Th pháp ph nhuy n tho ạ

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU tác PHẨM “CON đầm PÍCH” của PUSKIN dưới góc NHÌN HUYỀN THOẠI (Trang 31 - 34)

Một phương thức khác được nhà văn sử dụng để chuyển hóa yếu tố huyền thoại vào truyện Con đầm pích chính là thủ pháp phản huyền thoại hay lộn trái huyền thoại. Huyền thoại ban đầu đã được đảo ngược để phục vụ cho ý đồ nghệ thuật cũng như tư tưởng mà nhà văn muốn chuyển tải.

Thứ nhất, trong các câu chuyện cổ tích dân gian thì yếu tố phép thuật luôn có tác dụng trợ giúp nhân vật và nhân vật nhờ những phép thuật kì diệu này chiến thắng tất cả mọi trở ngại. Thế nhưng vật mang phép thuật trong tác phẩm không đem lại tác dụng như thế. Nó làm mọi thứ ngược lại. Đó là yếu tố dẫn dắt Gherman từ con đường bằng phẳng đến với con đường gập ghềnh với mưu mô và ý chí chiếm đoạt, nó có thỏa mãn người sử dụng nhưng nhanh chóng đánh gục anh ta vào phút cuối cùng. Ván bài cuối cùng mới là ván bài quan trọng nhất, ván bài mang tính quyết định tất cả. Và nó khiến cho nhân vật thất bại chính vào giây phút này, khi bài lật cũng chính là lúc yếu tố phép thuật kết thúc nhiệm vụ đối phó nhân vật sử dụng nó. Người đọc có thể cũng trông chờ, thậm chí là hồi hộp và căng thẳng khi theo dõi diễn biến của phép thuật trong tác phẩm. Đồng thời cũng có tò mò vì tác dụng của nó phải chăng cũng như trong các câu chuyện cổ tích. Thế nhưng nhà văn làm ngược lại ở giây cuối cùng để toàn bộ bản chất của sự trợ giúp bộc lộ. Bản chất của nó là trừng phạt, không phải là trợ giúp. Một kẻ mang trong tâm hồn ba án mạng có thể nào được phép hưởng những điều cao quý mà đạo lí dân gian ưu ái.

Nhân vật cô con gái nuôi của nữ bá tước là nhân vật chiếm được cảm tình của độc giả. Đó là một cô gái bước ra từ cổ tích với hoàn cảnh đáng thương, tính cách cũng như phẩm chất vô cùng lương thiện, ngây thơ. Một cô “lọ lem” và cô mong có

một hoàng tử đến giải thoát cho mình: “Cô có tự ái và cảm thấy sâu sắc tình cảnh hèn kém của mình. Cô nóng lòng chờ đợi một chàng quân tử đến giải thoát cô” (14, tr.324). Và rồi có người đến với cô, nhưng Gherman không phải là hoàng tử mà cô gái mong đợi. Đó chỉ là một “tên tướng cướp, một kẻ sát nhân”, hắn làm tổn thương trái tim non nớt vô tội của Lida. Mô típ công chúa và hoàng tử trong cổ tích cũng bị nhà văn biến đổi, có công chúa thật sự nhưng hoàng tử thật sự không hề có. Sự đảo lộn này càng làm rõ thêm sự đối lập rõ ràng hai tuyến nhân vật thiện – ác trong tác phẩm.

