chính trị:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đề xuất các chủ trương chính sách về kinh tế, văn hóa, xã hội; an ninh, quốc phòng.
Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội.
Thực hiện tốt Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Thanh niên, Luật Công đoàn…, quy chế dân chủ ở mọi cấp để Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị.
Đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, khắc phục tình trạng hành chính hóa, nhà nước hóa, phô trương, hình thức; nâng cao chất lượng hoạt động; làm tốt công tác dân vận theo phong cách trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin.
Câu 11. Quan điểm chỉ đạo và chủ trương xây dựng nền văn hóa của Đảng trong thời kỳ Đổi mới.
Thứ nhất, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Quan điểm này xác định vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Mục tiêu của sự nghiệp đổi mới là phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trong đó phải giải quyết hài hoà giữa sự phát triển kinh tế và văn hóa, đảm bảo cho đất nước phát triển bền vững và lâu dài. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh tới vai trò của việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hóa này vừa phải là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt động kinh tế phải đặt con người ở vị trí trung tâm của sự phát triển, vừa phải chú ý đến hiệu quả kinh tế, vừa phải chú ý đến hiệu quả xã hội và văn hóa. Đồng thời, phải chú trọng khai thác văn hóa như một nguồn lực đặc biệt để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, dịch vụ văn hóa và du lịch văn hóa… Như vậy, văn hóa không phải là kết quả thụ động của nền kinh tế mà là nguyên nhân, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Quan điểm này xác định phương hướng và đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam mà chúng ta tập trung xây dựng trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Trình độ tiên tiến của nền văn hóa phải thống nhất với bản sắc văn hóa dân tộc và khẳng định tầm vóc, vị thế của văn hóa dân tộc trong giao lưu và hợp tác quốc tế.
Thứ ba, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Quan điểm này nhấn mạnh đến tư tưởng nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về đảm bảo tính thống nhất và tính đa dạng của nền văn hóa Việt Nam hiện đại. Tính thống nhất của nền văn hóa Việt Nam thể hiện ở sự thống nhất về truyền thống yêu nước và tinh thần đại đoàn kết của các dân tộc anh em trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thống nhất ở việc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với việc xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa; thống nhất ở ý chí và nguyện vọng chung của cộng đồng các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Tính
thống nhất là điều kiện để đảm bảo sự phát triển đa dạng của văn hóa các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, trên đất nước ta có 54 dân tộc với các đặc trưng văn hóa khác nhau. Các giá trị và các đặc trưng văn hóa đó bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, làm phong phú cho nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất quốc gia.
Thứ tư, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
Quan điểm này xác định vai trò chủ thể xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa. Mọi người dân Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đều có vinh dự, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ tham gia xây dựng và phát triển nền văn hóa nước nhà. Công nhân, nông dân, trí thức là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Đội ngũ trí thức gắn bó với nhân dân giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa.
Thứ năm, văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.
Quan điểm này nhấn mạnh tới phương pháp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Văn hóa là một mặt trận, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và các nhà hoạt động văn hóa phải là chiến sĩ trên mặt trận đó. “Mặt trận” là nơi đoàn kết thống nhất ý chí và tình cảm của nhân dân, của đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và các nhà hoạt động văn hóa vào thực hiện mục tiêu chung của sự nghiệp đổi mới do Đảng đề ra. “Mặt trận” là nơi đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác và cái giả, khẳng định cái đúng, cái tốt và cái đẹp nhằm xây dựng môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh. Đồng thời, đây cũng là nơi để chống lại mưu toan phá hoại của kẻ thù, đặc biệt là âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch quốc tế trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Trong quá trình đó, “xây” phải đi đôi với “chống” và lấy “xây” làm trọng tâm. Quan điểm này cũng nhấn mạnh đến tính đặc thù của việc xây dựng và phát triển văn hóa. Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo nên những giá trị mới tích cực và tiến bộ, loại bỏ những yếu tố bảo thủ và lạc hậu trong nền văn hóa, làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành tâm lý, tập quán tiến bộ, văn minh, nhân bản là một quá trình đầy khó khăn gian khổ,
phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và cần phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng, tránh nóng vội, chủ quan duy ý chí. Trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cần phải nhận thức sâu sắc rằng, sản phẩm văn hóa là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt, hoàn toàn khác với sản phẩm hàng hóa thông thường khác. Đây là phương tiện để biểu đạt đời sống tinh thần của mỗi dân tộc. Vì vậy, Đảng, Nhà nước và toàn xã hội cần có giải pháp hữu hiệu để bảo vệ và phát triển nền văn hóa của dân tộc mình, chống nguy cơ bị đồng hóa về văn hóa.
MỤC LỤC
Câu 1 . Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng....1
Câu 2 . Nội dung sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng trong giai đoạn 1939 – 1945...2
Câu 3 . Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp....5
Câu 4 . Đường lối xây dựng chế độ dân chủ nhân dân....8
Câu 5 . Đường lối kháng chiến chống Mý cứu nước giai đoạn 1954 – 1964.....12
Câu 6 . Quá trình nhận thức của Đảng về Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa trong thời kỳ đổi mới...17
Câu 7 . Quan điểm của Đảng về Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa trong thời kỳ đổi mới...21
Câu 8 . Nhận thức của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội VIII...23
Câu 9 . Nhận thức của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội XII. 26
Câu 10 . Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị của Đảng trong thời kỳ Đổi mới...29
Câu 11 . Quan điểm chỉ đạo và chủ trương xây dựng nền văn hóa của Đảng trong thời kỳ Đổi mới...32