp vụ công tác chuyên môn, lãnh đạo, Công an thành phố cần giảm bớt các hoạt động sự vụ và việc ngoài chức năng. Mặt khác, cần đảm bảo các điều kiện cần thiết về phương tiện chế độ chính sách đối với cán bộ đội Công an xây dựng phong trào và phụ trách xã về an ninh trật tự. Tăng cường các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn giao ban định kỳ, xây dựng chỉ tiêu công tác, đẩy mạnh chất lượng, hiệu quả hoạt động “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Công an thành phố phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp tham gia phát động phong trào. Tập trung chỉ đạo và nâng cao hiệu quả hoạt động của Công an xây dựng phong trào và quản lý bảo vệ dân phố trong việc thực hiện công tác chuyên môn nhất là: Công tác điều tra cơ bản, công tác nắm tình hình, công tác quản lý cư trú, công tác quản lý giáo dục đối tượng và đặc biệt là vận động nhân dân tham gia “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Tổ chức cho Công an xây dựng phong trào và phụ trách xã về ANTT đi học tập rút kinh nghiệm ở các
địa phương khác, thường xuyên học tập quán triệt đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Chỉ thị, Nghị quyết của ngành và các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện chức năng nhiệm vụ quyền hạn được phân công. Tổ chức tạo điều kiện tu dưỡng rèn luyện, học tập và làm theo 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, chế độ công tác, tôn trọng phục vụ nhân dân, coi trọng việc học tập trau rồi kiến thức và năng lực vận động quần chúng, rèn luyện tư thế tác phong trong giao tiếp, ứng xử lịch sự văn minh với nhân dân.
2.4.6. Xây dựng, củng cố toàn diện, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và đầu tư trang thiết bị, điều kiện làm việc, thực hiện tốt chính sách thi đua khen