Tính độc lập tương đối của ý thức xã hộ

Một phần của tài liệu đề cương nguyên lí mác lê nin 1 (Trang 25 - 29)

- Một là, ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Lịch sử xã hội cho thấy, nhiều khi xã hội cũ mất đi, thậm chí đã mất đi rất lâu, nhưng ý thức xã hội do xã hội đó sinh ra vẫn còn tồn tại (truyền thống, tập quán,..). Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội là do: thứ nhất, bản thân ý thức vốn là cái phản ánh tồn tại xã hội cho nên nó chỉ biến đổi sau khi tồn tại xã hội đã biến đổi; thứ hai do tính chất bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội cụ thể và những tư tưởng chứa đựng trong các hình thái đó; thứ ba ý thức xã hội cũng luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong xã hội.

- Hai là, ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội. Khi khẳng định tính thường lạc hậu hơn của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội, triết học Mác đồng thời thừa nhận rằng trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người, đặc biệt là những tư tưởng tiên tiến có thể đóng vai trò tiên phong, vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác

đó vào việc giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra.

- Ba là, ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nó. Những quan điểm lí luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những thành tựu lý luận của các thời đại trước. Do ý thức có tính kế thừa trong sự phát triển, cho nên sẽ không thể giải thích được một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện có, không chú ý đến các giai đoạn phát triển tư tưởng trước. Trong xa hội có giai cấp, tính chất kế thừa của ý thức xã hôi gắn với tính giai cấp của nó.

- Bốn là, sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng. Sự tác động của tồn tại xã hội, xét đến cùng, là nguyên nhân làm hình thành và phát triển ý thức xã hội, nhưng trong lịch sử phát triển của mình các hình thái ý thức xã hội cũng tác động lẫn nhau. Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy ở mỗi thời đại, tùy theo từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà thường có những hình thái ý thức nào đó nổi lên hàng đầu và tác động mạnh đến các hình thái ý thức khác. Tuy nhiên, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội ở đây cũng chỉ là tương đối, vì bản thân sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội xét đến cùng vẫn là do những nhân tố vật chất khách quan quyết định.

- Năm là, ý thức xã hội có khả năng tác động trở lại tồn tại xã hội. Sự phát triển về chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật,… dựa vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả những sự phát triển đó đều tác động lẫn nhau và cùng tác động đến cơ sở kinh tế.

 Như vậy, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, đồng thời ý thức xã hội có tính độc lập tương đối tác động lại tồn tại xã hội.

Câu 10: Vấn đề con người theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin.

Trả lời:

Trong chủ nghĩa Mác-Lenin, con người luôn là nội dung cơ bản. Tìm bản chất con người để giải phóng con người khỏi xã hội tư bản cũ với những giai cấp và những sự đối kháng giai cấp của nó; xây dựng một liên hợp, trong đó, sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người là mục đích cuối cùng của chủ nghĩa Mác-Lenin về con người.

1. Con người và bản chất của con người a) Khái niệm con người:

- Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội

- Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người chính là giới tự nhiên. Vì vậy, bản tính tự nhiên là một trong những phương diện cơ bản của con người, loài người. Do vậy, việc nghiên cứu, khám phá khoa học về cấu tạo tự nhiên và nguồn gốc tự nhiên của con người là cơ sở khoa học quan trọng để con người hiểu biết về chính bản thân mình tiến đến làm chủ bản thân mình trong mọi hành vi và hoạt động sáng tạo ra lịch sử của nó tức lịch sử nhân loại.

- Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác độ sau đây:

+ Thứ nhất, con người là kết quả của quá trình tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên

+ Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng “là thân thể vô cơ của con người”.

- Bản tính xã hội của con người được phân tích từ các giác độ sau đây: + Một là, xét từ giác độ nguồn gốc hình thành, loài người không phải chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa phát triển của vật chất tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội của nó, mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động.

+ Hai là, xét từ giác độ tồn tại và phát triển, thì sự tồn tại của loài người luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội.

- Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó. Vì thế, nếu lí giải bản tính sáng tạo của con người đơn thuần chỉ từ giác độ bản tính tự nhiên hoặc chỉ từ bản tính xã hội thì đều là phiến diện, không triệt để và nhất định cuối cùng sẽ dẫn đến những kết luận sai lầm trong nhận thức và thực tiễn.

b) Bản chất của con người:

- Trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã có nhiều quan điểm khác nhau về bản chất, “bản tính người” của con người, nhưng về cơ bản những quan niệm đó thường là những quan niệm phiến diện, trừu tượng và duy tâm, thần bí.

