Phong cách làm cha mẹ

Một phần của tài liệu Phong cách làm cha mẹ ở những gia đình có trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý (Trang 32)

11. Cấu trúc luận văn

1.1. Phong cách làm cha mẹ

1.1.6. Định nghĩa

Phong cách làm cha mẹ (đƣợc dịch từ tiếng Anh là “parenting style”) đƣợc đề cập nhiều bắt đầu từ những năm 1920. Làm cha mẹ là một hoạt động phức tạp bao gồm nhiều hành vi cụ thể nhƣ làm việc cá nhân và cùng nhau để gây ảnh hƣởng đến các kết quả của con cái. Mặc dù hành làm cha mẹ là cụ thể, chẳng hạn nhƣ đánh đòn hoặc đọc to, có thể ảnh hƣởng đến phát triển của trẻ, nhƣng nhìn vào bất kỳ hành vi cụ thể nào trong sự tách biệt cũng có thể gây hiểu nhầm. Nhiều tác giả đã lƣu ý rằng những thực hành cụ thể trong nuôi dạy con cái là ít quan trọng trong việc dự đoán hạnh phúc của con cái hơn là mẫu hình chung của cha mẹ. Hầu hết các nhà nghiên cứu đã cố gắng để mô tả mẫu hình này của cha mẹ dựa trên khái niệm về phong cách làm cha mẹ của Diana Baumrind.

Theo Baumrind (1991) việc xây dựng phong cách làm cha mẹ đƣợc sử dụng để nắm bắt sự thay đổi bình thƣờng trong các nỗ lực của cha mẹ để kiểm soát và xã hội hóa con cái của họ. Tồn tại hai điểm rất quan trọng trong việc tìm hiểu định nghĩa này. Đầu tiên, phong cách làm cha mẹ là có nghĩa là để mô tả sự thay đổi bình thƣờng ở cha mẹ. Nói cách khác, các loại hình phong cách làm cha mẹ mà bà Baumrind đã phát triển không nên đƣợc hiểu là bao gồm các hành vi lệch chuẩn của cha mẹ, chẳng hạn nhƣ có thể đƣợc quan sát thấy trong những gia đình lạm dụng hoặc bỏ rơi con cái. Thứ hai, Baumrind giả định rằng làm cha mẹ bình thƣờng xoay quanh các vấn đề về kiểm soát. Mặc dù cha mẹ có thể khác nhau ở cách họ cố gắng để kiểm soát hay xã hội hóa con cái của họ và mức độ mà họ làm nhƣ vậy, nó đƣợc giả định rằng vai trò chính của tất cả các bậc cha mẹ là gây ảnh hƣởng, dạy dỗ và kiểm soát con cái của họ. [5].

Bên cạnh đó, theo Maccoby và Martin (1983) phong cách làm cha mẹ có hai yếu tố chính: sự nồng nhiệt và những mong muốn của cha mẹ. Trong đó, sự nồng nhiệt đƣợc thể hiện qua mức độ ấm áp trong đáp ứng và hỗ trợ con cái. Những mong muốn của cha mẹ đƣợc thể hiện qua mức độ kiểm soát, đƣa ra những yêu

cầu trên con cái của cha mẹ.

Nhƣ vậy, mặc dầu mỗi tác giả khi nghiên cứu về phong cách làm cha mẹ thƣờng đƣa ra những ý kiến riêng nhƣng hầu hết đều ủng hộ và xây dựng khái niệm phong cách làm cha mẹ dựa trên quan điểm của Diana Baumrind (1991) [5]. Bà cho rằng “phong cách làm cha mẹ là những khuôn mẫu khác nhau mà cha mẹ thƣờng sử dụng để cố gắng kiểm soát và xã hội hóa đứa trẻ”. Và trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng ủng hộ định nghĩa này của Diana Baumrind để hiểu về phong cách làm cha mẹ.

