CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu Tiểu luận chính trị học cải cách chính sách tiền lương ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 35)

CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG HIỆU QUẢ

1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thực hiển cải cách chính sách tiền lương

Quan điểm của Đảng về cải cách chính sách tiền lương từ 1993 đến nay là đúng đắn, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Coi việc trả lương cho người lao động là thực hiện đầu tư cho sự phát triển, tạo động lực để phát triển kinht tế và nâng cao dịch vụ công, góp phần làm trong sạch và hiệu quả của bộ máy nhà nước. Tại Hội nghị ban chấp hành trung ương đảng lần 7 khóa VIII năm 1999. Một số vấn đề vấn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và tiền lương đã có nhưng thay đổi mạnh mẽ. Theo đó, tư duy về tiền lương công chức đã được thực hiện theo những định hướng cơ bản. bên cạnh việc giảm biên chế hành chính tại các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể doanh nghiệp nhà nước ( giảm 15% cơ chế thí điểm), việc khoán biên chế và khoán chi phí hành chính ổn định trong một số năm đã được triển khai. Theo đó, nhà nước cũng giảm bớt công chức tại các đơn vị: sự nghiệp, kinh tế, dịch vụ công trên cơ sở thí điểm xã hội hóa một số lĩnh vực: dịch vụ, y tế, giáo dục, khoa học – công nghệ và hoạt động văn hóa thể thao. Việc thực hiện bù trượt giá vào lương đã được triển khai nhằm giúp cán bộ công chức viên chức đối phó với lạm phát tăng cao. Nhiều khoản trợ cấp như: hỗ trợ tiền nhà, phương tiện làm việc, phục vụ xe đưa đón cũng được thực hiện nhằm giúp cán bộ công chức viên chức giảm bớt khó khăn về kinh tế. Bên cạnh đó, việc công khai khoản thu nhập ngoài lương còn hạn chế, tình trạng tham nhũng, lãng phí. Quá trình cải cách tiền lương phải đảm bảo các nguyên tắc cân đối vĩ mô của nền kinh tế, đảm bảo quan hệ giữa tích lũy với tiêu dùng, giữa tăng quĩ lương và trợ cấp với tăng trưởng kinh tế và khả năng cân đối ngân sách nhà nước.

Tại Hội nghị Trung ương 5 vừa qua, các cơ quan hữu quan chưa tính được phương án cụ thể nào cho việc cải cách chính sách tiền lương, song phát biểu bế mạc hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: trung ương yêu cầu trong năm 2012 – 2013 phải khẩn trương bổ sung, sử đổi một số chính sách cần và có thể điều chỉnh ngay nhằm khắc phục tình trạng bất hợp lý, nổi cộm hiện nay. Ưu tiên điều chỉnh tiền lương cho cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang gắn với việc khắc phục tình trạng quá nhiều loại phụ cấp: soát lại chế độ tiền lương trong các doang nghiệp nhà nước, khắc phục tình trạng bất hợp lý, chênh lệch quá lớn giữa cán bộ quản lý và người lao động; tiền lương thu nhập không gắn với kết quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời khẩn trương nghiên cứu , xây dựng đề án chế độ cải cách tiền lương giai đoạn 2013- 2020 cùng với các đề án có liên quan, tạo bước đột phá trong việc tạo nguồn, bảo đảm cho việc cải cách tền lương thu được kết quả. Tiến hành đồng bộ cải cách tiền lương với cải cách hành chính, tinh giản bộ máy tổ chức biên chế, tái cấu trúc nền tài chính công và các lĩnh vực có liên quan khác; gắn điều chỉnh tiền lương với điều chỉnh chính sách bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công.

2. Giải pháp thực hiện cải cách tiền lương hiệu quả

Để khắc phục những bất cập trong thực hiện cải cách chính sách tiền lương và đưa mục tiêu của Nghị quyết trung ương 6 khóa IX và Nghị quyết trung ương 5 khóa XI về tiền lương vào hiện thực. Chúng ta cần đề ra giải pháp.

