Xác định hàm lượng mica trong cát (TCVN 4376:1986):

Một phần của tài liệu hướng dẫn thí nghiệm vật liệu xây dựng (Trang 66 - 67)

II. Thiết bị thử:

5. Xác định hàm lượng mica trong cát (TCVN 4376:1986):

a. Ý nghĩa của hàm lượng mica trong cát:

Hàm lượng mica trong cát sẽ làm giảm khả năng bám dính giữa xi măng và cốt liệu, gây ra hiện tượng trượt trong liên kết của bê tông. Hàm lượng mi ca trong cát càng nhỏ thì chất lượng của cát càng tốt. b.Thiết bị thử: -Tủ sấy; -Bộ sàng cát -Giấy nhám khổ 330x210mm -Đũa thủy tinh; c.Chuẩn bị mẫu thử:

-Cân 300g mẫu thí nghiệm theo TCVN 337:1986 -Sấy đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 105o-110oC. -Để nguội đến nhiệt độ phòng.

-Sàng cát qua sàng có kích thước lỗ 5mm.

-Cân 200g cát dưới sàng rồi chia hai phần, mỗi phần 100g. d.Tiến hành thử:

-Dùng 100g cát đã chuẩn bị ở trên, sàng qua sàng: 2,5; 1,25; 0,63; 0,315; 0,14mm.

- Bỏ các hạt dưới sàng 0,14mm. Cát còn lại trên mỗi sàng để riêng.

-Dùng đũa thủy tinh gạt mỏng cát trên giấy rồi nghiêng tờ giấy đổ nhẹ cát sang tờ giấy khác, các hạt mica còn dính lại trên giấy để riêng ra một chỗ.

-Tách xong mica cho 1cỡ hạt thì gộp toàn bộ lượng mica đã tách được và tiến hành tách lại loại bỏ các hạt nhỏ còn lẫn vào.

-Làm xong tất cả các cỡ hạt thì gộp lại toàn bộ lượng mica của cả mẫu đem cân.

e.Tính kết quả:

Hàm lượng mica trong cát (mc) tính bằng (%) chính xác đến 0,01% theo công thức: .100 m m m 1 c = Trong đó: m1 - Khối lượng mica của cả mẫu thử, tính bằng g. m - Khối lượng cát đem thử, tính bằng g.

Hàm lượng mica của cát tính bằng trung bình cộng kết quả hai lần thử song song.

Một phần của tài liệu hướng dẫn thí nghiệm vật liệu xây dựng (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)