1.1.7. Phân loại các kiểu phong cách làm cha mẹ

Theo Diana Baumrind, có bốn khía cạnh quan trọng trong phong cách làm cha mẹ [18]:

- Chiến lƣợc kỷ luật

- Ấm áp và chăm sóc

- Cách thức giao tiếp với con cái

- Kỳ vọng về sự trƣởng thành của con cái và cách thức kiểm soát.

Dựa trên bốn khía cạnh này, bà cho rằng có ba phong cách cha mẹ chủ yếu là: phong cách làm cha mẹ dân chủ, phong cách làm cha mẹ độc đoán và phong cách làm cha mẹ dễ dãi.

Diana Baumrid (1966) [54] mô tả ba phong cách làm cha mẹ điển hình nhƣ sau:

Cha mẹ có phong cách làm cha mẹ dễ dãi có huynh hƣớng cƣ xử một cách không trừng phạt, chấp nhận và khẳng định nhằm hƣớng đến sự bất đồng, mong muốn và hành động của trẻ. Cha mẹ hỏi ý kiến trẻ về các quyết định và đƣa ra các giải thích về luật lệ gia đình. Cha mẹ đƣa ra một vài yêu cầu cho trách nhiệm gia đình và hành vi có trật tự. Cha mẹ thể hiện mình với con cái nhƣ một nguồn lực để đáp ứng các mong ƣớc của trẻ, chứ không phải nhƣ một ý tƣởng cho con cái mô phỏng theo, hay không phải nhƣ một tác nhân tích cực có nhiệm vụ xây dựng hoặc thay đổi hành vi trong hiện tại hay tƣơng lai của con trẻ. Cha mẹ cho phép con cái điều tiết các hoạt động của mình càng nhiều càng tốt, tránh việc kiểm soát, và không khuyến khích con cái tuân thủ một số các tiêu chuẩn bên ngoài. Cha mẹ

hƣớng đến sử dụng lý trí hoặc hành động, nhƣng không sử dụng quyền lực để thực hiện mục đích của mình.

Cha mẹ có phong cách làm cha mẹ độc đoán thƣờng cố gắng định hình, kiểm soát, đánh giá hành vi và thái độ của con cái theo một bộ tiêu chuẩn đạo đức, thƣờng là một tiêu chuẩn tuyệt đối, đƣợc thúc đẩy và hình thành một cách chủ quan bởi ngƣời thẩm quyền cao hơn. Phụ huynh đánh giá sự vâng lời nhƣ một đức tính tốt và ủng hộ việc trừng phạt, áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn sự tự ý xảy ra khi hành vi hoặc niềm tin của con cái xung đột với những gì cha mẹ nghĩ đó là đức tính tốt. Cha mẹ tin vào việc kiểm soát con cái, hạn chế quyền tự chủ của con cái, và phân công trách nhiệm gia đình để khắc sâu sự tôn trọng công việc. Cha mẹ xem việc giữ gìn trật tự và cấu trúc truyền thống nhƣ một mục đích có giá trị cao. Cha mẹ không khuyến khích sự cho và nhận bằng lời nói và tin rằng con cái nên vâng lời mình vì việc gì đó đƣợc cho là đúng.

Cha mẹ có phong cách làm cha mẹ dân chủ cố gắng để chỉ đạo các hoạt động của con cái nhƣng theo một định hƣớng hợp lý. Cha mẹ khuyến khích cho và nhận bằng lời nói, chia sẻ với con cái những lý do đằng sau những quyết định của mình, và gạ gẫm sự phản đối của trẻ khi trẻ từ chối tuân theo. Cả hai sự tự chủ và sự tuân thủ kỷ luật đều đƣợc coi trọng. Vì vậy cha mẹ thƣờng kiểm soát chắc chắn các điểm khác biệt giữa cha mẹ và con cái, nhƣng không bao bọc con cái bởi các ràng buộc. Cha mẹ thực thi quan điểm riêng của mình nhƣ một ngƣời trƣởng thành, nhƣng công nhận sở thích cá nhân và tính cách đặc biệt của trẻ. Cha mẹ có phong cách làm cha mẹ dân chủ thƣờng khẳng định phẩm chất hiện tại của con cái, nhƣng cũng đặt ra các tiêu chuẩn cho hành vi trong tƣơng lai. Cha mẹ sử dụng lý trí, quyền lực và định hình cách giáo dục và củng cố để đạt đƣợc mục tiêu của mình. Cha mẹ không áp đặt quyết định của mình trên sự đồng thuận nhóm hoặc những ham muốn cá nhân của con cái.

