ĐÓNG GÓP CỦA ROLAND BARTHES QUA NHỮNG HUYỀN THOẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM VỚI CÔNG CHÚNG VIỆT

Một phần của tài liệu Đề tài " Quan niệm của Roland Barthes trong tác phẩm Những huyền thoại (Mythologies) " pot (Trang 28 - 34)

THOẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM VỚI CÔNG CHÚNG VIỆT NAM

Viết Những huyền thoại là Roland Barthes đã xác định một vị trí cho

mình, vị trí của một nhà huyền thoại học, như ông đã nói, tự xem mình đứng bên ngoài và là “kẻ thù” của tất cả những quan niệm chính thống về chính trị, văn hóa, xã hội. Khi mà Huyền thoại tung hoành trong cuộc sống xã hội hiện

đại khiến công chúng quên đi rằng nó chỉ là “doxa”, cũng chỉ là những quan niệm khả hữu về một vấn đề nào đó, thì trách nhiệm của nhà huyền thoại học được đặt ra. Với Những huyền thoại, Roland Barthes không thể xóa sổ khả năng chi phối của “doxa”, nhưng ông đã làm suy yếu đi cái quyền năng của nó bằng cách xác định vị trí và sử tính của nó.

Những huyền thoại, Roland Barthes đã phê phán ý hệ tư sản theo

hướng marxist. Ông phê phán xã hội của chúng ta, một môi trường ưu đãi cho những huyền thoại hoành hành, môi trường của một “chế độ tư hữu nhất định” và một “ý hệ nhất định”, hiện tượng “thoát danh” có chủ ý che giấu đi

tất cả những gì liên quan chặt chẽ sâu xa đến ý hệ, để chỉ bày ra những cái dễ dàng diễn tiến không gặp phải phản kháng nào. Ngay cả nghệ thuật được mệnh danh là lĩnh vực tiên phong cũng trở thành một dấu ngoặc đơn cho một ý hệ tư sản bao trùm; “nghệ thuật tiền phong chỉ đưa thành đối tượng của

mình con người bị bỏ rơi, mà trốn tránh hiện tượng con người tha hóa (một

khái niệm trọng tâm của chủ nghĩa Marx)”[19;13]. Với Những huyền thoại,

Roland Barthes đã sử dụng cách nhìn và phương pháp phê phán marxist, nhưng ông không phải là một nhà marxist, trong bài báo ngắn “Tôi có phải là

người marxist hay không?” đăng trên Lettres nouvelles tháng 7,8 năm 1955,

ông đã khẳng định rằng: “…chủ nghĩa Marx không phải là một thứ tôn giáo,

mà là một phương pháp giải thích và hành động”. Với Những huyền thoại,

Roland Barthes đã vạch mặt, chỉ tên và phê phán nghiêm khắc cái quá trình nơi cái võ đoán hoành hành vô lối, cái quá trình trong đó văn hóa chỉ chực chờ có cơ hội biến mình thành cái “tự nhiên” và được chấp nhận rộng rãi mà không có một sự phản kháng nào. Những huyền thoại bao gồm rất nhiều tầng

nghĩa, trong đó có cả ý tưởng mọi ký hiệu học đều cần phải trở thành một sự

“phá dỡ ký hiệu” (sémioclastie) [19;14]. Những huyền thoại như là một bộ

sưu tập các văn bản tham luận chiến, cung cấp những chân lý thực cho nền văn hóa đại chúng, trong đó, Roland Barthes tham gia với tất cả các câu hỏi chính trị quan trọng. Ông tìm thấy huyền thoại ở khắp mọi nơi, ngay cả ở những nơi khó nhất, ngay cả những huyền thoại ẩn giúp duy trì các hiện trạng, và trong Những huyền thoại chúng đều được vạch trần.

