Thủ pháp phản huyền thoạ

Một phần của tài liệu PHƯƠNG THỨC HUYỀN THOẠI hóa TRONG tác PHẨM hóa THÂN KAFKA (Trang 25 - 32)

Một trong những phương pháp xây dựng huyền thoại của Kafka trong Hóa thân là phản huyền thoại. Huyền thoại vốn có những ý nghĩa thiêng liêng của nó, thế nhưng khi xuất hiện trong tác phẩm của Kafka nó bỗng mang một ý nghĩa trái ngược hoàn toàn thậm chí còn mang sắc thái giễu nhại, cười cợt.

Đầu tiên là phản motip vật hóa. Motip này xuất hiện phổ biến trong kho tàng cổ tích thế giới. Hầu như trong cổ tích các nước đều có motip này. Trong những câu chuyện đó thì mô hình biến hóa thông thường là: người – vật – người; vật – người – vật; tiên – người – tiên hay người – tiên người. Kết thúc của quá trình biến hóa ấy bao giờ cũng hoàn trả lại cái ban đầu vốn có và nhân vật bao giờ cũng được sống. Thế nhưng chu kì hóa thân của Samsa thì ngược lại. Đó là một chu kì khép kín, vô vọng: người – bọ - cái chết. Kafka không đi theo dấu vết dân gian, ông khép kín chu trình biến đổi của nhân vật nhằm thể hiện cái bi đát trong triết lí nhân sinh của con người trong xã hội kĩ trị. Samsa biến hóa để nhìn rõ mình, để được trở về là chính bản thân mình như một trạng thái thức tỉnh tâm hồn.

Cũng theo huyền thoại thì khi con người vật hóa tức là trở về với vật tổ, trở về với cộng đồng của họ. Trở về cội nguồn đã sinh ra họ, hòa nhập vào cái thực thể nhân quần thân thiết. Thế nhưng Samsa thì ngược lại, anh hóa thành bọ khiến cả gia đình, những người thân yêu nhất, những người anh cố hết sức lao động để phục vụ quay lưng lại với anh. Không chỉ gia đình mà dường như toàn xã hội thu nhỏ từ ba người khách trọ, bà bếp, cô giúp việc cũng đều xa lánh,

kinh tởm một con bọ khổng lồ Samsa. Cái ý nghĩa ban đầu của huyền thoại trở về với cộng đồng đã bị đảo ngược, ở đây không phải Samsa được trở về với cộng đồng mà anh càng ngày càng bị đẩy ra xa khỏi cộng đồng. Con người trong xã hội mà Kafka sống đã và đang ngày càng tha hóa. Họ mất hết nhân tính. Cô em gái Grete vốn là người mà Samsa yêu thương nhất, anh muốn cho cô được vào học nhạc viện. Nhưng cô chính là người thuyết phục cha mẹ bỏ rơi Samsa: “Bố phải cố rũ bỏ cái ý nghĩ rằng con vật đó lại là anh Gregor. Chính vì bao lâu nay chúng ta cứ tin vào điều đó nên mới nảy sinh ra bao nhiêu rắc rối. Nhưng nó làm sao có thể là anh Gregor được?”

Không chỉ vậy ở đây Kafka đã khiến cho huyền thoại không mang cái ý nghĩa ban đầu, những câu chuyện huyền thoại về nghi lễ hay đơn giản là những gì thuộc về huyền thoại đều khiến con người thức tỉnh suy nghĩ về nguồn gốc và cộng đồng nhưng ở đây chính cái huyền thoại đó lại kéo nhân vật ra khỏi cộng đồng, con người không còn là con người nữa, tách con người ra khỏi môi trường sống của chính họ. Samsa là một nhân vật bị chính cộng đồng xa lánh vì anh biến dạng để mong tìm về với cái cộng đồng ấy.

Thông thường khi nhắc đến huyền thoại người ta sẽ hiểu cái không khí bao trùm xung quanh huyền thoại là không khí thiêng liêng, không khí trang trọng thế nhưng trong Hóa thân, bao quanh những cái huyền thoại lại là một không khí hết sức đời thường. Dường như chẳng có ai thắc mắc và lo sợ nguyên nhân khiến Gregor Samsa bị biến thành một con bọ khổng lồ, lạ lùng. Ngay chính bản thân Samsa cũng vậy, anh không hề lo lắng và nghĩ suy về tình trạng kì quái đột nhiên xảy ra với mình mà coi nó hết sức bình thường. Trong đầu óc của Samsa chỉ lo nghĩ mình sẽ bị trễ chuyến tàu, sẽ bị trách phạt, sẽ khiến gia đình phiền lòng…Kafka đã khiến cho không khí thiêng liêng vốn có của huyền thoại mờ đi hay sự đảo ngược này đã tước đi không gian linh thiêng vốn có của huyền thoại. Nhân vật Samsa tiếp nhận điều bất thường một cách rất bình thường. Gia đình Samsa coi đó là một sự sỉ nhục và muốn tống khứ Samsa đi, không một ai thắc mắc vì sao Samsa lại trở nên như thế. Tạo ra cái không khí