1.1.8. Tính cách của trẻ và phong cách làm cha mẹ

Phong cách làm cha mẹ uy quyền

- Khuynh hƣớng sôi nổi và hạnh phúc

- Quy chế cảm xúc phát triển tốt

- Kỹ năng xã hội phát triển

- Ít cứng nhắc về đặc điểm giới tính (ví dụ: nhạy cảm ở bé trai và độc lập ở bé gái)

Phong cách làm cha mẹ độc đoán

- Có huynh hƣơng lo lắng, dễ từ bỏ và không hạnh phúc

- Hành xử kém đối với các việc gây thất vọng (đặc biệt các bé gái dễ từ bỏ và bé trai đặc biệt trở nên không thân thiện)

- Học tốt ở trƣờng (có thể so sánh với các nghiên cứu cho mẹ phong cách uy quyền )

- Không có khuynh hƣớng tham gia vào các hoạt động chống đối xã hội (ví dụ: ma túy và lạm dụng rƣợu, đập phá, các băng nhóm)

Phong cách làm cha mẹ dễ dãi

- Quy chế cảm xúc kém

- Nổi loạn và ngang bƣớng khi sự ham muốn bị thách thức.

- Kiên trì thấp với các nhiệm vụ có tính thử thách

- Hành vi chống đối xã hội

Ngoài ra, trong một nghiên cứu mới hơn, Maccoby và Martin (1983) [28] đã bổ sung thêm một phong cách làm cha mẹ vào ba loại phong cách trên. Phân loại bốn phong cách làm cha mẹ của ông là:

- Phong cách làm cha mẹ dân chủ (cha mẹ có sự ấm áp, mong đợi của cha mẹ rõ ràng, luật lệ đƣợc đƣa ra phù hợp và có thảo luận với con cái).

- Phong cách làm cha mẹ độc đoán (ít thể hiện sự nồng ấm, cha mẹ đƣa ra mong đợi và luật lệ theo cách áp đặt, thiếu sự trao đổi, có nhiều hình phạt nghiêm khắc về thể chất nếu trẻ phạm lỗi).

- Phong cách làm cha mẹ dễ dãi – nuông chiều (cha mẹ thể hiện mức độ nồng ấm cao nhƣng với sự kiểm soát thấp).

- Phong cách làm cha mẹ thờ ơ – không quan tâm (thể hiện thấp cả về sự nồng ấm và kiểm soát).

cái là khác nhau, chất lƣợng tƣơng tác ảnh hƣởng đến tính cách của đứa trẻ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xin sử dụng thang đo phong cách cha làm mẹ dựa trên ba yếu tố dân chủ, độc đoán và dễ dãi để thực hành. Do đó, chúng tôi dựa vào sự phân loại 3 phong cách làm cha mẹ dân chủ, độc đoán, dễ dãi.