- Quan điểm của C.Mác: “bản chất con người không phải là một cái trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.

- Con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội: + Là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của giới tự nhiên; con người có nhu cầu tự nhiên nên phải tuân theo sự chi phối của các quy luật tự nhiên.

+ Là một thực thể tự nhiên-sinh vật, con người cũng tồn tại với những bản năng và nhu cấu tự nhiên như ăn, uống, sinh con,… và chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên như quy luật sinh học “trao đổi chất, di truyền, biến dị, thích nghi môi trường sống,…”

 Cái khác biệt giữa con người với con vật là bản năng của con người đã được ý thức; quy luật tâm lí, ý thức của con người được hình thành từ nền tảng sinh học như tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí, giúp con người khai thác, cải tạo tự nhiên và sáng tạo thêm những gì mà tự nhiên không có để thỏa mãn nhu cầu sinh tồn và phát triển của mình.

+ Con người là một thực thể xã hội hoạt động có ý thức và sáng tạo. • Là sản phẩm của quá trình xã hội hóa; có nhu cầu xã hội nên

phải tuân theo các chuẩn mực xã hội; con người có bản tính xã hội.

• Bản chất xã hội của con người được thể hiện trong các hoạt động xã hội mà trước hết là trong sản xuất vật chất để duy trì đời sống của mình. Lao động là hành vi lịch sử đầu tiên, là hoạt động bản chất của con người mà nhờ đó con người tách ra khỏi động vật.

• Con người chỉ tồn tại với tư cách là con người trong quan hệ với con người, với thế giới xung quanh.

 Quan hệ xã hội là yếu tố cấu thành, là đặc trưng bản chất của con người. Bản chất xã hội đó được xây dựng từ cơ sở thực thể tự nhiên-sinh vật của con người.

- Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội.

+ Về bản chất, con người khác với con vật ở cả ba mặt, trong quan hệ giữa con người đối với tự nhiên, quan hệ giữa con người đối với xã hội và quan hệ giữa con người với chính bản thân mình trong đó quan hệ giữa con người với xã hội là quan hệ bản chất nhất.

+ Không có con người trừu tượng sống ngoài điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội, mà ngược lại trong điều kiện, hoàn cảnh và bằng hoạt động thực tiễn của mình con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển về thể lực, trí lực và chỉ trong các mối quan hệ xã hội trên và các quan hệ khác như giai cấp, dân tộc, thời đại, chính trị, kinh tế, các nhân, gia đình, xã hội,… con người mới thể hiện bản chất của mình.

+ Nhấn mạnh mặt xã hội, là coi bản chất xã hội của con người là yếu tố cơ bản nhất để phân biệt con người với động vật và cũng để khắc phục thiếu sót của các nhà triết học không thấy được bản chất xã hội của con người. Hơn nữa, bản chất trên mang tính phổ biến nhưng không phải là cái duy nhất; do vậy, cũng phải thấy cái riêng biệt,

phong phú và đa dạng của mỗi cá nhân về phong cách, nhu cầu, lợi ích,… trong cộng đồng xã hội.

- Con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử:

+ Con người tác động, cải biến tự nhiên bằng hoạt động thực tiễn của mình, thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội. Lao động vừa là điều kiện cho sự tồn tại phát triển của con người, vừa là phương thức làm biến đổi đời sống xã hội. Không có con người thì cũng không tồn tại các quy luật xã hội, không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội.  Bản chất con người luôn vận động, thay đổi cùng với sự thay đổi

của điều kiện lịch sử; bản chất đó là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người. “con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy”. Mỗi sự vận động và phát triển của lịch sử quy định sự biến đổi bản chất con người.

2. Ý nghĩa phương pháp luận:

- Một là, để lí giải một cách khoa học những vấn đề về con người thì không thể chỉ đơn thuần từ phương diện bản tính tự nhiên của nó mà điều căn bản hơn, có tính quyết định phải là từ phương diện bản tính xã hội của nó, từ những quan hệ kinh tế-xã hội của nó.

- Hai là, động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển của xã hội chính là năng lực sáng tạo lịch sử của con người. Vì vậy, phát huy năng lực sáng tạo của mỗi con người, vì con người chính là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội. - Ba là, sự nghiệp giải phóng con người nhằm phát huy khả năng sáng

tạo lịch sử của nó phải là hướng vào sự nghiệp giải phóng những vấn đề kinh tế-xã hội.

Một phần của tài liệu đề cương nguyên lí mác lê nin 1 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w