thông thường này Kafka có dụng ý gì nếu không phải đi ngược huyền thoại? Còn gì linh thiêng khi xã hội mục nát và con người sống chỉ biết đến đồng tiền. Trong đời sống của người nguyên thủy, vật tổ là loài vật cao quý và đáng kính. Họ không được quyền đánh đập, hành hạ hay ăn thịt bất cứ con vật nào thuộc về vật tổ của mình. Thậm chí việc kết hôn giữa những người cũng một vật tổ cũng bị cấm. Và việc cấm kị về giết hại hây ăn thịt vật tổ trở thành một cấm kị trong totem giáo. Ở Hóa thân chúng ta không hề thấy điều này mà có vẻ như trái ngược hoàn toàn. Samsa hóa vật nhưng lại bị hành hạ, bị khinh ghét thậm chí là đánh đập. Cha anh đã không ngần ngại ném vào anh quả táo gây nên một vết thương nghiêm trọng. Chính vết thương này là chất xúc tác dẫn đến cái chết cho Samsa. Nhân vật cố tình vi phạm điều cấm kị nhưng lại không bị trừng phạt mà ngược lại họ vui vẻ xin nghỉ phép đi chơi và tính đến tương lai cho cô con gái của mình: “Hai ông bà trở nên trầm lặng hơn và bất giác liếc mắt nhìn nhau thầm đồng ý với một kết luận: đã đến lúc phải tìm cho cô một người chồng tử tế.” Điều này đi ngược lại cấm kị và huyền thoại nhưng nó lại càng tô rõ thêm bản chất tha hóa của con người trong xã hội. Tình cảm gia đình có là gì khi họ cảm thấy quyền lợi, danh dự, tinh thần bị xâm hại, cho dù người xâm hại có là người đã hết sức lao động vì họ.

Như vậy với những cách lí giải trái ngược về huyền thoại đã phản ánh cái nhìn của con người thực tại về huyền thoại, truyền thuyết. Mọi thứ đảo lộn chính vì vậy mà mọi huyền thoại trong tác phẩm Kafka là huyền thoại đảo lộn, trái ngược.

Ngoài ra, hình thức kể chuyện của Kafka trong tác phẩm “Hóa thân” có những đổi mới so với nghệ thuật kể chuyện truyền thống, sự đổi mới này vừa là một yếu tố góp phần tạo nên không khí mơ hồ, huyền ảo; đồng thời góp phần quan trọng trong việc xóa nhòa ranh giới giữa thực và ảo trong tác phẩm. Ông đã xóa dấu tích, làm mờ hóa đi đường viền lịch sử của không gian, thời gian và của nhân vật. Người đọc không xác định được tính lịch sử của câu chuyện, dường như có cảm giác rơi vào thế giới huyền thoại của cõi xưa, mà lại dường như là

thế giới thực tại bởi những con người ấy, những nhân vật ấy sao mà có lại có những nét giống con người mình đến thế?

Trong nghệ thuật kể chuyện truyền thống, người kể chuyện là người “điều khiển” mọi suy nghĩ, mọi buồn vui và những sự kiện đã, đang và sẽ diễn ra của từng nhân vật, thế nhưng trong “Hóa thân”, người kể chuyện đã có sự gia giảm vai trò và quyền hạn của mình. Mặc dù truyện vẫn được kể theo ngôi thứ, tuy nhiên liên tục diễn ra sự di động điểm nhìn. Việc đi động điểm nhìn được diễn ra rất sinh động thể hiện ở việc luôn xuất hiện hiện tượng ngôn ngữ trần thuật

chuyển vào trong nhân vật trở thành những độc thoại nội tâm triền miên, mở

ra thế giới nội tâm phong phú với những lo toan bộn bề, cảm giác lo âu, sợ hãi giằng xé mãi khôn nguôi. Nhân vật như đang độc thoại, tranh cãi với phần hồn của mình. Tác phẩm xuất hiện liên tục những đoạn độc thoại nội tâm của Gregor ngay từ lúc anh phát hiện mình hóa bọ cho đến lúc chết: “Dậy sớm như

