Những Bài Học Kinh Nghiệm Và Giải Pháp Cho Những Doanh Nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hệ thống quản trị chuỗi cung ứng của WAL MART và những giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 32 - 36)

Cho Những Doanh Nghiệp Việt Nam

3.1 Những bài học kinh nghiệm từ hệ thống quản trị chuỗi cung ứng của WAL MART MART

3.1.1 Bành trướng thị trườngKhông có đối thủ Không có đối thủ

Đầu thập niên 1990, Wal-Mart (W-M) bắt đầu thử nghiệm bán hàng tạp hoá – thực phẩm bên cạnh các loại hàng hoá phổ thông theo một hình thức mà W-M gọi là “đại siêu thị” (supercenter).

Đến cuối năm 2000, W-M có 888 siêu thị – trung bình mỗi tháng W-M khai trương 7 siêu thị mới, liên tục 120 tháng liền – và trở thành nhà bán lẻ thực phẩm số 1 nước Mỹ. Dù là thực phẩm hay trong các lãnh vực bán lẻ khác, W-M không chỉ là hạng nhất trong số các tập đoàn tương tự, nó không có đối thủ. W-M bây giờ lại bán thực phẩm nhiều hơn cả Kroger và Safeway cộng lại. Khắp nước Mỹ, W-M chiếm giữ khoảng 16% thị trường thực phẩm. Tuy nhiên, trong nhiều thành phố đơn lẻ, W-M lại chiếm tới 25 hay 30% thị trường – cứ 3 hay 4 gia đình thì có một gia đình mua thực phẩm ở W-M.

Càn quét và thôn tính

Là một tập đoàn bán lẻ, W-M không chỉ lớn nhất, nó không còn bất kỳ đối thủ nào có thể sánh được. W-M lớn bằng cả Home Depot, Kroger, Sears, Target, Costco và Kmart cộng lại. Target, vốn được xem là đối thủ trực tiếp gần kề nhất và là kẻ cạnh tranh tinh ranh nhất của W-M, cũng chỉ là hạng “tép riu” nếu so sánh. Mỗi năm, chỉ trong ngày lễ Thánh Patrick 17 tháng 3 thôi, W-M đã bán còn nhiều hơn một năm doanh thu của Target. Trong 2 năm vừa qua, phần doanh thu tăng thêm của W-M còn lớn hơn tổng doanh thu của Target.

Sears và Kmart lụn bại vì sự cạnh tranh hiệu quả của W-M. Việc sáp nhập hai tập đoàn này chỉ là sự bấu víu tuyệt vọng để sinh tồn trước năng lực tàn khốc của W-M. Tuy nhiên, Sears và Kmart hợp lại bây giờ cũng chỉ bằng quy mô của W-M năm 1993 - 1/5 tầm cỡ của W-M hiện thời.

Wal-Mart hiện thời có khoảng 4.000 siêu thị và cửa hàng trong nước Mỹ (bao gồm 10 ở Alaska và 9 ở Hawaii); tức là cứ mỗi hạt trên đất nước này lại có nhiều hơn 1 cửa hàng W-M. Hàng tuần, hơn 100 triệu người Mỹ mua sắm ở W-M – 1/3 dân số. Mỗi năm 93% hộ gia đình Mỹ mua sắm ở W-M ít nhất một lần. Và không chỉ nước Mỹ, W-M là nhà bán lẻ lớn nhất ở cả Mexico lẫn Canada, và nhà bán tạp phẩm lớn thứ nhì ở Anh. Khắp thế giới, nhiều người mua sắm ở W-M đến mức năm nay sẽ có 7,2 tỉ người ghé vào một cửa hàng W-M nào đó.

3.1.2 Sử Dụng Gía Rẻ Làm Quyền LựcHãy san bằng giá bán Hãy san bằng giá bán

Một trong những phát kiến bán lẻ của Sam Walton là phá bỏ được chu kì cao thấp kéo dài hàng chục năm trong giá bán các sản phẩm tiêu dùng. Ví dụ, một mặt hàng như nước giải khát Coke sẽ có một giá bán lẻ tiêu biểu chẳng hạn 1,37 USD với loại chai hai lít, và cứ vài tuần lại được bán giảm giá chẳng hạn 1,09 USD hay thậm chí 99 xu.

