0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Hướng giải quyết

Một phần của tài liệu NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT NGUỒN NĂNG LƯỢNG SẠCH NGUỒN NĂNG LƯỢNG VÔ TẬN (Trang 28 -31 )

Theo TS Đoàn Văn Tuyến – Viện Địa chất – Viện Khoa học Việt Nam: "Hiện

nay, với mức nhiệt như vậy, Việt Nam hoàn toàn có thể khai thác theo quy mô nhỏ và

phân tán. Theo quan điểm này, chúng ta có thể khai thác địa nhiệt theo 3 cách. Thứ

nhất, phát điện công suất nhỏ, nhiệt độ thấp với hệ thống phát điện ORC, Kalina (chỉ

cần nhiệt độ khoảng 100°C). Với mức này, hầu hết trên khắp lãnh thổ Việt Nam, chỉ

cần khoan sâu 2km xuống lòng đất là đã có thể có nguồn nhiệt phù hợp. Thứ hai là

khai thác nước nóng địa nhiệt để quy hoạch xây dựng tổ hợp công viên, đô thị nước

khoáng nóng - sinh thái phục vụ văn hóa, nghỉ dưỡng, du lịch… đem lại lợi ích kinh

tế xã hội, môi trường lớn. Thứ ba, khai thác bằng công nghệ bơm nhiệt đất (GSHP) để điều hòa không khí và tiết kiệm năng lượng đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường". Với những xu hướng này, nguồn địa nhiệt của Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng lớn nếu được đưa vào sử dụng.

Các dòng nước nóng được bơm lên từ dưới sâu trong lòng đất có thể chứa một vài khí đi cùng với nó nhưđiôxít cacbon CO2 và hydro sunfua H2S. Khi các chất ô

nhiễm này thoát ra ngoài môi trường, nó sẽ góp phần vào sựấm lên toàn cầu, mưa

axít, và các mùi độc hại đối với thực vật xung quanh đó. Các nhà máy phát điện địa

nhiệt hiện hữu phát thải trung bình 90-150 kg CO2 trên 1MWh điện, và cũng là một

phần nhỏ so với các nhà máy phát điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Một số nhà máy

được yêu cầu phải có hệ thống kiểm soát lượng phát thải nhằm làm giảm lượng axít

và các chất bay hơi.

Bên cạnh các khí hòa tan, nước nóng từ nguồn địa nhiệt có thể chứa các nguyên tố vết nguy hiểm như thủy ngân, arsen và antimon nếu nó được thải vào các con sông có chức năng cung cấp nước uống. Các nhà máy địa nhiệt về mặt lý thuyết có thể bơm

các chất này cùng với khí trở lại lòng đất ở dạng cô lập cacbon.

Việc xây dựng các nhà máy phát điện có thể ảnh hượng ngược lại đến sự ổn định

nền đất của khu vực xung quanh. Đây là mối quan tâm lớn cùng vớihệ thống địa nhiệt nâng cao, ở đây nước được bơm vào trong đá nóng và khô không chứa nước trước đó.

Địa nhiệt cũng chiếm một diện tích đất tối thiểu; các nhà máy địa nhiệt hiện hữu

sử dụng 1-8 hecta/1MW so với các nhà máy điện hạt nhân là 5-10ha/MW và 19

ha/MW đối với nhà máy điện chạy bằng than.

Nhiều nghiên cứu cho thấy , những cột khói thải ra từ nhà máy địa nhiệt chỉ là

hơi nước.

2.5. Kinh tế

Năng lượng địa nhiệt không cần nhiên liệu và cũng không phụ thuộc vào giá cả

nhiệt phải kể đến các chi phí chính như chi phí khoan giếng và thăn dò các nguồn dưới sâu vì chúng chứa đựng nhiều rủi ro về mặt tài chính rất cao. Hiện tại, chi phí

xây dựng các nhà máy điện địa nhiệt và các giếng chiếm khoảng 2-5 triệu €

(Euro)/1MW công suất thiết kế, trong khi chi phí vận hành chiếm khoảng 0.04- 0.10€/1kWh.

Năng lượng địa nhiệt cũng có những cấp độ khác nhau: các nhà máy địa nhiệt

lớn có thể cung cấp năng lượng cho toàn bộ các thành phố trong khi đó các nhà máy nhỏ hơn chỉ có thể cung cấp cho các khu vực nông thôn hoặc một số hộ gia đình. Tập đoàn Chevron là một nhà sản xuất năng lượng địa nhiệt lớn nhất trên thế giới, trong khi đó các công ty Reykjavik Energy Invest thì xây dựng các nhà máy điện địa

Một phần của tài liệu NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT NGUỒN NĂNG LƯỢNG SẠCH NGUỒN NĂNG LƯỢNG VÔ TẬN (Trang 28 -31 )

×