Nhà văn còn đảo lộn huyền thoại với hình tượng quỷ Mêphixtôphên cũng như cái bóng. Trong vở kịch huyền thoại về Fauxt thì con quỷ Mêphixtôphên với mong muốn chiếm được linh hồn của con người nó liên tục đưa con người đến với những chốn đam mê nhục dục, quyền lực, tiền tài. Chỉ cần con người bị sa vào những ham muốn thấp hèn này thì linh hồn của họ sẽ mất. Chính vì điều này mà quỷ luôn tìm cách dẫn dụ con người, khuyến khích con người sa ngã. Trong Con đầm pích điều này cũng bị nhà văn lộn trái. Thay vì dẫn dụ Gherman đến con đường sa ngã hoàn toàn thì bóng ma đã hé mở cho anh ta một con đường để giảm bớt tội lỗi cũng như hình phạt cho hắn. Đó chính là điều kiện lấy con gái nuôi của nữ bá tước. Tuy nhiên Gherman lại từ chối và tự mình sa ngã, phạm tội và nhận lấy hình phạt.

Nếu như huyền thoại quỷ Mêphixtôphên và Fauxt có một kết thúc có hậu thì Gherman và quỷ Mêphixtôphên có một kết cục chứa đựng nhiều ý nghĩa khác. Fauxt chiến thắng quỷ và anh ta được đón lên thiên đàng sau khi chết, điều này chứng tỏ con người chân chính đã đấu tranh và chiến thắng phần ma quỷ trong chính bản thân mình, con người đã vươn lên và vượt qua tất cả. Còn Gherman thì thất bại, dụng ý của tác giả ở đây là gì? Dụng ý của nhà văn chính là dùng thủ pháp phản huyền thoại để làm rõ hiện thực. Gherman không chiến thắng bản thân, tự ngã đen tối của anh ta chiếm giữ tất cả. Bi kịch của anh ta là bị kịch của con người nước Nga thời bấy giờ. “Tìm hiểu anh ta là tìm hiểu cả giai cấp quý tộc mới đang vươn lên mạnh mẽ song lại mang bao nhiêu mầm mống của sự hủy hoại nhân cách con người: sống vì tiền, sẵn

sàng chà đạp lên phẩm giá con người, trái tim, lòng nhân hậu, tình yêu để đạt được mục đích của mình.” (1, tr.127)

Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để khẳng định rằng Puskin phản huyền thoại để bôi đậm mảng hiện thực xã hội tối tăm. Con đầm pích được sáng tác vào những năm cuối đời của Puskin (1831 – 1837), đồng thời đây cũng là thời kì sung mãn của ông. Thời gian này nhà văn bị Nga hoàng theo dõi chặt chẽ và ông cũng công khai chống đối Nga hoàng cùng thế giới thượng lưu luôn ganh ghét tài năng của ông. Cũng trong khoảng thời gian này Puskin chuyển sang sáng tác bằng phương pháp mới, đó chính là phương pháp hiện thực. Có thể các tác phẩm như truyện thơ Épghênhi Ônêghin, trong tác phẩm Puskin miêu tả tâm hồn thời đại qua hình tượng “con người thừa”; trong tác phẩm Người con gái viên đại úy thì Puskin chứng kiến và tái hiện cuộc khởi nghĩa do người anh hùng áo vải Puskingatsốp lãnh đạo; trong Người da đen của vua Piốt đại đế thì nhà văn phản ánh sự đổi mới của nước Nga dưới sự lãnh đạo của Piốt và trong đó không thể không kể đến Con đầm pích. Thông qua tác phẩm nhà văn muốn lột tả mặt trái của xã hội và sự sa ngã của con người tử tế trong xã hội ấy. Ông cũng muốn qua đó đi tìm bản chất con người Nga, lên tiếng cảnh báo xã hội về một sự suy đồi báo trước, về mối quan hệ giữa tội ác và sự trừng phạt trong cuộc sống. Tất cả những tư tưởng hiện thực ấy được thể hiện bằng những điều kì ảo, những cái huyền thoại xa xưa và đầy bất ngờ thú vị đã thể hiện ngay từ lời đề từ “Con đầm pích nghĩa là điều thù địch ngấm ngầm” và “nó báo hiệu vận hạn của thời đại” (10, tr. 113).

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU tác PHẨM “CON đầm PÍCH” của PUSKIN dưới góc NHÌN HUYỀN THOẠI (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w