Sau đây là một số giải pháp:

Thứ nhất: về chính sách chế đọ tiền lương: được thể hiện thông qua

mức lương tối thiểu có vị trí hết sức quan trọng. thực tiễn trong thời gain qua, hàng năm chúng ta đã thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu với mức tăng khá cao trên dưới 20% , song người hưởng lương vẫn khó khăn. Cần phải có cách tiếp cận khác về giá trị mức lương tối thiểu trong việc đảm bảo đời sống của người hưởng lương cùng với tính đúng, tính đủ mức lương tối thiểu, cần

phải có các biện pháp đảm bảo đời sống khác như: phát triển quản lý thị trường, cho thuê nhà ở để giải quyết vấn đề nhà ở trong lương; đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ công để có được mức chi phí hợp lý mà người hưởng lương phải chi trả,...nghiên cứu áp dụng mức lương tối thiểu vùng để phù hợp với vùng giá và điều kiện sinh hoạt từng vùng... về quan hệ tiền lương, phải cân nhắc kỹ về mức độ mở rộng quan hệ trung bình, tối đa ở mức hợp lý và có lộ trình. Đối với chế độ phụ cấp lương cần phải có sự rà soát, sắp xếp lại để trở về đúng ý nghĩa chủ yếu của nó là bù đắp cho tiền lương và có quan hệ hợp lý về tiền lương. Những phụ cấp không phân biệt được điều kiện hưởng, có sự trùng lặp, giao thoa cần phải xử lý lại. Phải tách tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực hành chính nhà nươc và khu vực sự nghiệp cung cấp dịch vụ công; chính sách tiền lương với chính sách bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, trợ giúp xã hội.

Thứ hai: đổi mới cơ chế quản lý: đối với khu vực hành chính sự nghiệp:

đặc điểm của khu vực này là toàn bộ kinh phí hoạt động đều do ngân sách nhà nước bảo đảm. Hiện nay căn cứ vào biên chế được giao và định mức chi theo biên chế, nhà nước cấp kinh phí hoạt động cho các cơ quan, đơn vị. Việc chi tiêu được kiểm soát qua kho bạc nhà nước theo đúng khoản mục quy định, không được điều chỉnh từ khoản này sang khoản khác và thực hiện tỷ lệ tiết kiệm theo quy định cách quản lý và bảo đảm nguồn như trên mang nặng tính hành chính, không gắn với hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, không khuyến khích các đơn vị tiết kiệm sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được cấp. Vì vậy cần: hạn chế thành lập thêm tổ chức bộ máy, tuyển dụng thêm biên chế ở mức hợp lý, cần thiết trên cơ sở đẩy mạnh cải cách hành chính, xác định rõ chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị, từng lĩnh vực quản lý, không ôm đồm làm thay công việc của xã hội.

Mở rộng thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan, đơn vị thuộc các bộ, ngành và địa phương; nhà nước giao ổn định mức khoán trong một thời gian. Căn cứ vào số biên chế và nguồn kinh

phí được khoán các đơn vị được sử dụng phần kinh phí tiết kiệm vào một số mục đích, trong đó chủ yếu để tăng tiền lương theo quy định. Riêng đối với các đơn vị có tính chất hoạt động đặc thù như: kho bạc, thuế, hải quan,ngân hàng,... nhà nước ban hành cơ chế để gắn kết việc tổ chức công việc, quản lý biên chế và chỉ tiêu tài chính với kết qủa hoạt động. khuyến khích các đơn vị này đẩy mạnh hoạt động, nâng cao chất lượng nhiệm vụ làm tốt các chức năng được giao: nhiệm vụ thu, nhiệm vụ quản lý tiền tệ, ngân hàng,...đối với khu vực sự nghiệp công lập thực hiện đổi mới theo hướng đơn vị sự nghiệp từng bước tính đủ các chi phí; đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện hoạch toán thu chi nhưng vẫn đảm bảo chính sách an sinh xã hội.

Thứ ba: đề xuất về gải pháp tạo nguồn đảm bảo thực hiện chính sách

tiền lương: đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đảm bảo tăng trưởng kinh tế nâng cao thu nhập xã hội và tăng thu ngân sách nhà nước, dành một phần hợp lý số tăng thu cho cải cách tiền lương: mục tiêu của giải pháp này là tạo điều kiện để sản xuất kinh doanh phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ 7 -8 % trên cơ sở đó bảo đảm nguồn lực động viên tài chính; đảm bảo tỷ lệ huy động vào ngân sach nhà nươc từ 21 – 23 %GDP/ năm. Trong đó thuế, phí, lệ phí GDP 18%. Thực hiện được các mục tiêu này thì tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm dự kiến tăng khoảng 8,5 – 10 %/ năm, trên cơ sở đó dành 1 tỷ lệ hợp lý từ số tăng ngân sách nhà nước hàng năm cho cải cách tiền lương. Cơ cấu lại cho ngân sách nhà nước và tăng cường quản lý tiết kiệm chi ngân sách nhà nước. Mục tiêu của giải pháp này là việc bố trí chi hợp lý tiết kiệm hơn để có nguồn cho cải cách tiền lương. Về cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước: tính toàn lại nhu cấu chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, kết hợp với khả năng huy động các nguồn khác để vừa đảm bảo tổng mức đầu tư toàn xã hội, vừa đưa mức đầu tư từ ngân sách nhà nước về khoảng 18-20% dành nguồn chi cho cải cách tiền lương. Về tiết kiệm chi ngân sách nhà nước: giai đoạn trước đã thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước 10% cần tổng kết chủ chương này để: nâng mức tiết kiệm lên 15-20%, khả thi hơn gắn