Trong Những huyền thoại, Roland Barthes đã tiếp thu lý thuyết ký hiệu

học và mô hình nhị phân của F.Saussure. Tuy nhiên, qua cách Roland

Barthes lựa chọn hệ thống kí hiệu huyền thoại đa dạng lĩnh vực để mô tả và phân tích, ta nhận thấy rằng ông là một trong những người đầu tiên phát hiện ra những hạn chế trong lí thuyết của Saussure: lý thuyết của Saussure chủ yếu chỉ tập trung ở lĩnh vực ngôn ngữ - lĩnh vực ông xem là thuộc kí hiệu cũng là lĩnh vực trung tâm của hệ thống kí hiệu trong thế giới này; Cách phân tích của Saussure là phân tích đồng đại, nhìn nhận kí hiệu ngôn ngữ trong trạng thái tĩnh, tách nó ra khỏi sự phát triển của lịch sử. Roland Barthes đã không đóng khung kí hiệu học ở vấn đề ngôn ngữ, ông đã đưa kí hiệu học sang mảnh đất của văn hóa và văn học. Nhờ Roland Barthes mà thế giới ký hiệu học được mở rộng và được nhìn nhận thấu đáo hơn. Mặt khác, khi đặt hệ thống huyền thoại phong phú của Roland Barthes trong mối quan hệ với triết học, chúng ta cũng thấy một cách nhìn rất mới mẻ của ông lúc bấy giờ: thế giới lúc này không phải là thế giới nhất nguyên, một hệ thống logic phân tầng nữa mà là mô hình phi trung tâm, không phân cấp, một hệ thống mở mang tính vô tận, tiềm tàng. Nói như Gilles Deleuze, đó là hệ thống “đa phức” và

“tăng sinh”. Ở điểm này, tư tưởng của Roland Barthes theo xu hướng hậu hiện đại [22].

Những huyền thoại là một sự ứng dụng lý thuyết ký hiệu vào đời sống

văn học, điều mà trước đây chưa ai từng làm, và đây cũng là một đóng góp cơ bản của Roland Barthes cho văn học. Ông phân tích cấu trúc ký hiệu huyền thoại và đưa đến cho công chúng bài học về sự nhìn nhận và thưởng thức huyền thoại. Roland Barthes đi phân tích huyền thoại nhưng cũng vừa là sáng tạo huyền thoại. Ông đã phát hiện những huyền thoại ở chỗ không ai ngờ, nhìn nhận thế giới kí hiệu ở nơi người ta ít thấy.

Roland Barthes đã đặt huyền thoại trong mối liên hệ với kí hiệu học và tư tưởng marxist, soi chiếu những vấn đề tưởng như đã cũ dưới một thứ ánh sáng mới, Roland Barthes đã kết nối một khái niệm truyền thống với một hướng nghiên cứu mới và một hệ tư tưởng tiên tiến lúc bấy giờ [22]. Đây cũng chính là một đóng góp quan trọng của Roland Barthes cho việc nghiên cứu huyền thoại.

Những đóng góp trên của Roland Barthes cho thấy tâm huyết của ông đối với đất nước và thời đại mình sống. Những huyền thoại, ra đời ở Pháp nhưng

công dụng của nó lại phổ biến trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Trên lĩnh vực tư tưởng, Những huyền thoại mở ra một chân trời nhận thức

mới cho công chúng Việt Nam về những vấn đề xã hội hiện đại. Xã hội Việt Nam đang tiến lên hiện đại hóa, những huyền thoại hiện đại xuất hiện cũng không ít và chúng ta vẫn đón nhận nó như chính công chúng Pháp của những năm 50, như vậy thì tác phẩm của Roland Barthes sẽ là một sự đánh động,

