Ên xã, thị trấn Diện tích (km2) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Người/km2)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA LÝ HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI NÔNG THÔN HUYỆN GIO LINH,TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 26 - 29)

1 Thị Trấn Gio Linh 7,69 7822 1016 2 Thị Trấn Cửa Việt 6,86 4964 723 3 Trung Giang 10,59 3400 321 4 Trung Hải 14,47 4458 308 5 Trung Sơn 28,41 4177 147 6 Gio Phong 12,85 3642 283 7 Gio Mỹ 29,65 4452 150 8 Vĩnh Trường 8,7 632 72 9 Gio Bình 9,92 2546 257 10 Gio Hải 9,75 3365 345 11 Gio An 26,5 3578 135 12 Gio Châu 16,14 3994 247 13 Gio Thành 13,08 2500 191 14 Gio Việt 3,568 5003 1402

15 Linh Thượng 176,9488 1800 10 16 Gio Sơn 7,29 2772 380 17 Gio Hòa 6,74 1815 269 18 Gio Mai 17,43 5033 288 19 Hải Thái 25,32 3976 157 20 Linh Hải 20,52 2486 121 21 Gio Quang 18,25 2979 163 Nguồn: [15] Qua bảng 2.1 thống kê về dân số có thể thấy hệ thống điểm dân cư sinh sống tập trung ở những nơi có vị trí giao thông thuận lợi, kinh tế phát triển, có điều kiện chất lượng cuộc sống ổn định (thị trấn Gio Linh, xã Gio Việt trên 1000 người/km2) hơn những khu vực có đồi núi cao, vấn đề đi lại còn gặp nhiều khó khăn (xã Linh Thượng, Vĩnh Trường dưới 100 người/km2).

2.2.2. Hệ thống giao thông

Đường bộ: Ngoài tuyến quốc lộ 1A chạy qua địa bàn huyện có tổng chiều dài

29 km, 7 tuyến tỉnh lộ với chiều dài 90 km và 16 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 105 km, đoạn đường Quốc lộ 9 đoạn Ngã Tư Sòng về cảng Cửa Việt, các tuyến đường tỉnh ĐT 575 và cầu Bến Sanh, ĐT 576, ĐT 577. Gio Linh đã hoàn thiện 436 km đường xã và giao thông nông thôn. Gần 100% số xã có đường ô tô về đến trung tâm xã.

Hệ thống giao thông nông thôn, giao thông miền núi có bước phát triển đáng kể. Năm 2017, các tuyến đường xã đã kiên cố hóa đạt 45,1 km/101,17 km (đạt 46,5%); các tuyến đường thôn bản đã cứng hóa được 190,4/597,66 km (đạt 32%) [17].

Đường cao tốc Quảng Bình – Quảng Trị dài 117 km, bắt đầu từ Nam cầu Bùng đến Cam Lộ, tương ứng Km 11+922 thuộc tỉnh Quảng Trị, với quy mô 4 làn xe.Tuyến đường đi qua 4 xã của huyện Gio Linh đó là Vĩnh Trường, Gio An, Gio Sơn và Linh Hải.

Mạng lưới đường bộ với phân bổ tương đối hợp lý, các tuyến đường huyện, đường tỉnh trên địa bàn nối với các tuyến quốc lộ tạo thành các trục dọc từ Bắc xuống Nam và trục ngang từ Đông sang Tây, các tuyến đường tỉnh hướng về trung tâm các xã tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn, thông suốt tất cả các xã trong huyện đều có đường ô tô đi đến trung tâm.

Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc-Nam hay đường sắt Thống Nhất là

tuyến đường sắt bắt đầu từ thủ đô Hà Nội và kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đường sắt Bắc Nam chạy gần song song với quốc lộ 1A với tổng chiều dài toàn tuyến 1730 km, khổ rộng 1 m đoạn đi qua điạ phận huyện Gio Linh dài 23 km và điểm dừng tại nhà ga Hà Thanh [17].

