Tuy chƣa ban hành bộ tiêu chí đầy đủ để đánh giá quản lý nhà nƣớc đối với CCN song bên cạnh việc hình thành, phát triển các CCN luôn có các tiêu chí đánh giá nhƣ:
- Đánh giá về quy hoạch và quản lý quy hoạch các CCN
- Đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng: Đầu tƣ xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng, đây là nội dung quan trọng trong việc thu hút đầu tƣvào các CCN, vì kết cấu hạ tầng phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo sức hút các doanh nghiệp và dự án đầu tƣ vào CCN.
- Tỷ lệlấp đầy các CCN: Tỷ lệ lấp đầy các CCN đƣợc xác định bằng tổng diện tích đất công nghiệp đã cho các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ công nghiệp thuê trên tổng diện tích đƣợc cấp phép theo dự án của CCN đã đƣợc quy hoạch. Tỷ lệ này thƣờng tăng dần theo số năm hoạt động và là chỉ tiêu so sánh sự thành công của các CCN với nhau trong việc quảng bá kêu gọi xúc tiến đầu tƣ. Tỷ lệ lấp đầy CCN đƣợc đánh giá theo từng giai đoạn cụ thể, giai đoạn đầu là thời kỳ xây dựng cơ sở hạ tầng, tiếp sau đó là giai đoạn từng bƣớc hoàn thiện chính sách và thủ tục với mục tiêu là thu hút các nhà đầu tƣ vào khu, cụm công nghiệp. Việc thu hồi chi phí đầu tƣ theo kinh nghiệm thực tiễn cho thấy thời gian thu hồi kinh
phí đầu tƣ xây dựng có thế kéo dài trong khoảng 15 - 20 năm còn nếu sau 10 - 15 năm mà tỷ lệ lấp đầy thấp hơn 75% thì coi nhƣ CCN này không đạt hiệu quả kinh tế nhƣ kỳ vọng
- Kết quả thu hút đầu tƣ, hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các CCN: Kết quả thu hút đầu tƣ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp từ khi cam kết đầu tƣ tới khi đi vào sản xuất kinh doanh ổn định, đó là tiêu chí thể hiện rõ nhất việc phát triển của các DN và CCSX trong cụm công nghiệp.
1.3 Quản lý CCN ở Thái Bìnhmột số năm gần đây
Năm 2000 trong văn kiện Đại hội Đảng bộ Thái Bình lần thứ XVI đã chỉ rõ: Phát triển CN - TTCN với nhịp độ cao, coi trọng đầu tƣ chiều sâu, công nghệ tiên tiến nhằm khai thác mọi thế mạnh, tiềm năng sẵn có trong tỉnh. Khuyến kích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Chuyển dần nền kinh tế thuần nông sang nền kinh tế có cơ cấu nghiêng về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tạo thuận lợi thu hút đầu tƣ, hình thành các KCN, CCN, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, và cũng chỉ rõ trong giai đoạn tới cùng với việc quan tâm chỉ đạo phát triển các nhóm ngành công nghiệp. Tập trung xây dựng các khu, cụm công nghiệp và làng nghề để tạo bƣớc đột phá về tăng trƣởng kinh tế. Coi đây là một trong năm trọng tâm phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định tạo bƣớc đột phá, thực hiện chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế của tỉnh.
Thực hiện chủ trƣơng đó, UBND tỉnh Thái Bình đã có nhiều kế hoạch, biện pháp phát triển công nghiệp mà trọng tâm đột phá là phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung, làm đầu tàu thúc đẩy toàn bộ ngành công nghiệp phát triển, đồng thời làm hạt nhân lan tỏa kéo theo các ngành nông nghiệp, dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế của tỉnh phát triển với tốc độ cao.
Ngày 24/9/2003 UBND tỉnh Thái Bình đã có quyết định số 2392/QD- UB phê duyệt mạng lƣới các khu, cụm công nghiệp của tỉnh. Theo đó, đến
năm 2010 Thái Bình sẽ có 10 khu công nghiệp tập trung và 15 cụm công nghiệp trên địa bàn huyện và thành phố với tổng diện tích khoảng 3.180,5 ha. Ngày 07/4/2008 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 823/QĐ- UBND phê duyệt quy hoạch mạng lƣới khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Theo quyết định trên, đến năm 2020 toàn tỉnh có 18 KCN với tổng diện tích đất quy hoạch là 4.659 ha đất tự nhiên, phân kỳ thực hiện quy hoạch theo các giai đoạn nhƣ sau: Giai đoạn 2008-2010 là 991,0ha; Giai đoạn 2010-2015 là 1.841,0 ha; Giai đoạn 2015-2020 là 1.100,0 ha.
