Phần mềm điều khiển máy in giúp ta có thể vận hành máy trong trường hợp không có LCD và thuận tiện trong các thao tác vận hành máy thủ công.
Phần mềm điều khiển có thể giúp ta thực hiện các thao tác vận hành máy bằng tay đơn giản và dễ dàng hơn so với LCD, khi LCD chỉ có thể thực hiện các thao tác về di chuyển các trục, gia nhiệt, thì phần mềm điều khiển có thể thực hiện được các thao tác đó đồng thời có thể nhập thủ công các lệnh Gcode cho các quá trình test máy, căn chỉnh bàn in, ....
Có nhiều phần mềm điều khiển máy in 3D như repertier host, pronterface …. Trong đồ án, sử dụng phần mềm pronterface. Phần mềm pronterface là phần mềm miễn phí có ưu điểm là dung lượng phần mềm nhỏ, giao diện trực quan, dễ sử dụng.
Phần mềm CAM
Phần mềm CAM là phần mềm có nhiệm vụ cắt lớp mẫu 3D sau đó tạo đường chạy nhựa sau đó xuất ra dưới dạng file Gcode. Có nhiều phần mềm CAM được sử dụng
với máy in 3D, trong đề tài nhóm sử dụng phần mềm Slic3r là phần mềm được sử dụng tương đối nhiều. Slic3r có khá nhiều thông số thiết lập cùng với nhiều đường chạy nhựa từ đó có thể tối ưu được chất lượng mẫu in.
Các thông số cơ bản khi thiết lập chế độ in bao gồm:
Print setting: Tốc độ, chiều dày 1 lớp in, chiều dày lớp in, độ đặc của chi tiết, các thông số của support như chiều dày, độ đặc, …
Filament setting: Đường kính sợi nhựa, nhiệt độ các lớp in.
Printer setting: Kích thước bàn máy, định dạng Gcode, cấu trúc Gcode.
Để đạt chất lượng in tốt nhất cần thiết lập các thông số in phù hợp tương thích với phần cứng của máy. Các thông số có ảnh hướng lớn đến chất lượng mẫu in như tốc độ in bao gồm tốc độ in lớp thành, tốc độ in lớp phía trong, tốc độ chạy không , chiều dày của một lớp in, nhiệt độ gia nhiệt sợi nhựa, nhiệt độ in, …. Thiết lập càng nhiều thông số thì giúp cho quá trình in được kiểm soát một cách tối đa và thuận lợi cho quá trình in hơn và có thể tạo điều kiện giúp cải thiện chất lượng mẫu in tốt hơn.