thức tỉnh tư tưởng để ta nhìn nhận lại mọi vấn đề đã và đang diễn ra trong xã hội hôm nay. Có thể dẫn ra một vài huyền thoại trong xã hội Việt Nam hiện đại như : huyền thoại cụ rùa ở Hồ Gươm, vì cụ có liên quan đến truyền thuyết của Vua Lê Lợi mà cho đến hôm nay người dân Việt Nam vẫn sùng bái cụ như một vị thần và tạo nên một sự mê tín đến mức cực đoan : rất nhiều người cho rằng mỗi lần cụ nổi lên là điềm báo may mắn, nhưng khổ thay dạo gần đây cụ rất hay nổi lên mà cũng chẳng đem đến một điềm gì, và dân ta cũng chẳng tìm được số thông điệp ứng với tần suất nổi của cụ. Hay như huyền thoại xe Honda ở Việt Nam : đây là hãng xe xuất hiện đầu tiên và lâu đời nhất Việt Nam, có thể nói là nó ăn sâu vào tâm thức tiêu dùng của người Việt đến nỗi từ xe máy được thay luôn bằng từ xe Honda (có ai hỏi anh đi bằng gì tới, trả lời : tôi đi Honda tới mà có khi hãng xe anh ta dùng không phải của Honda), điều đó tạo nên một sự thuận lợi cho nền sản xuất và tiêu thụ của Honda : xe Honda ở những đại lý khác nhau thì giá cả cũng rất khác nhau, có đại lý đôn giá lên rất nhiều nhưng dân ta vẫn đổ xô và sẵn sàng bỏ tiền ra để mua vì một sự tin tưởng tuyệt đối vào chất lượng. Và sẽ còn rất nhiều huyền thoại khác nữa... Tất cả là do cái cách ta đọc và tiếp nhận huyền thoại như thế nào thôi. Chúng ta tiếp nhận mọi vấn đề một cách chủ động chứ đừng nên mặc nhiên, mù quáng. Và cũng nên lắm, nhìn huyền thoại hiện đại dưới cái nhìn ký hiệu học như Roland Barthes đã đưa ra.

Trên lĩnh vực văn học, Những huyền thoại của Roland Barthes đã gợi mở

một phương pháp sáng tác mới cho văn học Việt Nam, đặc biệt là tiểu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuyết : phương pháp sáng tác huyền thoại, đây là một phương pháp còn khá mới mẻ và chưa được vận dụng hiệu quả lắm trong các truyện kể và tiểu

thuyết Việt Nam. Và đây cũng là một phương pháp sáng tác mà các nhà nghiên cứu tiểu thuyết ở ta đang dành một sự quan tâm lớn. Những huyền thoại sẽ mở ra một hướng tìm tòi phát triển, đổi mới hình thức thể loại, nhất là thể loại tiểu thuyết luôn phải đối mặt với nguy cơ mất dần độc giả trước sự phát triển mạnh mẽ của điện ảnh và truyền hình, trong các nhà văn Việt Nam ta, góp phần đưa nền văn xuôi đương đại Việt Nam phát triển năng động hơn và sáng tạo ra nhiều tác phẩm đạt hiệu quả nghệ thuật hơn.

*Tiểu kết : Với những tư tưởng mới mẻ và đặc sắc, Những huyền thoại

không chỉ cung cấp những quan điểm lý luận mà còn là một món ăn tinh thần hấp dẫn cho độc giả. Không còn nằm trên bề mặt lý thuyết, Những huyền thoại đi sâu vào khai phá thực tiễn cuộc sống, có lẽ vì thế mà nó dành được sự quan tâm của một lượng lớn độc giả. Huyền thoại luôn có mặt trong mọi thời đại, như vậy giá trị của tác phẩm là muôn thuở. Bất cứ lúc nào ta cũng có thể mang bài học huyền thoại ra và soi chiếu vào thực tế xã hội, đấy cũng là điều hữu ích giá trị nhất mà Roland Barthes để lại cho chúng ta qua tác phẩm này của ông.

MỤC LỤC

Trang

1. Lý do chọn đề

tài... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn

đề... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên

cứu... 7 4. Phương pháp nghiên cứu... 7 5. Kết cấu khóa luận... 8 CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU VỀ ROLAND BARTHES VÀ HAI TÁC PHẨM ĐƯỢC DỊCH Ở VIỆT NAM: ĐỘ KHÔNG CỦA LỐI VIẾT (LE DEGRÉ ZÉRO

Một phần của tài liệu Đề tài " Quan niệm của Roland Barthes trong tác phẩm Những huyền thoại (Mythologies) " pot (Trang 28 - 34)