Biện pháp hạn chế tranh chấp lao động và đình công

Một phần của tài liệu Bàn về vấn đề quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ở nước ta (Trang 30 - 31)

Trong bối cảnh hiện nay, ở Việt Nam nền kinh tế thị trường ngày càng được thể hiện rõ, vấn đề hạn chế tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp là vô cùng cấp bách, nó giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, đưa doanh nghiệp nên một vị thế mới. Vì vậy, để quản lý chặt chẽ hơn việc thực hiện pháp luật lao động, hạn chế tranh chấp thì không chỉ hai bên tham gia quan hệ lao động, mà cả các cơ quan Nhà nước cần phải phối hợp với nhau. Cụ thể là:

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện ký kết các HĐLĐ, việc thực hiện các chế độ về tiền lương tiền công, đóng bảo hiểm và các chế độ khác đối với người lao động.

- Nhà nước cần bổ sung sửa đổi một số nội dung trong luật đầu tư nước ngoài cho phù hợp với tình hình cụ thể và pháp luật về lao động.

- Tăng cường hơn nữa hoạt động của công đoàn cơ sở, nhất là các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài và các doanh nghiệp tư nhân. Có chế độ, chính sách khuyến khích và bảo vệ quyền lợi đối với cán bộ công đoàn cơ sở.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên Bộ luật Lao động đối với người lao động, người sử dụng lao động bằng nhiều biện pháp, nhiều hình thức phong phú để người lao động và người sử dụng lao động đều hiểu và thi hành đúng pháp luật.

- Cần nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện các biện pháp chế tài để xử lý thích đáng đối với những doanh nghiệp cố tình có những hành vi vi phạm pháp luật đối với người lao động, không tôn trọng luật pháp Việt Nam.

- Trình tự thủ tục giải quyết các vụ tranh chấp lao động chưa được quy định cụ thể. Vì vậy Nhà nước cần cụ thể hoá bằng một văn bản dưới luật quy định cụ thể về thủ tục

trình tự giải quyết tranh chấp, công tác hoà giải trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế.

- Sửa đổi bổ sung một số điều trong Bộ luật Lao động quy định về công tác hoà giải, trọng tài, trước mắt cho phép ở một số doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, chưa lập được Hội đồng hoà giải cơ sở, thì người lao động có thể yêu cầu cơ quan thanh tra lao động, luật sư, các chuyên gia về lao động, tiến hành hoà giải đối với loại tranh chấp bắt buộc phải hoà giải, đối với những doanh nghiệp cố tình hoặc kéo dài không chịu hoà giải thì coi như hoà giải không thành và Toà án có quyền đưa ra xét xử.

- Tăng cường hơn nữa sự hợp tác tại nơi làm việc giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua trực tiếp đối thoại, trao đổi ý kiến, thực hiện tốt việc giao kết HĐLĐ, đặc biệt coi trọng việc thương lượng để ký kết TƯLĐTT ở tất cả các doanh nghiệp đủ điều kiện. Thành lập và tổ chức hoạt động của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở để góp phần hạn chế tranh chấp lao động.

Tranh chấp lao động, đình công là điều có thể xảy ra, nhưng càng hạn chế được càng tốt, và khi đã xảy ra cần giải quyết theo đúng pháp luật quy định,và nếu được như vậy ta vẫn có điều kiện để duy trì quan hệ lao động ổn định, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Một phần của tài liệu Bàn về vấn đề quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ở nước ta (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w