Một số nguyên tắc khi thiết kế phim hoạt hình để dạy học kĩ năng sống trong chương trình Đạo đức lớp

Một phần của tài liệu THIẾT kế PHIM HOẠT HÌNH BẰNG PHẦN mềm EASY VIDEO MAKER và PAINT 3d để dạy học kĩ NĂNG SỐNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH đạo đức lớp 1 (Trang 26 - 30)

kĩ năng sống trong chương trình Đạo đức lớp 1

Khác với những bộ phim hoạt hình thông thường, việc thiết kế phim hoạt hình để dạy học kĩ năng sống nói riêng và dạy học cho học sinh Tiểu học nói chung bên cạnh việc đảm bảo những tiêu chí chung của một bộ phim hoạt hình, còn phải đặt mạnh tiêu chí về tính sư phạm. Tính sư phạm ở đây bao gồm: sự phù hợp về mặt tâm sinh lí học sinh tiểu học, tính giáo dục và tính thẩm mĩ của bộ phim. Vì vậy, khi thiết kế phim hoạt hình để dạy kĩ năng sống nói riêng, dạy học nói chung, chúng ta không những phải có kiến thức tối thiểu về hai phần mềm này mà còn cần có ý thức, kiến thức và kĩ năng chuyên môn sư phạm.

1.1. Tâm sinh lí học sinh tiểu học:

1.1.1. Sinh lí học sinh tiểu học:

Theo mình chứng của khoa học, bộ não của con người được chia thành hai bán cầu trái và phải, mỗi bên thực hiện các chức năng khác nhau. Học sinh thiên về não trái thường có khả năng phân tích, lí luận, giải quyết các vấn đề liên quan đến lô-gic và tính toán chính xác. Vì thế, những học sinh này có sở trường về các môn khoa học. Ngược lại, học sinh sử dụng não phải nhiều hơn có khả năng cảm thụ âm nhạc nói riêng, nghệ thuật nói chung rất nhạy bén. Cùng với đó, các em cũng có óc sáng tạo và khả năng tưởng tượng tốt.

Vì thế, để học sinh phát triển toàn diện, giáo viên cần tạo cơ hội cho các em được học tập bằng toàn não bộ. Hơn nữa, việc học tập bằng cả hai bán cầu não vừa kích thích được sự hứng thú, linh hoạt trong quá trình học tập của học sinh, vừa tránh sự lặp lại kiến thức một cách nhàm chán.

1.1.2. Tâm lí học sinh tiểu học

Như đã phân tích ở phần cơ sở lí luận, nhận thức và hành động của học sinh Tiểu học còn chịu sự chi phối mạnh của cảm xúc. Tư duy trực quan sinh động chiếm ưu thế đặc biệt ở những lớp đầu cấp, nhất là ở lớp 1. Vì thế, học sinh rất dễ bị lôi cuốn bởi những hình ảnh và âm thanh sống động, đầy màu sắc.

Hiểu được những đặc điểm nêu trên, tôi nhận thấy việc tích hợp hai phần mềm Easy Video Maker và Paint 3D để thiết kế phim hoạt hình trong việc dạy học sẽ giúp các em học những kiến thức về kĩ năng sống một cách tự giác với tâm lí thoải mái, hứng khởi. Điều này đã đặt ra nguyên tắc chuyển hóa nội dung kiến thức dạy học vốn khô khan, nặng lí thuyết thành những hiệu ứng sống động và đầy màu sắc của các hình ảnh, video clip, âm thanh trong một bộ phim hoạt hình.

1.2. Tính giáo dục:

Các yếu tố cơ bản trong một quy trình thiết kế phim hoạt hình bao gồm: xác định mục tiêu; lựa chọn đề tài; viết kịch bản và thu âm kịch bản; xây dựng thư viện tư liệu; thiết kế phim; chạy thử, sửa chữa và hoàn thiện. Tất cả yếu tố kể trên đều phải đảm bảo định hướng học sinh tới những giá trị sống nhân văn và tích cực.

1.3. Tính thẩm mĩ trong việc thiết kế phim hoạt hình:

1.3.1. Phần mềm Easy Video Maker

Thứ nhất, màu sắc, vị trí và kích cỡ của nhân vật, phông chữ và

phông nền vừa phải thể hiện được ý đồ của kịch bản, vừa phải đảm bảo sự hài hòa cân đối của cảnh phim.

Thứ hai, một số lưu ý về phông chữ:

- Hạn chế sử dụng chữ in đậm kết hợp với chữ in nghiêng.

- Không sử dụng tất cả chữ in hoa vì sẽ làm khó đọc văn bản, che chữ viết tắt, kí hiệu cũng như làm mất khả năng nhấn mạnh.

- Chỉ sử dụng kiểu in nghiêng cho lời trích dẫn, tiêu đề cho sách, báo, tạp chí, … hoặc muốn làm nổi bật nội dung chính, ý tưởng.

Thứ ba, một số lưu ý về màu sắc:

- Màu đỏ và màu cam là những màu có năng lượng cao nhưng có thể làm khó việc tập trung.

- Màu xanh lá, xanh dương, nâu,… là những màu có năng lượng dịu hơn tuy nhiên lại không gây chú ý mạnh.

- Màu đỏ và màu xanh lá gây khó khăn cho những người mù màu. - Không nên để màu chữ xanh lá trên nền xanh da trời, chữ vàng trên nền xanh lá, chữ tím trên nền xanh dương, chữ cam trên xanh lá hay đỏ trên xanh lá, … bởi đây là cặp màu hoặc cùng gam trầm gây lẫn lộn, khó nhìn hoặc tương phản gam màu gây nhức mắt.

- Màu trắng trên nền tối không nên sử dụng cho trường hợp đối tượng xa hơn 6m. Đối với hội trường lớn tránh dùng nền trắng vì nền trắng làm mù màu trong phòng tối.Vì vậy nên dùng nền tối với chữ màu là tốt nhất.

Thứ tư, các hiệu ứng chuyển đổi hình ảnh, video clip, văn bản cần

phải có tốc độ vừa phải, không nên chuyển đổi quá nhanh hay quá chậm vì dễ gây mất hứng thú cho học sinh.

Thứ năm, khi ghép bản thu âm lời thoại nhân vật và hiệu ứng âm

thanh cũng như nhạc nền, ta cần chỉnh âm lượng bản thu âm lời thoại nhân vật to hơn hiệu ứng âm thanh. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi giữa các đoạn âm thanh cần được cắt ghép mượt mà, tránh trường hợp người nghe cảm thấy bị hẫng giữa các đoạn chuyển.

1.3.2. Phần mềm Paint 3D

Tương tự với phần mềm Easy Video Maker, khi chỉnh sửa ảnh, thiết kế nhân vật, phông nền cũng cần đảm bảo tính thẩm mĩ về màu sắc. Bên cạnh đớ, khi thiết kế nhân vật hay chỉnh sửa ảnh có sẵn, ta không nên lạm dụng quá nhiều tính năng khiến sản phẩm trở nên rối mắt và mất điểm nhấn.

Một phần của tài liệu THIẾT kế PHIM HOẠT HÌNH BẰNG PHẦN mềm EASY VIDEO MAKER và PAINT 3d để dạy học kĩ NĂNG SỐNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH đạo đức lớp 1 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w