IV.1 Chi phí xây dựng công trình trong hệ thống
Bảng 4. Tổng quát chi phí xây dựng công trình (1)
Cụ thể chi phí công trình được tính toán như sau:
Dàn bơm cấp 1 và giếng:
Bơm : 5 bơm (10 m3/h, 2 kW) hiệu PEMAX CM 32-160 A Giá : 4,970,000 VND/1 bơm
→ Tổng giá: 4,970,000 VND/1 bơm * 5 bơm = 28,740,000 VND Giếng :
Giếng sâu : 30 m, 5 giếng Giá đào 1,200,000 VND/1m
GVHD: TS. Nguyễn Công Nguyên 29 - Miếng che miệng giếng :
10% á ế = 10
100× 180,000,000 = 18,000,000
Tổng giá giếng và bơm : 28,740,000 + 180,000,000 + 18,000,000 = 226,740,000 VND
Giàn mưa và bể lắng tiếp xúc :
Giàn mưa : ống và hệ thống máng < 10m2 = 6,000,000 VND
Bể lắng tiếp xúc bên dưới : 1,200,000 VND/m3 x 34m3 = 40,800,000 VND Tổng giá: 40,800,000 VND + 6,000,000 VND = 46,800,000 VND Bể lọc nhanh : - 2 bể lọc, thể tích 15m3/bể Giá XD 1,400,000 VND/m3 → Xây dựng : 1,400,000 VND/m3 x 15 m3/bể x 2 bể = 42,000,000 VND - Thể tích lớp vật liệu : 1,3 m x 2 x 2.5 = 0.5 m3 Cát thạch anh : 0.8 x 2 x 2.5 = 4 m3 Cát 1400 kg/ m3, kích thước hạt 0.5 – 1mm Đơn giá 50,000 VND/10kg/bao
→ 140 bao x 50,000 VND/bao = 7,000,000 VND Than antraxit : 0.5 x 2 x 2.5 = 2.4 m3 Than 520 – 550 kg / m3 mthan = 1.325 kg Đơn giá 10,000 VND/ kg → 1.325kg x 10,000 VND/kg = 13,250,000 VND Tổng = 42,000,000 + 7,000,000 + 13,250,000 = 62,250,000 VND
GVHD: TS. Nguyễn Công Nguyên 30
Bảng 5. Tổng quát chi phí xây dựng công trình (2)
Bể khử trùng :
Bể :
12,000,000 x 15 = 30,000,000 VND Hóa chất khử trùng: Chlo 45kg/thùng
Đơn giá 58,500 VND/kg
Khối lượng chlo sử dụng 0,01 kg/h ~ 36 kg/tháng 108 kg / 3 tháng → 58,500 VND/kg x 108kg = 6,318,000 VND Tổng bể khử trùng = 30,000,000 + 6,318,000 = 36,318,000 VND Bể chứa nước sạch : Thể tích: 200 m3 Đơn giá 600,000 VND/m3 Tổng 600,000 x 200 = 120,000,000 VND
Bể chứa bùn (khung), không cần đáy :
Thể tích 25 m3
Đơn già 200,000 VND/m3
GVHD: TS. Nguyễn Công Nguyên 31 Chi phí khác ( ống, dây….) 10% x Tổng chi phí xây dựng hệ thống = 10% x 519,848,000 = 51,985,000 VND Tổng chi phí xây dựng =51,985,000 + 519,848,000 = 571,833,000 VND IV.2. Chi phí khác - Chi phí vận chuyển 10,000,000 VND
- Nhân công lắp đặt và hướng dẫn 3ng x 5,500,000 VND/ng = 17,500,000 VND - Xét nghiệm mẫu nước 3 mẫu x 1,500,000 VND/mẫu = 4,500,000 VND
TỔNG CHI PHÍ HỆ THỐNG: 571,833,000 + 32,000,000 = 603,833,000 VND IV.3. Bảo trì, sửa chửa và vận hành hệ thống
- Dựu trù thời gian xây dựng là 8 tháng. - Thay VLL 3 tháng/lần.
- Kiểm tra gủi mẫu xét nghiệm 2 lần/năm - Nạo vét bể chứa bùn 4 tháng/lần
- Để đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định , nên thường xuyên kiểm tra định kì, tốt nhất là 4 tháng/lần.
- Chuẩn bị các thiết bị dự phòng, phòng những trường hợp khẩn cấp (như thiết bị bị hư hỏng , ….) để không ảnh hưởng đến công suất của hệ thống.
- Khi xảy ra các sự cố hư hỏng, cần kiểm tra ngay lập tức để tìm ra nguyên nhân và khắc phục sửa chữa.
GVHD: TS. Nguyễn Công Nguyên 32
KẾT LUẬN
1. Lý do chọn phương pháp xử lý
Một câu hỏi được đặt ra là: “Tại sao trong bao nhiêu hệ thống xử lý, chúng em lại chọn hệ thống này?”. Và câu trả lời được chúng em lý giải như sau:
Chúng ta ai cũng biết, 1 hệ thống muốn vận hành tốt cần có sự phối hợp vận hành 1 cách liên tục và ưng ý nhất.
