Thực trạng đội ngũ cán bộ xã

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ở Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 39)

Luận văn tập trung đánh giá trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ xã qua ba nhóm sau: đội ngũ cán bộ chủ chốt của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; đại biểu hội đồng nhân dân và cán bộ chuyên môn, giúp việc. Qua đó, luận văn có một số nhận xét:

26

- Số cán bộ là nữ còn ít chưa tương xứng với lực lượng phụ nữ đông đảo ở cơ sở. Đội ngũ cán bộ ở chính quyền cơ sở chậm được trẻ hoá,

- Trình độ văn hoá của cán bộ chính quyền cơ sở đã được cải thiện một bước, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới của đất nước. Tuyệt đại bộ phận cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ.

- Chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức xã hiện tại chưa được giải quyết một cách nhất quán, công bằng, thống nhất trong cả nước và giữa các loại cán bộ.

CHƢƠNG III. PHƢƠNG HƢỚNG ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ.

3.1. Những yêu cầu của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ở Việt Nam hiện nay.

- Yêu cầu xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường kỷ luật, trật tự, kỷ cương xã hội ở cơ sở

- Yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn theo hướng CNH, HĐH

- Yêu cầu để mọi công dân tham gia hoạt động tự quản theo pháp luật ngày càng nhiều và bổ ích hơn

3.2. Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã.

- Cải cách mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở nói chung và chính quyền cơ sở ở nông thôn nói riêng

27

phải được xem là khâu cải cách trọng tâm trong toàn bộ chương trình và giải pháp tổng thể sẽ được nghiên cứu, thiết kế để đổi mới, tăng cường Nhà nước ta theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

- Mô hình cải cách chính quyền cơ sở ở nông thôn cần được nghiên cứu xây dựng trên cơ sở quán triệt hai nguyên tắc: bảo đảm quyền lực nhà nước được tổ chức và thực hiện thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến tận cơ sở và nguyên tắc tự quản ở cơ sở.

- Đổi mới quan niệm và nhận thức về chính quyền cơ sở trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước ta.

- Tiếp tục khẳng định cả trong nhận thức, quan điểm, cả trong các quy định của pháp luật, chính quyền xã là cấp chính quyền cơ sở, phải được tổ chức và hoạt động đúng với vai trò, chức năng của cấp chính quyền cơ sở. Để khẳng định quan điểm này trên thực tiễn, cần kiên quyết đấu tranh khắc phục xu hướng chính quyền xã tự biến mình thành một cấp chính quyền trung gian, đùn đẩy công việc trách nhiệm xuống vai các trưởng thôn.

3.3. Một số giải pháp cụ thể hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền xã.

3.3.1. Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của chính quyền xã

Trách nhiệm và thẩm quyền của Hội đồng nhân dân:

Hội đồng nhân dân có các chức năng cơ bản: - Bàn và quyết định:

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

28

- Theo định kỳ bỏ phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các chức danh do Hội đồng nhân dân bầu ra.

Trách nhiệm và thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân

- Tổ chức thực hiện pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

- Thực hiện các nhiệm vụ được cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền phân cấp.

- Giám sát hoạt động tự quản ở các thôn và thực hiện các nhiệm vụ tự quản vượt ra ngoài phạm vi của các thôn theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Trách nhiệm, thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:

- Tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động của Uỷ ban nhân dân; đổi mới phong cách làm việc của Uỷ ban nhân dân vì nhân dân, phục vụ nhân dân.

- Thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền hành chính được phân cấp.

- Chuẩn bị các phương án trình Hội đồng nhân dân về những nhiệm vụ thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân, báo cáo trước Hội đồng nhân dân, trước nhân dân về những hoạt động của Uỷ ban nhân dân; giới thiệu các Phó chủ tịch, các thành viên của Uỷ ban nhân dân để Hội đồng nhân dân phê chuẩn;

Nhiệm vụ, quyền hạn của thôn:

Từ thực tế nêu trên đây, cần xác định rõ vị trí của thôn là những đơn vị tự quản của cộng đồng dân cư trên địa bàn. Nhiệm vụ chủ yếu của thôn là: tổ chức cho nhân dân đồng thuận cùng bàn bạc quyết định, cùng trông coi, quản lý về mọi hành vi của các thành viên

29

trong cộng đồng theo pháp luật, nhằm thực hiện các công việc vì lợi ích dân cư như: Bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong thôn, giải quyết những vấn đề dân sự phát sinh trong thôn; xây dựng gia đình văn hoá truyền thống lễ hội, tu bổ đình chùa, các hoạt động tâm linh lành mạnh; phát huy truyền thống “tình làng-nghĩa xóm” hợp tác, tương trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh, tổ chức cuộc sống, giúp nhau xoá đói, giảm nghèo; xây dựng và tu bổ đường giao thông, vệ sinh môi trường…Xây dựng các thôn vững mạnh, góp phần làm cho xã vững mạnh.

