Thông qua các giả thuyết nghiên cứu được rút ra từ việc tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố lên khả năng sinh lời của NHTM, đặc biệt là yếu tố vốn vừa được đề cập, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm đề xuất trong đề tài nghiên cứuđược kế thừa từ những nghiên cứu trước đâỵ
Như đã trình bày ở mục 2.3, đề tài nghiên cứu chỉ tập trung xác định tác động của vốn chủ sở hữu đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam vàtác giả sử dụng chỉ tiêu ROE để đo lường khả năng sinh lời của các ngân hàng. Mô hình dự kiến như sau:
ROEit = β0 + β1 ETAit + β2 STATEit + β3 FORit + β4 GCAPit + β5 LTAit + β6 NPLit + β7 GDPit + β8 INFit + εit (*)
Trong đó:
ROEit: đo lường suất sinh lời trên VCSH của ngân hàng i trong giai đoạn t
ETAit: đo lường quy mô VCSH của ngân hàng i trong giai đoạn t
STATEit: đo lường tỷ lệ sở hữu nhà nước của ngân hàng i trong giai đoạn t
FORit: đo lường tỷ lệ sở hữu nước ngoài của ngân hàng i trong giai đoạn t
GCAPit: đo lường tốc độ tăng vốn của ngân hàng i trong giai đoạn t
LTAit: đo lường cấu trúc tài sảncủa ngân hàng i trong giai đoạn t NPLit: đo lường chất lượng tài sản của ngân hàng i trong giai đoạn t GDPit:đo lường tác động tăng trưởng kinh tế lên ngân hàng i giai đoạn t INFit: đo lường tác động của lạm phát đối với ngân hàng i trong giai đoạn t εit: số hạng sai số của mô hình
Bảng 3.2 tóm tắt các biến được sử dụng trong mô hình, ký hiệu, cách tính và kỳ vọng dấu tác động của các biến.
Bảng 3.2. Mô tả các biến trong mô hình
Tên biến Ký hiệu Cách tính Kỳ vọng dấu
Biến phụ thuộc
Tỷ suất sinh lời trên VCSH ROE Lợi nhuận sau thuế /Tổng VCSH bình quân
Biến giải thích
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu ETA VCSH / Tổng tài sản - Tỷ lệ sở hữu nhà nước STATE Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước - Tỷ lệ sở hữu nước ngoài FOR Tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước
ngoài
+
Tốc độ tăng vốn GCAP (VĐLnăm sau –VĐLnăm trước)/ VĐLnăm trước.
+
Biến kiểm soát
Tỷ lệ dư nợ LTA Dư nợ cho vay / Tổng tài sản + Tỷ lệ nợ xấu NPL Nợ xấu / Tổng dư nợ - Tăng trưởng kinh tế GDP Tốc độ tăng GDP x Ln(VCSH) + Lạm phát INF Tỷ lệ lạm phát x Ln(VCSH) +
Nội dung lựa chọn các biến đại diện cho các nhân tố và lượng hoá các biến để đưa vào mô hình sẽ được trình bày cụ thể trong phần tiếp theo của nghiên cứụ