Ngày 06/12/2010 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2416/QĐ- UBND về việc phê duyệt đề án quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020. Điều chỉnh diện tích theo quyết định 823/QĐ- UBND ngày 07/4/2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh từ 7.215 ha (18 KCN: diện tích 4.659ha và 72 CCN, điểm công nghiệp làng nghề: diện tích 2.556 ha) sang quy hoạch mới là 4.399 ha, gồm 15 khu công nghiệp diện tích 3.172 ha và 43 Cụm công nghiệp diện tích 1.226 ha. Tổng diện tích điều chỉnh giảm so với quyết định 832 là 2.816 ha, trong đó bổ sung thêm mới 1.500 ha đất bãi ven biển, đất ven sông, đất canh tác kém hiệu quả (1.200 ha đất ven biển, 300 ha đất lúa, đất ven sông).
Tính đến 10/2011 Thái Bình đã có 43 cụm công nghiệp đƣợc quy hoạch với tổng diện tích là 1.226 ha; trong đó quy hoạch chi tiết đƣợc 31 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 761 ha. Trong đó có 26 cụm công nghiệp đã có doanh nghiệp đầu tƣ vào sản xuất với tổng diện tích đất đã đi vào hoạt động xây dựng và sản xuất là 161,1ha, chiếm 21,16% tổng diện tích đất cụm công nghiệp.
Cho đến ngày 18/6/2015 UBND ban hành Quyết định số 1291/QĐ- UBND phê duyệt điều chỉnh các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Theo đó điều chỉnh quyết định 2416 sang quy hoạch mới là 9KCN và 51
CCN với diện tích 3.583,4ha. Tổng diện tích đất sử dụng đến năm 2020 là 1.658ha.
1.4 Kinh nghiệm QLNN đối với các CCN và bài học cho tỉnh Thái Bình
1.4.1. Kinh nghiệm ở một số tỉnh
Kinh nghiệm phát triển CCN ở một số tỉnh:
*Nam Định: Nam Định là một tỉnh nghèo thuần nông, ngƣ nghiệp, công nghiệp chủ yếu là tiểu thủ công nhƣ dệt may, cơ khí, đồ mộc, đúc đồng, thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp, hàng năm phải xin hỗ trợ ngân sách từ Trung ƣơng. Nam Định cũng là tỉnh có điểm xuất phát thấp so với các tỉnh trong vùng do vậy phát triển CN, dịch vụ mới thúc đẩy Nam Định vƣơn lên làm trung tâm của đồng bằng nam Sông Hồng.
Tháng 11 năm 2003 Ban quản lý các KCN, CCN của tỉnh Nam Định đƣợc thành lập và hoạt động sau hơn 2 năm xây dựng và phát triển các KCN, CCN đã đạt đƣợc các thành quả nhƣ, thành lập đƣợc 12 KCN, và 2 CCN đóng tầu thủy thu hút đƣợc 74 dự án đƣợc cấp phép hoạt động với mức vốn đăng ký 2.854,8 tỷ đồng và 58,6 triệu USD, diện tích đất quy hoạch cho các dự án là 200ha.
Đến nay địa bàn tỉnh Nam Định có 12 KCN với tổng diện tích trên 1.500 ha và 32 CCN với 471 doanh nghiệp cơ sở sản xuất đầu tƣ với số vốn 2.983,2 tỷ đồng, thu hút 18.724 lao động.
Để đạt đƣợc những thành công trên tỉnh Nam Định đã rút ra bài học: - Hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông, thông tin liên lạc đƣợc đầu tƣ đồng bộ, thu hút nhà đầu tƣ
- Cơ chế ƣu đãi khuyến khích đầu tƣ thông thoáng thu hút nhà đầu tƣ - Năng lực quản lý của cán bộ quản lý trong các ban quản lý KCN, CCN từng bƣớc đƣợc nâng cao
* Hải Dƣơng: Hải Dƣơng có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển CCN hơn các tỉnh khác, nằm cách Hà Nội 50km theo quốc lộ 5, cách Hải
Phòng 30km. CCN đầu tiên của Hải Dƣơng là CCN tàu thủy Hải Dƣơng đƣợc đầu tƣ xây dựng tại xã Lai Vu- huyện Kim Thành – Hải Dƣơng tháng 11 năm 2004 với diện tích 192,5ha mức đầu tƣ 400 tỷ đồng.
