Như đã trình bày ỏ' phân 3.1, thành phần của cặn dđu thô Bạch Hổ, hàm lượng nhựa và asphalten rất thấp, nahĩa là độ thơm hoá thấp và độ ngưng tụ của các phần từ trong cặn thấp. Điểu này là do hàm lượng oxi, nitơ, lưu huỳnh rất thấp. Để đưa oxi, nitơ và lưu huỳnh vào thành phần cùa cặn trong bitum hoá cặn dầu Bạch Hổ, chúng tôi đã dùng phương pháp oxi hoá cặn dầu Bạch Hổ bằng oxi không khí trong sự có mặt hay không có mặt của xúc tác, dùng tác nhân oxi hoá hữu cơ chứa nitơ, thêm các cấu tử lưu huỳnh hay lưu huỳnh nguyên tố ờ những nhiệt độ khác nhau và thời gian phản ứng khác nhau. Sau mỗi một phản ứng, các sản phẩm thu được đều được đặc trưng phân tích bằng các phép đo độ xuyên kim (Đ XK , P) hay độ chảy mềm (ĐCM, R) tại phòng thí nghiệm của Công ty phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ thuộc Tổng công ty hoá chất Việt Nam và tại phòng thí nghiêm của Bộ môn Hoá học dầu mỏ, Khoa Hoá, trường ĐHKHTN - ĐHQG Hà Nội. Ngoài ra, chúng tôi cũno ghi phổ hồng ngoại của một số mẫu để theo dõi sự biên đổi của sản phẩm qua quá trình oxi hoá. Phổ hổng ngoại được xác định tại PTN cùa Bộ môn Hoá học dầu mỏ, Khoa Hoá, trường ĐHKHTN - ĐHQG Hà Nội.
6.1. Oxihoá cặn dầu Bạch H ổ bằng oxi không khí.
Thiết bị gổm:
- Máy thổi không khí,
- Thiêt bị đo lưu lượng không khi và làm khô không khí trước khi đưa vào bình phản ứng.
- Bình cầu 3 cổ. - Nhiệt kế thuỷ ngân. - Máy khuấy,
- Bếp điện,
- Bộ phận hấp thụ khí sinh ra trong quá trình oxi hoá.
Trong phương pháp oxi hoá cặn đầu Bach Hổ bằng oxi không khí, chúng tôi giữ lưu lượng không khí là 35 lít trong 1 giờ.
Chúng tôi đã nghiên cưu ảnh hưởng của nhiệt độ đến chất lượng sản phẩm thu được. Cụ thể là quá trình oxi hoá được tiến hành ở 3 nhiệt độ khác nhau là: 100°c, 2 0 0 °c và 2 70°c. Vì chất Ịượns của sản phẩm còn phu thuộc vào thời gian đưa oxi không khí vào hệ phản ứng nên chúng tôi đã tiến hành phản ứng ờ 3 thời gian khác nhau là 2 giờ, 4 giờ và 8 giờ.
6.2. Oxi h o á cặn dẩu B ạch H ổ trong sự có mặt của cúc tác F eClJ.