Một số thay đổi của tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn Phố Hiến :

Một phần của tài liệu ĐỀN THỜ mẫu ở HƯNG yên LỊCH sử và văn hóa (Trang 33 - 36)

2 Lễ hội đền thờ Mẫu ở Hưng Yên

3.1 Một số thay đổi của tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn Phố Hiến :

HƯNG YÊN

3.1 Một số thay đổi của tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bànPhố Hiến : Phố Hiến :

Thờ Mẫu là một trong những tín ngưỡng được hình thành sớm ở Phố Hiến. Tuy nhiên, hiện nay sự phát triển về kinh tế kéo theo những thay đổi về văn hóa để làm cho tín ngưỡng thờ Mẫu ở nơi đây đã có những nét biến chuyển để phù hợp hơn với hoàn cảnh thực tại :

 Đối tượng đến thờ cúng Mẫu : Đền Thiên Hậu là một ngôi đền mang đậm dấu ấn của người Hoa. Trước đây, ngôi đền chủ yếu là người Hoa đến cầu cúng. Theo ông Đinh Minh Tân, phó ban quản lý di tích cho biết, số lượng người dân đến đây cúng Mẫu chủ yếu chia làm hai giai đoạn là trước và sau năm 1992. Trước năm 1992, thành phần chủ yếu là người Hoa đến đây và hầu như không thấy sự xuất hiện của bóng dáng người Việt. Còn sau năm 1992, người Việt đã đến đây thờ cúng đông đảo hơn và dần Thiên Hậu Thánh Mẫu được suy tôn và trở thành một vị Mẫu đầy uy quyền trong lòng người dân Việt ở Phố Hiến. Như vậy, có thể thấy người Việt ở Phố Hiến đã tiếp nhận những nét văn hóa của người Hoa vào trong đời sống sinh boạt văn hóa của mình. Những vị Thánh Mẫu mang đậm dấu ấn người Hoa đã

được du nhập vào Phố Hiến một cách tư nhiên, những vị thần đó là thần hàng hải phù trợ, cai quản sông, biển nên được nhân dân Phố Hiến – cư dân của đô thị cảng sông tôn vinh và thành kính. Còn tại đền Mẫu thờ Mẫu Dương Quý Phi, đối tượng chủ yếu đến là người Hoa, dân làng Hoa Dương- nơi vớt được xác bà nhưng sau năm 1954 trở lại đây chiếm phần đông lại là người Việt, đặc biệt là các thương nhân buôn bán, cư dân bản địa, thậm chí là tầng lớp quan chức. Mặc dù là người Trung Quốc nhưng tấm lòng đức độ của bà khiến nhân dân kính trọng, bà nhiều lần hiển linh giúp quân ta đánh giặc thắng trận, giúp dân làng Phố Hiến làm ăn buôn bán thuận lợi.

 Sự thay đổi trong các lễ hội : Lễ hội thờ Mẫu ở Phố hiến có sự thay đổi trên 3 phương diện : không gian tổ chức lễ hội, phần lễ và phần hội.

Nếu như lễ hội thờ Mẫu xưa chỉ diễn ra trong khoảng không gian nhất định và đối tượng tham gia cũng chỉ là một số thành phần sùng bái Mẫu thì đến nay, Lễ hội thờ Mẫu đã trở thành một lễ hội chính, diễn ra trong khoảng không gian rộng và thu hút được nhiều người tham gia. Tiêu biểu nhất cho hoạt động nghi lễ sôi nổi này là lễ hội đền Mẫu- một lễ hội lớn trên địa bàn thành phố Hưng Yên, là một trong những sự kiện nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội văn nhóa dân gian Phố Hiến của thành phố Hưng Yên. Năm 2012, bên cạnh những hoạt động độc đáo nhằm khơi gợi lại những giá trị văn bhoas dân vgian một thời chỉ đứng sau Thăng Long- HÀ Nội, nghi thức Rước Nước tại đền Mẫu đã tạo thành một điểm nhấn thu hút hàng nghìn lượt khách tham gia và chứng kiến. Sự kiện này cùng với sự mở rộng về

quy mô đã khẳng định một điều rằng, tín ngưỡng thờ Mẫu ngày càng phát triển, nó không chỉ phát triển ở khu vực Phố Hiến mà lan rộng ra toàn tỉnh Hưng Yên.