với địa chỉ tiết kiệm cụ thể và từng khoản mục ngân sách về sử dụng nguồn tăng thu ngân sách nhà nước hàng năm; nghiên cứu để nâng tỷ lệ sử dụng tăng thu ngân sách nhà nước cho tiền lương từ 50% hiện nay lên 60- 70 % trong những năm tới.

Thứ tư: đẩy mạnh xã hôi hóa các hoạt động sự nghiệp, giảm áp lực tăng

cơ sở vật chất, tăng bộ máy biên chế và tăng kinh phí từ ngân sách nhà nước: nhu cầu dịch vụ công hiện nay là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu này cách làm hiện nay là nhà nước phải bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thành lập tổ chức, bộ máy, tuyển dụng biên chế, cấp phát kinh phí. Những năm gần đây, nhà nước đã có chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa trong các lĩnh vực sự nghiệp, có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sự nghiệp, phục vụ nhu cầu người dân để giảm áp lực tăng chi ngân sách nhà nước khi cải cách tiền lương. Bên cạnh các giải pháp nói trên về lâu dài phải xây dựng một quy chế tiền lương rõ ràng, khoa học và triển khai việc xây dựng dự án luật ngân sách nhà nước và dự án lệ phí, luật phí để có cơ cấu thu chi điều tiết ngân sách, cơ chế tập chung nguồn thu từ phí lệ phí hợp lý. Các dự án luật này đã được bố trí vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của quốc hội khóa 13 nhiệm kỳ 2011- 2016. Theo đó, vấn đề nguồn tài chính cho tiền lương sẽ được luật pháp hóa, tạo điều kiện ổn định, vững chắc, giải quyết cơ bản một vấn đề lớn đang bức xúc trong mỗi lần cải cách tiền lương.

KẾT LUẬN

Một lần nữa chúng ta cần thừa nhận việc chi trả tiền lương như chi cho đầu tư phát triển thì phải coi tiền lương là giá cả sức lao động được xác định theo nguyên tắc thị trường. Do đó, mức tiền lương trả cho người lao đọng phải căn cứ vào năng suất, kết quả lao động và mức đóng góp của người lao động tại vị trí họ đảm nhận công việc, trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người lao động và doanh nghiệp. Có như vậy mới góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động và minh bạch hóa các quan hệ xã hôi. Đây là một vấn đe khó khăn nhất hiện nay và nó phải đồng thời với tinh giản bộ máy, tái cấu trúc nền tài chính công, tái cấu trúc đơn vị sự nghiệp chung và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước,... có thể thấy sự thành bại trong cải cách tiền lương là ở đây vì nó gắn liền với lợi ích của một nhóm người. Chính vì vậy việc nghiên cứu cải cách tiền lương là rất quan trọng cần Đảng và Nhà nước quan tâm, tập trung đầu tư nghiên cứu, xây dựng đề án khoa học đồng bộ, hợp lý, thực sự cải cách cơ bản và quyết tâm cải cách thực hiện dù có phải đụng chạm đến nhiều vấn đề. Phải nhìn thẳng vào thực trạng thực hiện cải cách chính sách tiền lương để đề ra một giải pháp hữu hiệu nhất mà không chỉ dừng lại ở việc rút kinh nghiệm cho lần cải cách sau. Cần phải thay đổi chính cách tính lương và hệ thống tiền lương cũ. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ năng lực, hiểu biết, tầm nhìn rộng và lương tâm của các nhà hoạch định chính sách tiền lương để đưa mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 6 khóa IX và Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI về tiền lương vào hiện thực.

Một phần của tài liệu Tiểu luận chính trị học cải cách chính sách tiền lương ở việt nam – thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 35)

w