thế này làm cho người ta đâm ra đần độn, - anh nghĩ thầm. - Con người cần phải ngủ đẫy giấc chứ. Mấy tay chào hàng ở hãng khác thì sống như cung tần mĩ nữ. Chẳng hạn mình chạy suốt sáng, quay lại khách sạn để ghi sổ các đơn đặt hàng, thấy chúng mới ngồi vào bàn điểm tâm. Mình mà thử giở cái cung cách như chúng xem? Lão chủ sẽ tống cổ mình ra khỏi hãng ngay lập tức. Nhưng biết đâu điều đó lại tốt cho mình thì sao? Nếu không vì bố mẹ mà chịu nhịn nhục thì mình đã bỏ việc luôn từ lâu rồi: đã đi thẳng đến lão chủ, nói toạc vào mặt cho lão biết mình nghĩ gì về lão. Thế thì lão ắt ngã lộn đầu từ trên bàn xuống đất! A, còn cái lối lão ngồi thượng trên bàn giấy mà phán lệnh xuống cho nhân viên cũng thật là dị hợm quá chừng, nhất là khi các nhân viên phải xán lại thật gần lão để trả lời bởi vì ông chủ này lãng tai! Hừ, dù sao cũng còn hi vọng; một khi mình đã dành dụm đủ trả hết món tiền bố mẹ mình thiếu nợ lão ta - chắc cùng phải mất năm, sáu năm nữa - nhất định mình sẽ làm thế. Lúc đó mình sẽ hoàn toàn cắt mọi dây dợ ràng buộc. Còn bây giờ, ôi chao, mình phải dậy ngay, kẻo trễ chuyến tàu năm giờ.” Nhưng cũng có lúc điểm

nhìn được dịch chuyển ra ngoài nhân vật, làm cho câu chuyện trở nên đa điểm nhìn vì không phải là cảm giác của người kể chuyện theo kiểu kể chuyện

truyền thống như những đoạn nhận xét: Anh có phải là một con thú không, khi

âm nhạc vẫn còn tác động đến anh mạnh mẽ dường ấy? Anh có cảm tưởng như trước mặt anh đang rộng mở con đường dẫn đến những thức ăn lạ lùng mà anh đã khao khát”…,mà là cảm giác của chính nhân vật: “Mình thèm ăn quá”, Gregor buồn bã nói một mình, “nhưng nào có ham muốn loại thức ăn đó đâu. Chao ôi, mấy kẻ thuê nhà kia tha hồ mà nhồi nhét còn mình thì nằm đây gần chết đói!”, hay như: “Có lẽ bây giờ mình có thể tiếp tục quay lại được đấy”, Gregor nghĩ thầm và lại bắt đầu công việc nhọc nhằn của mình; và cái nhìn của

một người khác khi chứng kiến nhân vật: “Ta phải làm sao rũ bỏ được nó” -

em gái lúc này nói thẳng toạc với bố vì mẹ anh đang ho sặc sụa không nghe rõ một lời - “cả bố lẫn mẹ rồi sẽ chết vì nó, con thấy điều đó cũng không còn xa xôi gì. Như vậy, từ sự đa điểm nhìn đã dẫn đến sự đa giọng điệu trong câu

chuyện, thuyết phục người đọc bằng cảm giác câu chuyện diễn ra một cách khách quan chứ không theo ý muốn chủ quan của người kể chuyện.

Một yếu tố góp phần tạo nên giọng điệu khách quan của tác phẩm chính là văn phong rõ ràng, chính xác, giọng điệu trang trọng đã làm dịu đi cơn ác mộng đang diễn ra trong câu chuyện. Câu chuyện kì lạ và phi lí “Hóa thân” được kể bằng một giọng kể điềm đạm, khách quan đến lạnh lùng cũng là cách để khách quan hóa sự kiện, nhân vật mà người kể chuyện chủ tâm dàn dựng, là cách Kafka dung để hiện thực hóa huyền thoại. Theo Royal Pascal: “Chuyện Hóa

thân được viết theo lối kể chuyện khách quan, chính lối kể chuyện khách quan

này đã làm giải tỏa được căng thẳng của câu chuyện, cùng lúc mang lại cho người đọc những cảm giác mơ hồ kì lạ tuồng như chính họ cũng đã hiện diện trong cốt truyện”. Tác phẩm có sự trung hòa về sắc thái ngôn từ của người trần

thuật trước một hiện tượng bất thường, phi lí, tạo cảm giác sự việc đột ngột xảy ra với người này là khủng khiếp nhưng đối với người kể chuyện thì rất bình thường. Đó là giọng hết sức bình thản khi kể về thân hình lạ lùng của con bọ:

“Một sáng tỉnh giấc băn khoăn, Gregor nằm trên giường thấy mình biến thành một con côn trùng khổng lồ. Lưng anh rắn như thể được bọc kín bằng giáp sắt…”. Các nhà nghiên cứu từng nói đến lối viết kì quặc của Kafka: đó là lối

“Viết về những chuyện hoang tưởng bằng một giọng văn điềm tĩnh lạ lùng”.