Đường thủy: Với đường bờ biển kéo dài và có cửa biển quan trọng là Cửa

Việt nên huyện Gio Linh hội tụ được nhiều điều kiện, tiềm năng thuận lợi để phát triển kinh tế biển.

Cảng Cửa Việt nằm tại bờ Bắc sông Hiếu (thuộc thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh), cách trung tâm thành phố Đông Hà 13 km. Bên cạnh đó, nó là “đầu cầu” của trục hành lang kinh tế Đông - Tây, cách cửa khẩu Lao Bảo 90 km và nay mai sẽ là cầu nối quan trọng của Khu kinh tế Đông - Nam Quảng Trị [17].

Hiện tại cảng Cửa Việt gồm có 2 bến cảng: Bến cảng số 1 xây dựng từ năm 1994 có chiều dài 63,7 m, đáp ứng nhu cầu cho tàu 2.000 WT. Bến cảng số 2 được đưa vào sử dụng từ năm 2002, có chiều dài 63,7 m cũng đáp ứng cho tàu 2.000 WT [17].

Gio Linh có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Đi qua địa phận của huyện có các tuyến giao thông huyết mạch như: Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh; đặc biệt là nằm cuối tuyến đường xuyên Á thông ra Biển Đông bằng cảng Cửa Việt là một nút giao thông quan trọng trong mối liên kết của hành lang kinh tế Đông - Tây, cho phép huyện mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong tỉnh, cả nước, cũng như hội nhập khu vực và Quốc tế.

2.2.3. Hệ thống điện lưới

Hạ tầng mạng lưới điện: 21/21 xã và thị trấn sử dụng điện lưới quốc gia. Cải tạo hơn 10 km đường điện trục chính đảm bảo an toàn sử dụng; xây dựng mới, tu sửa 07 trạm biến áp và khoảng 300 bóng điện thắp sáng đường quê [11].

Với sự đầu tư của ngành Điện và địa phương, Điện lực Gio Linh hiện quản lý 214 km đường dây trung áp; 339 km đường dây hạ áp; 196 Trạm biến áp phụ tải với tổng dung lượng 39.464 kVA; với 20.822 hộ dân sử dụng điện [19].

Dự án Trạm biến áp 110 kV Quán Ngang (thuộc xã Gio Quang, huyện Gio Linh) đã thi công hoàn thành và nghiệm thu đóng điện đưa vào vận hành nhằm thực hiện mục tiêu cung cấp điện ổn định cho khu công nghiệp Quán Ngang và lưới điện

trung áp tại chỗ khu vực Gio Linh với quy mô xây dựng 131 mét đường dây, đấu nối Transit mạch 110 kV Đông Hà – Vĩnh Linh, lắp đặt 2 máy biến áp 110/22 kV, mỗi máy công suất 25 MVA [19].

2.2.4. Hệ thống giáo dục

Toàn huyện có 22 trường Mầm non, 22 trường Tiểu học, 16 trường THCS, 3 trường Trung học phổ thông (THPT), 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên và 1 trường dạy nghề.

Hệ thống trường Mầm non và trường Tiểu học ứng với mỗi xã, thị trấn của huyện, riêng thị trấn Gio Linh có 2 trường mầm non và 2 trường tiểu học.

a. Đối với phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi [10]

- Tổng số trẻ 5 tuổi phải phổ cập: 1495 trẻ, số được huy động đến lớp 1495, tỉ lệ 100%.

- Số trẻ 05 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non 1.375 trẻ, tỉ lệ 100%. - Số trẻ khuyết tật 5 tuổi có khả năng học tập, số được huy động đến lớp 6, tỉ lệ 100%.

- Số xã, thị trấn (gọi chung là xã) được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non cho trẻ 5 tuổi 21/21 tỉ lệ 100%.

- Kết quả: Huyện đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA LÝ HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI NÔNG THÔN HUYỆN GIO LINH,TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w