Quản lí hành

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH và hỗ TRỢ TRONG TƯƠNG LAI CHO các GIA ĐÌNH có CON mắc rối LOẠN PHỔ tự kỷ (Trang 26 - 31)

Trẻ tự kỉ chức năng thấp có rất nhiều hành vi thách thức đặc biệt: hành vi phá rối, hành vi không phục tùng, hành vi bốc đồng, hành vi thiếu chú ý, hành vi tăng động, hành vi hung hãn và những hành vi rập khuôn vô cùng đa dạng (tự kích thích, xâm kích,…)… Có

rất nhiều trẻ, biểu hiện hành vi ngày càng tăng lên, trở nên rất khó khăn để quản lí khi trẻ đã lớn (đa phần trẻ có hành vi phá rối, hung hãn,… sẽ còn hung hãn hơn khi trưởng thành).

Quản lí hành vi là một quá trình dài đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn của cha mẹ cũng như giáo viên, đôi khi, quá trình ấy sẽ kéo dài đến suốt cuộc đời một đứa trẻ tự kỉ chức năng thấp. Và phân tích hành vi ứng dụng (ABA) là một liệu pháp được thiết kế nhằm thay đổi hành vi những hành vi có vấn đề của trẻ tự kỉ.

Phân tích hành vi giúp chúng ta hiểu: Cách thức hoạt động

Môi trường đã ảnh hưởng tới hành vi như thế nào Việc học diễn ra như thế nào

Liệu pháp ABA có mục tiêu là tăng các hành vi mong muốn và giảm các hành vi không mong muốn.

Các chương trình trị liệu ABA có thể giúp: Tăng kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp

Cải thiện sự chú ý, tập trung, kỹ năng xã hội, trí nhớ và học thuật

Giảm hành vi vấn đề

Phân tích hành vi ứng dụng bao gồm nhiều kỹ thuật để hiểu và thay đổi hành vi:

Củng cố tích cực

Củng cố tích cực là một trong những chiến lược chính được sử dụng trong ABA.

Cơ sở lý thuyết của những phương pháp can thiệp về hành vi có thể giải thích đơn giản là những hành vi được củng cố (thưởng) sẽ tái diễn thường xuyên hơn là những hành vi bị bỏ qua hoặc bị phạt. Phần thưởng tích cực khuyến khích người tiếp tục sử dụng kỹ năng. Theo thời gian điều này dẫn đến thay đổi hành vi có ý nghĩa.

Tiền hành vi, hành vi, hậu hành v

Hiểu các tiền hành vi (những gì xảy ra trước khi một hành vi xảy ra) và hậu hành vi (những gì xảy ra sau hành vi) là một phần quan trọng khác của bất kỳ chương trình ABA nào.

Các chương trình ABA dành cho người tự kỷ không nên là "một kích thước phù hợp với tất cả." ABA nên được xem như một bộ máy khoan đóng hộp. Thay vào đó, mỗi chương trình cần được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của từng người học.

ABA có hiệu quả cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Nó có thể được sử dụng từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành.

Thực tế, khi trẻ còn nhỏ, ta thấy sẽ có rất nhiều biện pháp để gia tăng hành vi mong muốn và giảm thiểu hành vi không mong muốn (củng cố hành vi bằng thẻ đổi hàng, sử dụng biên bản thỏa thuận,… mà cha mẹ có thể thực hiện được sau khi được chuyên gia hướng dẫn) nhưng một giả thuyết được đặt ra: “Những biện pháp trên không còn hiệu quả khi trẻ đã lớn”, khi đó, cha mẹ phải làm thế nào? Dựa cơ sở của phân tích hành vi ứng dụng, một số chiến thuật phù hợp với thiếu niên hay người tụ kỉ trưởng thành: Dập tắt (dập tắt một cách dứu khoát chỉ mang lại hiệu qủa khi hành vi nhằm thu hút sự chú ý hoặc củng cố), bồi hoàn và sửa lặp bồi hoàn (yêu cầu một cá nhân đưa môi trường về đúng trạng thái trước khi xuất hiện hành vi làm thay đổi môi

trường. Trẻ tự kỉ nhỏ thường rất khó để tự mình hoàn thành việc bồi hoàn và sửa lặp bồi hoàn, nhưng với trẻ lớn thì hoàn toàn khác, biện pháp này vô cùng phù hợp),…

Không ít những biện pháp quản lí hành vi cho trẻ chức năng thấp. Cha mẹ có nhiệm vụ là quan sát, xem xét, phối hợp với giáo viên lập kế hoạch can thiệp hành vi cho con và lựa chọn những phương pháp phù hợp với lứa tuổi, khả năng của con. Hành vi của trẻ bộc phát mọi lúc, mọi nơi, có thể trong tương lai cũng vậy, vì thế nên việc quản lí hành vi tại những nơi ngoài lớp học (ở nhà, ngoài đường hay những địa điểm khác) vãn do phụ huynh đóng vai trò chủ đạo.