3.3.2. Đổi mới tổ chức và phƣơng thức hoạt động của chính quyền xã

* Hội đồng nhân dân:

- Về tổ chức:

Để tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân thật sự có hiệu lực còn liên quan đến nhiều yếu tố khác về cơ chế chính sách, về chủ quan hoạt động của Hội đồng nhân dân, trước mắt có thể nêu lên năm vấn đề cần được quan tâm, đó là: thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân phải rõ ràng; số lượng; chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân; phương thức hoạt động và năng lực tổ chức của Chủ tịch và phó chủ tịch Hội đồng nhân dân.

- Về phương thức hoạt động:

Chọn đúng vấn đề cần tập trung giám sát và kết quả giám sát phải được giải quyết đến nơi đến chốn.

Hội đồng nhân dân lựa chọn phương thức hoạt động có hiệu quả nhất, gắn sự hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân với đơn vị bầu cử suốt cả nhiệm kỳ, đổi mới nội dung tiếp xúc cử tri,

30

hoạt động giám sát của các đại biểu Hội đồng nhân dân phải đặc biệt dựa vào dân.

Cải tiến hình thức và nội dung sinh hoạt các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân.

Về vai trò chủ tịch và phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã: Thường trực phải có sự lựa chọn cân nhắc mục đích và nội dung từng kỳ họp chọn lựa những thông tin cần thiết chuyển trước cho các đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu cần có ý kiến tham khảo để chủ động tranh thủ ý kiến của nhân dân, có thể mời các chuyên gia chuyên ngành cùng dự và nghe ý kiến phản biện. Trong điều hành trực tiếp cuộc họp nên giảm bớt thời gian trình bày báo cáo, cần chọn lựa vấn đề cốt lõi, những vần đề còn có ý kiến khác nhau, phát huy những ý kiến mới sáng tạo, có tính khả thi.

* Ủy ban nhân dân:

- Đổi mới ủy ban nhân dân xã theo mô hình thủ trưởng cơ quan hành chính, để đảm bảo triển khai công việc theo chức năng một cách kịp thời, nhanh chóng.

Theo mô hình này, cơ quan hành chính xã bao gồm: Chủ tịch xã, 01 hoặc 02 phó Chủ tịch và bộ máy chuyên môn giúp việc. Chủ tịch xã do toàn thể nhân dân trong xã bầu ra cùng với việc bầu Hội đồng nhân dân xã.

- Đổi mới mô hình tổ chức bộ máy giúp việc của Uỷ ban nhân dân xã.

Bộ máy giúp việc ở xã nên tổ chức thành ba ban chuyên môn: Ban nội chính, ban kinh tế- tài chính, ban văn hóa xã hội.

Ban nội chính gồm các chức danh chuyên môn: quân sự, an ninh, tư pháp, hộ tịch, văn phòng. Ban này có 4 người, Chủ tịch trực

31

tiếp chỉ đạo, chức danh tư pháp có thể kiêm phó công an nếu như quy mô xã không lớn.

Ban kinh tế- tài chính: gồm các chức danh chuyên môn: tài chính- kế toán; kế hoạch – thống kê; nông- lâm- dịch vụ; giao thông- thủy lợi, địa chính.

Ban văn hóa- xã hội gồm các chức danh chuyên môn: văn hóa- thông tin; lao động- thương binh xã hội, y tế, kế hoạch hóa gia đình, giáo dục...

- Điều 12 Nghị định 107/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 quy định “Trong nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân xã có thể ấn định thêm số lượng thành viên Uỷ ban nhân dân cấp mình nhưng tổng số không được vượt quá 5 thành viên và phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn ”

Quy định này cần có hướng dẫn thi hành cụ thể trong trường hợp nào thì Hộii đồng nhân dân có quyền ấn định thêm số lượng thành viên Uỷ ban nhân dân tránh tình trạng tùy tiện ấn định thêm số lượng thành viên Uỷ ban nhân dân làm phình to cơ quan hành chính xã một cách không cần thiết.

3.3.3 Đổi mới công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ xã.

Đối với cấp xã, việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách vừa có tính chiến lược. Cán bộ xã có những đặc thù không giống với các cán bộ khác trong bộ máy nhà nước nên không thể áp dụng các mô hình tuyển chọn, đào tạo chung mà phải bằng phương thức, quy trình riêng.