1.2. Phong cách làm cha mẹ trong những gia đình có trẻ được chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý

1.1.9. Các nghiên cứu ở phương Tây

Hamid Alizadeh (2007) [16] xác định mối quan hệ giữa sự tự tin của cha mẹ, sự ấp áp và gần gũi với con cái và sự trừng phạt trong gia đình của trẻ em bị chứng tăng động, giảm chú ý (ADHD). Về phƣơng pháp, chẩn đoán ADHD đƣợc thiết lập thông qua phỏng vấn lâm sàn với cha mẹ, con cái, và giáo viên theo tiêu chuẩn DSM – IV – TR. Chẩn đoán này cũng đƣợc thiết lập bằng cách cho cha mẹ hoàn thành khảo sát về thang đo đánh giá cha mẹ của Conner, và các giao viên hoàn thành thang đo đánh giá giao viên của Conner. Hai nhóm cha mẹ ngƣời Iran, một nhóm với con cái bị ADHD (N=130) và một nhóm kiểm soát (N=120), thang đo phong cách cha mẹ và sự tƣ tin đƣợc lấy từ bảng khảo sát đã thực hiện. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra cha mẹ của trẻ bị ADHD thì cho thấy có một sự tự tin thấp hơn và ít ấm áp và ít gần gũi với con cái của họ hơn, sử dụng biện phát trừng phạt mạnh hơn so với cha mẹ của nhóm kiểm soát. Kết luận của nghiên cứu cung cấp một bằng chứng mạnh mẽ rằng trẻ em bị ADHD thì có rủi ro đáng xem xét về sự ngƣợc đãi bởi cha mẹ của chúng. Thay vì chỉ tập trung vào chứng ADHD của trẻ, phƣơng pháp điều trị cũng cần tính đến chức năng của cha mẹ.

Trong nghiên cứu của mình, Shakila Yousefia (2011) [34] nhắm đến so sánh áp lực nuôi dạy trẻ của những ngƣời mẹ có trẻ bị ADHD và những đứa trẻ bình thƣờng. Phƣơng pháp so sánh nhân quả đƣợc sử dụng. Đặc trƣng của mẫu là gồm các trẻ em từ 5 đến 12 tuổi đƣợc chuyển đến bệnh viện tâm thần (bệnh viện I bn-e- sina và bệnh viện Shaykh Doctor, thuộc Iran). Tất cả những ngƣời mẹ của nhóm trẻ bình thƣờng (từ 5-12 tuổi) đƣợc chọn ở trƣờng mẫu giáo và tiểu học trong địa bàn quận 4 của Mashhad với 50 cha mẹ có trẻ bị ADHD và 80 ngƣời mẹ trong nhóm trẻ bình thƣờng đƣợc chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu cả khối (cluster

sampling). Các công cụ đƣợc đề xuất là thang đo phong cách cha mẹ Diana Baumrind và chỉ số áp lực nuôi dạy trẻ (PSI). Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng là kiểm định T-test cho các nhóm độc lập, phân tích ANOVA hai chiều. Các kết quả cho thấy rằng có một sự khác biết có ý nghĩa thống kê giữa áp lực nuôi dạy trẻ của những ngƣời mẹ có con bị ADHD và nhóm trẻ bình thƣờng. Và có một sự khác biệt có ý nghĩa thông kê giữa phong cách cha mẹ giữa những ngƣời mẹ có con bị ADHD và nhóm trẻ bình thƣờng. Bên cạnh đó có một sự khác biệt có ý nghĩa thông kê trong áp lực nuôi dạy trẻ giữa những ngƣời mẹ có con bị ADHD và nhóm trẻ bình thƣờng. Và mức độ áp lực nuôi dạy trẻ có một tác động lên phong cách cha mẹ của nhóm trẻ bị ADHD. Nói cách khác, áp lực nuôi dạy trẻ càng cao, thì phong cách cha mẹ độc đoán càng cao.