Giáo dục giới tính

Khi trẻ bước sang hiai đoạn dậy thì, giáo dục giới tính luôn là vấn đề được các phụ huynh đặt lên hàng đầu. Giáo dục giới tính cho trẻ tự kỉ chức năng thấp khó khăn hơn rất nhiều so với giáo dục cho trẻ tự kỉ chức năng cao và trẻ không khuyết tật. Khi hầu hết các lĩnh vực phát triển ở trẻ đều hạn chế (nhận thức, kĩ năng giao tiếp và tương tác,… ) nhưng về sinh lí trẻ thì lại phát triển hoàn toàn bình thường, thậm chí là còn mãnh liệt hơn so với tuổi thực, mang tính chất

Vấn đề đầu tiên trong giáo dục tương lai mà các bậc cha mẹ phải đối mặt chính là tuổi dậy thì của con. Tại thời điểm có, cơ thể của trẻ có rất nhiều thay đổi: con trai sẽ có có hiện tượng xuất tinh, vỡ giọng, mọc râu, cơ bắp phát triển; con gái sẽ nguyệt san, ngực phát triển,… khi đó, trẻ sẽ rất hoảng loạn và không biêt xử lỷ như thế nào. Một chiên lược hiệu quả để hỗ trợ cha mẹ trong thời kì này là thông báo cho con những thay đổi trước tuổi dậy thì (bằng câu chuyện xã hội, video, hình ảnh trực quan, …. Sử dụng những phiếu bài tập được

thiết kế sẵn để dạy con về các quy tắc bảo vệ thân thể, quan hệ tình dục, …. ủng cố lại về quy tắc 5 ngón tay, bảo vệ vùng đồ bơi,…mà con đã học khi nhỏ. Thường xuyên đặt câu hỏi để kiểm tra mức độ tiếp thu của con.

Phổ biến trước cho cho con về quan hệ tình dục và xâm hại tình dục (bằng hệ thống tranh ảnh, video hướng dẫn và trực tiếp hướng dẫn). Quan trọng nhất là sự ngại ngùng và thời điểm: đúng thời điểm và tuyệt đối không được ngại ngùng.

b. Hòa nhập cộng đồng.

Trẻ tự kỉ có rất nhiều hạn chế và quy tụ lại trông ba lĩnh vực chính là : ngôn ngữ, giao tiếp và tương tác xã hội, những hạn chế này sẽ theo trẻ cho đến tận khi trẻ trưởng thành và thậm chí còn gặp nhiều khó khăn hơn. NHững điều cha mẹ nên làm là:

- Giúp con đạt được những kĩ năng tự phục vụ: một thiếu niên hoặc người tự kỉ trưởng thành sẽ rất khó hòa nhập cộng đồng nếu cần quá nhiều hỗ trợ: không thể tự xúc ăn hay thay áo,…

- Cùng con tham gia các hoạt động đoàn thể của địa phương, các câu lạc bộ,…. để trẻ hiểu và thích nghi được môi trường sống quanh mình, có điều kiện họa nhập cộng đồng (hoạt động này nên được duy trì từ khi trẻ còn bé đến lúc trưởng thành).

- Dạy trẻ về những quy tắc xã hội cơ bản (tiêu tiền, nói lời cảm ơn, xin lỗi,…) những điều nên làm và không nên làm: được bắt tay không được ôm hay hôn người khác giới, …

- Dạy trẻ sử dụng những phương tiện công cộng : nhà vệ sinh công cộng, xe bus,…

- Quản lí hành vi cho trẻ để những hành vi ấy không ảnh hưởng quá nhiều đến trẻ trong tương lai.

d) Định hướng nghề nghiệp

Việc định hướng nghề nghiệp cho trẻ tự kỉ chức năng thấp sẽ khác hoàn toàn với trẻ tự kỉ chức năng cao. Trẻ gặp nhiều hạn chế hơn về mặt nhận thức, điển hình hơn về hành vi, khó ngăn tương tác và ngôn ngữ,… vậy nên việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai cũng sẽ đặc thù hơn.

- Sớm cho trẻ tham gia vào các câu lạc bộ, các trung tâm hướng nghiệp phù hợp với khả năng của trẻ (học làm bánh, làm giấy, nấu ăn, …)

- Với những trẻ có trí nhớ hình ảnh tốt, cha mẹ có thể tập cho con ghi nhớ quá trình công việc (quá trình là bánh, quá trình làm hoa, ….) bằng hệ thống hình ảnh, video hướng dẫn,…

- Rèn luyện những kĩ năng liên quan đến nghề nghiệp trong tương lai cho con (nhặt rau, thái, cắt, gấp giấy,…)

- Kết hợp với những phụ huynh khác tổ chức gian hàng mua bán do con làm chủ: bán hàng, làm ra những sản phẩm bán hàng để con vừa rèn được kĩ năng nghề vừa nhận ra được thành quả lao động.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH và hỗ TRỢ TRONG TƯƠNG LAI CHO các GIA ĐÌNH có CON mắc rối LOẠN PHỔ tự kỷ (Trang 26 - 31)