Hồ sinh học và ngăn khử trùng thay thế

Một phần của tài liệu báo cáo tham quan thực tế nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt (Trang 27 - 30)

Hồ sinh học

Chức năng của hồ là diệt các vi sinh vật có hại bằng ánh nắng mặt trời, hấp thụ kim loại nặng, trong quá trình qaung hợp tảo bèo trong hồ còn hấp thụ nitơ đảm bảo đầu ra đạt tiêu chuẩn xả thải môi trường.

Hồ sinh học là công trình xử lý cuối cùng trong chuỗi hang mục xử lý nước thải của hệ thống. Sau khi xử lý qua hồ sinh học, nước sẽ được chảy tự nhiên đến hạ nguồn suối Cam ly.

Hệ thống hồ gồm 3 hồ sinh học, diện tích khoảng 2.5 ha, phục vụ công suất 7500m3/ ngày.

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076 28

Hình 2.30. Hồ sinh học

Hình 2.31. Ba hồ nhỏ trong hệ thống hồ

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076 29 Nguyên lý hoạt động của hồ sinh học: ngoài một số vi khuẩn bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời, khuẩn e.coli còn bị tiêu diệt bởi tảo được sinh ra trong hồ do hồ có nhiều nguồn dinh dưỡng nuôi tảo như nito, photpho… Tuy nhiên lượng dinh dưỡng lớn như vậy có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng nên trong hồ có nuôi cá để hạn chế số lượng tảo trong hồ.

Hiện nay hồ không còn hoạt động như trước, diện tích hồ bị thu hẹp do sự bồi đắp nhân tạo, nhà máy mở rộng các hạng mục công trình xử lý khác nên hồ sinh học không còn là công đoạn xử lý chính.

Ngăn khử trùng thay thế

Do việc thu hẹp diện tích hồ, nên để đảm bảo nước đầu ra được đạt chuẩn, nhà máy đã sắp xếp một ngăn khử trùng tạm thời; khử trùng nước bằng clo. Nước từ bể lắng thứ cấp sẽ qua van phân phối, có 2 van phụ trách- 1 van đưa nước ra hồ sinh học, van còn lại đổ nước vào ngăn phân khử trùng.

Hình 2.33. Thùng chứa dung dịch clo

SVTH: Đặng Nguyễn Ngọc Lê – 1411076 30

Hình 2.34b.

Hình 2.34. Van và ngăn khử trùng

Một phần của tài liệu báo cáo tham quan thực tế nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt (Trang 27 - 30)