Hạn chế của luận án và đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp việt nam tt (Trang 26 - 27)

Đối với cỡ mẫu, luận án gặp phải hạn chế như những nghiên cứu đi trước trên thế giới, đó là cỡ mẫu không quá lớn, mặc dù vậy cỡ mẫu vẫn nằm trong khoảng kỳ vọng ban đầu của luận án cũng như phù hợp với kỹ thuật xử lý PLS.

Về phương pháp chọn mẫu, luận án không thể áp dụng chọn mẫu theo xác suất mặc dù phương pháp này có tính đại điện cho tổng thể cao hơn phương pháp phi xác suất mà luận án lựa chọn, do hạn chế về thời gian và chi phí. Đây cũng là một điểm hạn chế phổ biến trong các nghiên cứu đi trước.

Một hạn chế tiếp theo chính là dạng thang đo được áp dụng trong luận án đều được cài đặt theo dạng mặc định ở dạng kết quả khi xử lý dữ liệu, thay vì tận dụng lợi thế của SmartPLS so với các phần mềm SPSS và AMOS là có thể xử lý được cả thang đo dạng nguyên nhân.

Ngoài ra, một hạn chế khác của luận án là không sử dụng các biến kiểm soát như quy mô hay ngành nghề để phân tích sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp trong nghiên cứu.

Về hướng nghiên cứu tiếp theo, luận án đề xuất một vài hướng đi như sau: Thứ nhất, mở rộng phạm vi của các biến độc lập, tức là các thành phần bậc nhất trong mô hình TPB mở rộng. Thứ hai, khi Việt Nam đã áp dụng IFRS đại trà, hoặc khi số lượng doanh nghiệp áp dụng tăng lên, thì dữ liệu có thể sẽ đủ yêu cầu để nghiên cứu về các tác động của áp dụng IFRS đối với BCTC, đây là một hướng nghiên cứu rất rộng, đòi hỏi nguồn dữ liệu phải đủ lớn và đủ rộng, tức là nhiều doanh nghiệp và qua nhiều năm áp dụng. Trên thế giới, xu hướng nghiên cứu này cũng lấn án xu hướng nghiên cứu về hành vi áp dụng IFRS.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp việt nam tt (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)