Trong nghiên cứu so sánh về hiệu quả của cha mẹ và hành vi trẻ em trong một mẫu gồm có cha mẹ và trẻ em từ lớp 4 đến lớp 6 có và không có ADHD của Primack và cộng sự (2012) [32]. Mục tiêu của nghiên cứu là sử dụng báo cáo của cả cha mẹ và trẻ. Kết quả đã cho thấy hiệu quả trong cách làm cha mẹ của những cha mẹ của trẻ ADHD thấp hơn so với những cha mẹ của trẻ không ADHD, và nếu phản hồi điều này cho họ biết sẽ cải thiện hiệu quả của vai trò làm cha mẹ, và điều này đƣợc biết có gắn kết tích cực đến kết quả điều trị ADHD.

Mahboobeh Firouzkouhi Moghaddam và cộng sự (2013) [29] so sánh phong cách cha mẹ của những cha mẹ của trẻ có và không có ADHD cho thấy rằng cha mẹ của trẻ ADHD có phong cách cha mẹ độc đoán nhiều hơn và ít có phong cách cha mẹ dễ dãi hơn. Những cách nuôi dạy nhƣ vậy có thể dẫn đến việc làm xấu đi những triệu chứng của ADHD, vì thế việc cải thiện phong cách cha mẹ với liệu pháp gia đình, huấn luyện phụ huynh về hành vi, các chƣơng trình giáo dục học đƣờng, và kỹ năng ứng phó giảng dạy có thể cải thiện chất lƣợng cuộc sống và các mối quan hệ trong gia đình có trẻ em ADHD.

Nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu của các tác giả phƣơng Tây cho thấy những đặc điểm chung trong tƣơng tác cha mẹ - con cái trong gia đình có trẻ ADHD là trẻ ADHD nhận đƣợc ít sự quan tâm, ít sự nồng ấm, và có khuynh hƣớng chịu sự trừng phạt nhiều hơn so với những trẻ bình thƣờng và trẻ không có

ADHD. Các nghiên cứu cũng chỉ ra tác động của các triệu chứng ADHD ở trẻ tạo ra áp lực hơn cho cha mẹ trong nuôi dạy con cái so với những trẻ em bình thƣờng. Áp lực trong nuôi dạy con cái càng cao thì cha mẹ càng có khuynh hƣớng phong cách độc đoán càng nhiều. Điều này nói lên rằng cha mẹ của trẻ ADHD thƣờng có phong cách độc đoán hơn, kém hiệu quả hơn so với phong cách cha mẹ của những phụ huynh có con bình thƣờng hay không có ADHD.

1.1.10. Các nghiên cứu ở châu Á và Việt Nam

1.1.10.1.Các nghiên cứu ở châu Á

Theo Li-Ren Chang cùng cộng sự (2013) [27] các tài liệu nghiên cứu phƣơng Tây khảo chứng sự tƣơng tác cha – con kém và sự tƣơng tác mẹ – con kém ở các gia đình có trẻ em bị tăng động/ giảm chú ý (ADHD). Tuy vậy, phƣơng pháp giáo dục của cha và sự ảnh hƣởng của phƣơng pháp này trong các gia đình châu Á có trẻ bị ADHD vẫn chƣa đƣợc khám phá. Các tác giả so sánh mối tƣơng tác cha – con và phong cách làm cha giữa trẻ em bị ADHD và không bị ADHD và nhận ra mối tƣơng quan của các thang đo phong cách cha mẹ này. Về phƣơng pháp, sự tƣơng tác cha – con và phong cách làm cha đƣợc so sánh với giữa 296 trẻ bị tăng động/ giảm chú ý (ADHD) và 229 trẻ em không bị ADHD ở Đài Loan. Tất cả trẻ em và cha mẹ của chúng nhận các bảng phỏng vấn tâm thần để chẩn đoán ADHD và các rối loại tâm thần khác của trẻ, và ngƣời cha cũng đƣợc đánh giá về các triệu chứng ADHD, lo âu và trầm cảm. Cả ngƣời cha và con đều báo cáo về phong cách làm cha, sự tƣơng tác cha – con, các vấn đề về hành vi tại nhà, và nhận thức về sự

Một phần của tài liệu Phong cách làm cha mẹ ở những gia đình có trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)