Phần Lễ từ xưa đến nay đã có sự thay đổi khác trước. Đặc biệt là trong Lễ Rước Nước, đây là một nghi thức quan trọng thể hiện lòng thành kính với các vị thần và mang đậm dấu ấn của cư dân nông nghiệp lúa nước. Lễ Rước Nước xưa được tổ chức thường xuyên tại đền Mẫu nhưng cách đây khoảng 20 năm, nghi lễ này đã được quy định lại 3 năm tổ chức một lần. Nguyên nhân lí giải là do Lễ Rước Nước để tổ chức được khá phức tạp và tốn kém, nên nghi thức này không được tổ chức thường xuyên như trước nữa.Tại đền Thiên Hậu, nghi thức này đã bị hủy bỏ, thay vào đó nước sử duijng trong lễ hội sẽ lấy trực tiếp trong đền. Còn lại, các nghi thức như Lễ Mộc Dục, Lễ Tế vẫn được tổ chức và bảo lưu giống ngày trước. Về cơ bản, phần lễ trong lễ hội đền Mẫu vẫn giữ được những nét đẹp, giá trị văn hóa đặc sắc.

Sự thay đổi của phần hội trong lễ hội tại đền thờ Mẫu. Sự thay đổi rõ rệt nhất là trong trò cờ người. Đây là trò chơi thể hiện trí tuệ và thường được người cao tuổi chơi trong lễ hội. Trò cờ người trước đây phải có nam thanh nữ tú đóng làm những quân bài cho người chơi điều khiển nhưng trong những năm gần đây, do không tìm được người đóng làm các quân cờ nên trong trò chơi chỉ sử dụng những cột cờ đại diện mà không có người đứng đó. Những trò hát sân đình, trọi gà trước kia được tuyển chọn kĩ càng nhưng giờ các tiết mục đó được người dân trong vùng tham gia một cách tự nguyện, chỉ cần có tâm và

lòng thành kính đều có thể tham gia. Như vậy, hình thức các trò chơi và cách tuyển chọn cũng đã được giản lược hơn. Mặc dù giản lược, nhưng những nét văn hóa truyền thống vẫn được bảo tồn và phát triển.  Thay đổi tiếp theo là trong lĩnh vực Hầu Đồng. Hầu Đồng là một trong những hoạt động quan trọng của tín ngưỡng thờ Mẫu. Nếu như ngày xưa hoạt động này chưa phổ biến và thường xuyên thì ngày nay tần suất các buổi diễn ra là khá nhiều, đặc biệt là những ngày đầu xuân, ngày lễ hội, ngày rằm, mùng một,... Trang phục để tiến hành Hầu Đồng cũng đã được đa dạng hóa hơn trước. Trước đây, do điều kiện không cho phép trang phục còn khá đơn giản. Để Thánh nhập hết hoàn thành một buổi Hầu Đồng về cơ bản phải trải qua 36 giá, những bộ trang phục của các vị thánh trước không được trùng với các vị thánh sau. Đến ngày nay, trang phục của ông Đồng, bà Đồng được trang trí họa tiết, hoa văn sặc sỡ, bắt mắt đại diện cho trang phục của các dân tộc thiểu số. Những trang phục ấy được làm tinh tế, cẩn thận, cầu kỳ và đắt tiền.

Mặc dù có những thay đổi nhưng những nét văn hóa truyền thống vẫn được lưu giữ và phát huy. Người ta thấy được cả những tín ngưỡng văn hóa dân gian, cả những nét văn hóa hiện đại, hòa trộn với nhau để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới.

Một phần của tài liệu ĐỀN THỜ mẫu ở HƯNG yên LỊCH sử và văn hóa (Trang 33 - 36)