Một số thành công trong lĩnh vực tái chế phế phẩm caosu

Một phần của tài liệu báo cáo tái chế cao su thành dầu (Trang 28 - 32)

Công ty TNHH MTV công nghiệp Hạ Long

Công ty TNHH MTV Công nghiệp Hạ Long biến phế liệu cao su thành những nguyên liệu có giá trị. Nhà máy đặt tại núi Thung Súa (thôn Liên Minh, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, Ninh Bình). Đây là nhà máy xử lý phế thải có nguồn gốc từ cao su với công suất 800 tấn/ngày.

Hình 13. Lốp cao su phế thải - Nguyên liệu chế xuất dầu FO-R

Ông Đinh Thanh Lam - Giám đốc Công ty TNHH MTV Công nghiệp Hạ Long cho biết, đây là một quy trình xử lý khép kín, không gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm đầu ra được sử dụng triệt để, không phát tán bụi ra môi trường xung quanh như lò đốt than đá, ít khói so với đốt dầu diesel và mùi khét của cao su gần như được khống chế do quá trình nhiệt phân cao su phế thải đều trong môi trường chân không. Dầu FO-R dùng để nung kính, thép phế liệu thu được xuất bán cho các nhà máy sản xuất thép ở Thái Nguyên, than các-bon đen xuất khẩu sang Trung Quốc thay thế than cám, còn khí gas sinh ra trong quá trình nhiệt phân có thể đưa vào hệ thống tích áp dùng lại cho lò nhiệt phân.

Đây là công nghệ có bước tiến vượt trội trong lĩnh vực năng lượng. Nó giải quyết các vấn đề về nguồn nhiên liệu dầu mỏ, than đá đang ngày một cạn kiệt. Ít có ai ngờ

GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thuận 24 được rằng, những chiếc lốp ôtô phế thải kia lại có thể trở thành nguồn năng lượng có giá trị.

Trong khi đó nguyên liệu than đá, điện, dầu diesel ngày một tăng cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu rẻ hơn, tiết kiệm hơn, an toàn hơn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất để cho ra những sản phẩm phù hợp với môi trường.

Mặt khác, việc thu mua cao su để sử dụng cho tái chế cũng đã góp phần nhỏ trong việc bảo về môi trường. Nhưng trên thực tế, lốp cao su được sử dụng ở Việt Nam còn rất ít, nếu như công nghệ này được sử dụng một cách rộng rãi thì việc bảo về môi trường sẽ được nâng cao hơn nữa.

Hình 14.cDây chuyền nhiệt phân cao su thành dầu (lò quay)

Dây chuyền nhiệt phân cao su phế thải của Công Ty TNHH MTV Công nghiệp Hạ Long đã đạt chuẩn của thế giới. Quá trình vận hành dây chuyền, công nhân phải tuân thủ tuyệt đối kỹ thuật bởi nếu oxy chỉ cần lọt vào trong quá trình nhiệt phân thì sẽ gây cháy nổ. Bên cạnh đó quy trình cấp nhiệt cho lò cũng phải được tuân thủ.

Trung bình, tổng thời gian của quá trình nhiệt phân mất khoảng 11 tiếng đồng hồ và kết quả thu được là 2.500 lít dầu FO-R/1 dây chuyền, than các-bon đen khoảng 1 tấn, sắt phế liệu hơn 1 tấn và khí gas.

GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thuận 25

Hình 15. Công nhân tiếp củi cấp nhiệt cho lò nhiệt phân

Nguồn: moitruong.com.vn

Công ty CTH Phú Thọ

Công ty CTH Phú Thọ cũng đã sử dụng công nghệ nhiệt phân cao su phế thải thành dầu công nghiệp làm chất đốt cho lò gạch ceramic. Công ty này đã đầu tư 2 lò nhiệt phân cao su, nhựa phế thải thành dầu công nghiệp làm chất đốt cho lò gạch cẻamic. Công ty đã hoàn vốn đầu tư sau 6 tháng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, cũng như thu lại đc gấp 1,5 lần chi phí sản xuất. Đồng thời với việc sử dụng dầu nhiệt phân thay thế than khí hóa cho phép công ty giảm hẳn chi phí sản xuất cho 1 m2 gạch ceramic, không bị phụ thuộc vào giá than tăng. Hiện nay Công ty tiếp tục hoàn chỉnh xưởng nhiệt phân và hoàn thiện quy trình đốt dầu nhiệt phân cho 02 dây chuyền gạch ceramic của Công ty.

Trên thế giới

Một số công ty xử lý môi trường trên thế giới cũng đã áp dụng công nghệ nhiệt phân lốp xe cao su phế thải như tại nhà máy Waste Gen (Anh – năm 1989), nhà máy Hamburg (LB Đức) xử lý 110,000 tấn cao su/năm đã qua sử dụng từ năm 2002; nhiều nước như Thụy Sỹ, Mỹ, Nga, Ucraina đã thí điểm nhà máy nhiệt phân cao su từ năm 1995.

GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thuận 26

KẾT LUẬN

Ở thời điểm hiện tại, với sự phát triển một cách nhanh chóng cả về kinh tế lẫn xã hội, áp lực về các sản phẩm cao su phế thải nói riêng cũng như chất thải rắn nói chung đang đè nặng lên các cơ quan đòi hỏi sự giả quyết, xử lý thỏa đáng nhất để giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng của chúng đến môi trường.

Với trữ lượng cao su phế thải rất lớn- do tồn đọng trong một thời gian dài mà không có biện pháp xử lý- thì tiềm năng trong việc tái chế và tái sử dụng chúng ở Việt Nam và thế giới là rất lớn. Lượng cao su phế thải hàng năm sinh ra vẫn rất nhiều, và đặc tính của chúng là rất khó phân hủy, nếu không phân hủy đúng cách sẽ ảnh hưởng đến môi trường là rất lớn; thấy được tầm quan trọng trong việc xử lý cao su phế thải, các công nghệ tái chế cao su đã được ra đời, ngày càng tân tiến và hiệu quả xử lý ngày càng cao. Tiêu biểu trong tái chế cao su phế thải ở Việt Nam là 2 công nghệ cơ nhiệt và Newtech (nhiệt phân). Mỗi công nghệ dây chuyền đều có ưu nhược điểm của chúng, nhưng không thể phủ nhận hiệu quả mà nó mang lại trong việc giải quyết khối lượng khổng lồ cao su phế thải là rất to lớn. Không chỉ giải quyết được vấn đề môi trường mà còn mang lại kinh tế cao do các sản phẩm sau tái chế mang lại cùng với đó là giải quyết được nhiều vấn đề xã hội như công ăn việc làm cho người lao động…

Mong rằng trong tương lai, những cỗ máy “ biến rác thành vàng” như vậy sẽ tiếp tục được phát triển cũng như sự sáng tạo trong các công nghệ xử lý cao su phế thải nói riêng và chất thải rắn nói chung ngày càng được đầu tư và ứng dụng nhiều hơn!

GVHD: Nguyễn Thị Thanh Thuận 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://petrotimes.vn/taichecaosu

2. http://moitruong.com.vn

3. http://vnceramic.vn

4. Nguyễn Văn hước, Quản lí và xử lí chất thải rắn, Nhà xuất bản đại học quốc gia tp Hồ Chí Minh(2012)

Một phần của tài liệu báo cáo tái chế cao su thành dầu (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)