Chính vì vậy, cái chết của Gregor và một tương lai mới đối với gia đình sau khi anh chết tuy rằng trái ngược với sự đền đáp có hậu đối với nhân vật bất hạnh trong huyền thoại, nhưng không vì thế mà chúng ta cảm thấy đây là câu chuyện phi huyền thoại chính là nhờ giọng điệu hết sức điềm tĩnh và thản nhiên này. Qua đó sức mạnh nhận thức tác động tối đa đến người đọc bằng những băn khoăn, trăn trở, và phát ngộ ra những giá trị hết sức thực của cuộc đời.

Thật vậy, khi con người bị xâm phạm tự do, bị tước đoạt mất cuộc sống, tước

đoạt mọi khả năng thực hiện khát vọng lý tưởng thì con người trở nên hoài nghi với tất cả, thì con người không còn là người nữa, họ đã bị tha hóa, bị biến thành những con rối, những kẻ lưỡng phân người - vật. Con người là con rối, tồn tại mà như không tồn tại.

Hầu như các nhận vật của Kafka đều là những con rối của cuộc đời, họ một khi đã là con rối thì đều không nhận thức mình là một con rối. Họ luôn cho những điều họ làm, họ nghĩ là hợp lý ngay cả khi điều đó hết sức phi lý. Grete, em gái của G. Samsa “tức tối chạy ào ra phòng khách, bật khóc ầm ĩ như mưa như gió bất chấp những cái khoát tay van lơn của bà mẹ…” ngay khi “vừa nhận thấy sự đổi khác trong phòng” của G. Samsa. Hành động đó được xuất phát từ sự ghen tị, thói ích kỉ của con người. Grete mặc dù xem việc dọn dẹp phòng cho Samsa là nặng nề, là quá sức mình, và không thôi hết sợ hãi trước quái dạng của anh trai Samsa nhưng cô vẫn không muốn ai, kể cả mẹ mình, làm công việc đó trừ cô. Cô xem việc đó như một đặc quyền, không muốn bất kì ai xâm phạm. Những con rối người tồn tại hết sức phi lí: vẫn cứ muốn giữ lấy khư khư cho mình những thứ ngay cả đến mình ghê tởm. Ích kỷ ngay cả với những điều không mang lại lợi ích cho bản thân. Rõ ràng, dọ là những rối – người trong cuộc sống, họ không nhận thức được việc họ làm và không lý giải được những ý nghĩ kỳ quặc của họ vì với họ những việc làm, ý nghĩ ấy không gì kỳ quặc. Cuộc sống con người được dựng lên từ hai hướng, đó là tình cảm và trách nhiệm. Gia đình ấy không phải chỉ tồn tại vì tình cảm mà còn vì trách nhiệm. Samsa yêu quý gia đình và có trách nhiệm nuôi sống gia đình thì hẳn các thành

viên khác cũng đối xử với anh bằng một chiều tương tự ngược lại. Nhưng ở đây như ta đã nói, họ là những con rối người nên ý thức ấy không được đủ đầy và suy giảm dần theo các nhận thức rối. Họ ngược lại với trách nhiệm, thái độ mang ơn – trả ơn là sự trách móc, sự đau khổ khôn nguôi. Cuối cùng, để rũ bỏ trách nhiệm, họ đã chứng minh và “cố ý” chứng minh con bọ ấy không phải là Samsa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Con người thực chất chỉ là những con rối quẩn quanh với những nguyên tắc sống do mình tạo lập. Nếu Samsa chấp nhận lối sống côn trùng một cách an phận thì có lẽ anh đã không gặp sự ruồng bỏ của gia đình. Anh đã vi phạm và đã bị kết tội. Lời kết tội từ cô em gái do không thấu hiểu hoặc cố tình không hiểu, hiểu khác đi đã buộc tội cho một người vô tội. Lời buộc tội đó vẫn dựa trên bổn phận của Samsa với gia đình. Điều đó cho thấy bản tính con người thật đáng sợ, họ tựa như những con rối vô cảm, lạnh lùng bước đi trên những con đường của cuộc sống. Họ quen nhận sự hi sinh của người khác và không có thói

Một phần của tài liệu PHƯƠNG THỨC HUYỀN THOẠI hóa TRONG tác PHẨM hóa THÂN KAFKA (Trang 25 - 32)