32

Để hệ thống chính trị nói chung, chính quyền xã nói riêng thật sự là của dân thì hình thức tuyển chọn cán bộ phải thực sự dựa vào dân, cán bộ của dân phải do dân suy tôn. Đại biểu Hội đồng nhân dân và người đứng đầu cơ quan hành chính xã phải được nhân dân trực tiếp lựa chọn và bầu cử. Nếu những người đó không đủ tín nhiệm nhân dân có quyền bỏ phiếu bãi miễn. Hiện nay, nếu các chức danh do Hội đồng nhân dân bầu thì Hội đồng nhân dân có quyền bỏ phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên, nếu chủ tịch xã do toàn dân bầu cử thì khi có vấn đề thì cần phải nghiên cứu cơ chế để toàn dân bỏ phiếu tín nhiệm.

Mỗi địa phương cần xây dựng những tiêu chuẩn cụ thể đối với các chức danh cán bộ, công chức là căn cứ để tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng có hiệu quả.

Tiêu chuẩn về độ tuổi bổ nhiệm lần đầu, tuyển dụng

Tiêu chuẩn về trình độ học vấn: Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở vùng đồng bàng, trung du nhất thiết phải tốt nghiệp trung học phổ thông. Riêng ở các xã miền núi thì tiêu chuẩn có thể thấp hơn nhưng những chức vụ chủ chốt như Chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân nhất thiết phải tốt nghiệp trung học phổ thông.

Tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ: Đối với các chức danh công chức cấp xã phải đảm bảo qua đào tạo trung cấp trở lên ở khu vực đồng bằng và trình độ tương đương sơ cấp trở lên ở khu vực miền núi. Chuyên môn, nghiệp vụ phải phù hợp với chức danh, nhiệm vụ được giao. Riêng đối với các chức danh trưởng công an, chỉ huy trưởng quân sự nếu không có trình độ chuyên môn chuyên ngành thì phải có trình độ chuyên môn phù hợp với ngành và phải qua khóa

33

bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành. Đối với các cán bộ chuyên trách cấp xã: yêu cầu về trình độ trung cấp chuyên môn phù hợp với tình hình, đặc điểm kinh tế-xã hội của địa phương; riêng đối với các xã miền núi thì yêu cầu về chuyên môn có thể thấp hơn.

Tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị: Cán bộ chuyên trách cấp xã và trưởng công an, chỉ huy trưởng quân sự phải có trình độ lý luận từ trung cấp trở lên. Công chức cấp xã tối thiểu phải được đào tạo sơ cấp lý luận chính trị.

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã. Đây là tiền đề quan trọng nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã

- Đổi mới công tác tuyển dụng, đẩy mạnh và thực hiện nghiêm túc công tác điều động luân chuyển cán bộ.

- Chú trọng tạo nguồn cán bộ tại chỗ, có chính sách khuyến khích đội ngũ sinh viên mới ra trường về địa phương công tác.

KẾT LUẬN:

Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân đòi hỏi phải đổi mới một cách căn bản tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương mà đặc biệt là chính quyền xã. Đây cũng chính là nhiệm vụ mà Nghi quyết Trung ương V khóa IX đã đề ra “phải tập trung sức kiện toàn chính quyền cơ sở”.

Để góp phần kiện toàn chính quyền cơ sở, luận văn đã tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề sau:

34

Xác định rõ vị trí, vai trò của chính quyền xã trong hệ thống chính quyền địa phương nước ta, tìm ra những ưu điểm, hạn chế của bộ máy chính quyền xã qua từng giai đoạn lịch sử ở nước ta. Nêu lên những căn cứ, yêu cầu của việc đổi mới mô hình tổ chức bộ máy chính quyền xã ở nước ta hiện nay.

Phân tích và đánh giá đúng thực trạng về tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền xã ở nước ta trong những năm qua. Luận văn tập trung làm sáng rõ những vấn đề sau:

- Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.

- Đặc điểm, cơ cấu, trình độ đội ngũ cán bộ chính quyền xã

Trong phần này, luận văn đã nêu những hạn chế, yếu kém trong tổ chức và quản lý của chính quyền xã cũng như những hạn chế, yếu kém của đội ngũ cán bộ chính quyền xã thông qua kết quả điều tra, khảo sát và chỉ ra những nguyên nhân của tình trạng đó, trên cơ sở đó luận văn đã đề xuất một số giải pháp về đổi mới mô hình tổ chức bộ máy chính quyền xã là:

- Trước hết phải xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của chính quyền xã.

- Xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền xã phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của đổi mới.

- Đổi mới công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ xã

Vấn đề tổ chức bộ máy chính quyền xã sao cho phù hợp, sát với thực tế là một vấn đề lớn, phức tạp. Chúng ta không thể áp dụng những mô hình sẵn có mà phải lựa chọn những nhân tố hợp lý của

35

những mô hình đó sao cho phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay của đất nước và vừa làm, vừa phải rút kinh nghiệm để có thể hoàn thiện hơn. Với phạm vi của một luận văn thạc sỹ cũng chỉ xin được đóng góp phần nhỏ bé để có thể từng bước hoàn thiện mô hình chính quyền xã hiện nay

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã ở Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 39)