Đến hết năm 2015 Hải Dƣơng có 33 CCN với diện tích 1.404,87ha thu hút 302 dự án đầu tƣ với tổng vốn đăng ký 7.649 tỷ đồng đạt tỷ lệ lấp đầy 62,5% tạo việc làm cho 50.000 lao động
Để đạt đƣợc những thành công trên tỉnh Nam Định đã rút ra bài học: - Coi trọng công tác quy hoạch, bảo đảm tầm nhìn xa và khả năng đáp ứng của các CCN và khả năng tiếp nối giữa các CCN với các KCN, khu đô thị và dịch vụ thƣơng mại
- Chú trọng chăm lo đời sống cho công nhân ngƣời lao động, bố trí sắp xếp quy hoạch nhà ở trạm xá trƣờng học và hạ tầng kỹ thuật gắn liền với sự phát triển CCN ở địa phƣơng.
1.4.2. Bài học cho Thái Bình
- Mô hình CCN cần đa dạng, linh hoạt, không thể dập khuôn. Quy mô các cụm đến mức nào còn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể.
- Cần đánh giá mục tiêu xây dựng CCN mà từ đó đặt ra thứ tự ƣu tiên hợp lý cho từng giai đoạn vì không thể cùng một lúc đạt đƣợc tất cả các mục tiêu. Đôi khi phải tạm ngừng lợi ích trƣớc mắt để đạt đƣợc mục tiêu lâu dài.
- Để thu hút đầu tƣ vào CCN trong tình hình các tỉnh đang cạnh tranh gay gắt hiện nay ngoài lao động giá rẻ, thủ tục đầu tƣ thuận tiện, trình độ lao động là yếu tố hấp dẫn hàng đầu mang tính quyết định.
- Chính sách đầu tƣ hấp dẫn: Thủ tục thuêđất, tiền giải phóng mặt bằng đất thuê,giá thuê đất, thời hạn sử dụng đất.
- Phải làm sao đạt đƣợc mục tiêu là mỗi CCN là một trung tâm có tác dụng thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế - xã hội trong vùng theo chiều hƣớng của một nền kinh tế mở.
- Về thủ tục hành chính cần phải phát huy hơn nữa về thời gian, tiến độ thực hiện giải quyết thủ tục ở các Trung tâm hành chính công
- Yếu tố môi trƣờng phải đƣợc thƣờng xuyên kiểm tra đánh giá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Công Thƣơng, 2009. Thông tư số 39/2009/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2009 quy định một số nội dung Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp. Hà Nội.
2. Chính phủ, 2006. Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Hà Nội.
3. Chính phủ, 2008. Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Hà Nội.
4. Cục Thống kê tỉnh Thái Bình, 2009-2015. Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình. Thái Bình.
5. Thủ tƣớng Chính phủ, 2009. Quyết định 105/2009/ QĐ-TTg ngày 19/8/2009 Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo. Hà Nội.
6. Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, 2011. Những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các khu công nghiệp ở Việt Nam.Hà Nội.
7. UBND tỉnh Thái Bình, 2015. Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình thời kỳ 2015-2020. Thái Bình.
8. UBND tỉnh Thái Bình, Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020.Thái Bình.
9. UBND tỉnh Thái Bình, 2015. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm, 2015-2020) tỉnh Thái Bình. Thái Bình.
10.UBND tỉnh Thái Bình, 2015. Quy hoạch tổng thê phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thái Bình đến năm 2020. Thái Bình.
11. UBND tỉnh Thái Bình, 2015. Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp cụm công nghiệp tỉnh Thái Bìnhđến năm 2020.Thái Bình.
12. UBND tỉnh Thái Bình, 2015. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội của các huyện, thành phố.Thái Bình.
Website
13.http://baocongthuong.com.vn/ 14.http://www.thaibinh.gov.vn/