Thứ nhất, chúng em chọn hệ thống này bởi chất lượng mà nó mang lại rất tốt, từng công trình đều mang những nhiệm vụ riêng biệt nhưng kết lại tổng thể, đó là 1 hệ thống hoàn chỉnh và linh động nhất. Chất lượng nước đầu ra mang những thông số rất đảm bảo, đó là một hành công của công trình này.
Thứ 2 là sự vận hành, lắp đặt và bảo trì khá dễ dàng, các công trình khá phổ biến nên sự vận hành ko gây khó khăn cho công nhân, đều là các công trình nổi nên việc bảo trì cũng dễ dàng hơn.
Cuối cùng cũng phải nhắc đến đó là tính kinh tế của hệ thống. Chi phí dự toán cho công trình là không lớn, mang công nghệ hiện đại nhưng không gây tốn kém như các pp khác.
2. Ưu nhược điểm của hệ thống
GVHD: TS. Nguyễn Công Nguyên 33 Nhược điểm
Hàm lượng sắt trong nước ngầm giới hạn trong khoảng <10mg/l
pH cần ổn định, nếu thấp quá hoặc cao quá thì quy trình xử lý cần điều chỉnh thủ công
Khi sử dụng hóa chất chlo cần chú ý bao bì và sự rò rỉ Chlo Vấn đề hạ tầng đất nơi công trình thu nước cần quan tâm hơn
3. Kêt luận
Nước ngầm được xem như là 1 trong những nguồn nước chính mà con người có thể khai thác và sử dụng. Trên cơ bản, nước ngầm khá sạch so với những nguồn nước khác. Tuy vậy, nguồn nước này vẫn gặp những vấn đề như nhiễm sắt, mangan, vi sinh …và cũng bị ô nhiễm. Tùy theo từng khu vực khác nhau mà sự ô nhiễm nước ngầm cũng khác nhau, ví dụ như gần các khu công nghiệp, nước ngầm sẽ có hàm lượng kim loại nặng cao…. Vì thế, khi đưa sử dụng nước ngầm làm nguồn nước sinh hoạt, cần phải đo lường, xác định rõ thành phần, chất lượng nước. Và nguồn nước ngầm cũng có hạn, lúc khai thác cần chú ý không để làm suy thoái, đứt gãy mạch nước ngầm.
Mục tiêu của đề tài là xây dựng, thiết kế thiết kế qui trình xử lý nước ngầm với công suất 1000 m3/ngày.đêm để cung cấp, phục vụ cho khu dân cư. Các phương pháp được chọn sử dụng trong qui trình đã được đề cập trong báo cáo đã được xem xét kĩ
GVHD: TS. Nguyễn Công Nguyên 34 lưỡng và từ những phương pháp này có thể thiết kế được một hệ thống hoàn chỉnh và linh động . Chất lượng nước đầu ra từ hệ thống đạt tiêu chuẩn của QCVN 01/2009 BYT. Các công trình trong hệ thống không quá tốn kém, dễ lắp đặt cũng như bảo trì , sửa chữa. Dễ vận hành, không yêu cầu trình độ chuyên môn cao do bể trên cơ bản là hoàn toàn tự động . Trong quá trình xử lý không sử dụng hóa chất nhiều nên ít gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và ít thải ra các chất gây hại cho môi trường .
Tuy hệ thống này có thể sử dụng cho xử lí đa số các nguồn nước ngầm , nhưng chỉ có thể áp dụng cho nguồn nước ngầm nào có hàm lượng cặn <10mg/l. Khi xử lý cần chú ý rất nhiều về độ pH, nếu pH thấp quá hoặc cao quá sẽ ảnh hưởng đến cả qui trình hệ thống, và cần chỉnh lại bằng thủ công. Tuy ít dùng hóa chất, nhưng vẫn có sử dụng, vẫn phát sinh việc thải ra chất thải nguy hại và clo có thể bị rò rỉ ra ngoài, nên cần phải được quản lý kỹ. Và cần quan tâm nhất chính là về hạ tầng đất nơi công trình thu nước và về việc khai thác mạch nước ngầm. Nơi thi công trình phải là nơi chắc chắn chứ không phải nơi bị đứt gãy, dễ bị sụt lún và sử dụng hợp lí mạch nước ngầm tránh xảy ra việc nguồn nước ngầm bị suy thoái.
GVHD: TS. Nguyễn Công Nguyên 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Xuân Lai, Cấp nước tập 2, NXB Khoa học và Kỹ thuật 2002.
2. Trịnh Xuân Lai, TTTK các công trình trong hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt và công nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật 2003.
3. Trịnh Xuân Lai & Đồng Minh Thu, Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
4. Nguyễn Ngọc Dung – Xử lý nước cấp. NXB Xây dựng 1999. 5. Chính phủ, TCVN 33/2006 BXD về tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. 6. Chính phủ, QCVN 01/2009 BYT về chất lượng nước ăn uống. 7. Nguyễn Công Nguyên, giáo trình Xử lý nước sinh hoạt.
8. Phạm Thới Đông, Đồ án thiết kế trạm xử lý nước ngầm 12000m3/ngày. 9. Vietmi Chemical Group, Bảng báo giá hóa chất vật liệu.