Tổ chức nhóm chuyên trách để theo dõi những hiệu quả hoạt động.

Riêng tại Mỹ hiện có khoảng 61.000 công ty cung ứng hàng cho W-M. Nhiều công ty trong số này lập ra những “Wal-Mart team” (nhóm chuyên trách W-M) để chuyên chăm lo những chuyện làm ăn với W-M. Hơn 700 công ty hiện nay đặt văn phòng ở Benoville - tổng hành dinh của W-M hay các thành phố lân cận để bảo đảm rằng các thành viên trong nhóm chuyên trách W-M của họ lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ khách hàng số 1 này.

Giá chỉ được giảm chứ không tăng

Hãy chỉ cho người tiêu dùng biết rằng W-M luôn luôn có sản phẩm bán với giá đó rẻ hơn giá tiêu chuẩn của những nơi khác, gần với giá khuyến mại. Hãy san bằng và làm cho hợp lý nhu cầu của người tiêu dùng - họ chỉ mua khi họ cần.

Sự kiên định của W-M trong chuyện hàng phải “luôn luôn giá thấp” khiến các hãng cung cấp gần như phải tự phát huy năng lực, phải do dự không dám bàn chuyện tăng giá bán cho W-M ngay cả khi chuyện tăng giá này là hoàn toàn chính đáng.

3.1.3 Biết Dùng Động Lực Để Thay Đổi Thế GiớiMột thay đổi nhỏ tiết kiệm hàng trăm triệu USD Một thay đổi nhỏ tiết kiệm hàng trăm triệu USD

Khởi đầu từ đầu thập niên 1990, một thay đổi lan rộng của dòng sản phẩm mà mọi người Mỹ trưởng thành sử dụng hàng ngày – thuốc khử mùi hôi thân thể. Wal-Mart (W-M) thấy cái hộp giấy bồi này là thứ vô giá trị.

Wal-Mart không những đã giúp kiềm chế lạm phát mà còn giữ cho tỷ lệ lạm phát thấp hơn 15% nhưng không ai biết.

Làm sao một trong những thống kê kinh tế cốt lõi nhất của chính phủ liên bang lại sai sót đến 15%? Vì Wal-Mart!

Wal-Mart là một yếu tố giấu mặt góp phần vào giảm lạm phát ở Mỹ. Hàng tuần, hơn 100 triệu người Mỹ mua sắm ở Wal-Mart – 1/3 dân số. Mỗi năm 93% hộ gia đình Mỹ mua sắm ở Wal-Mart ít nhất 1 lần. Trong ảnh là nông sản tại chợ Mỹ – nhiều trong số 211 mặt hàng nằm trong rổ tính CPI của Cục Thống kê lao động Mỹ.

Do tầm vóc của Wal-Mart, hiệu ứng Wal-Mart không chỉ là bán hàng “luôn luôn giá thấp”. Đó còn là cách làm sao Wal-Mart có được giá thấp ấy và cách mà những cái giá ấy tác động tới những gì nằm ngoài các kệ hàng Wal-Mart, ngoài ví tiền của chúng ta.

3.1.5 Dùng thị phần gây áp lực với nhà cung ứng

Hiệu ứng Wal-Mart đối với các hãng cung cấp không hề giảm áp lực chẳng khác gì một huấn luyện viên Olympic luôn đòi hỏi các vận động viên.

Thậm chí những đòi hỏi về hiệu suất, thoạt tiên có thể giúp một công ty định hình được phương thức hoạt động tốt nhưng cuối cùng có thể khiến chính công ty đó hốc hác, suy kiệt

3.1.6 Gây áp lực giá rẻ làm chuyển các công ty Mỹ qua Trung Quốc sản xuất

Nỗi ám ảnh tập trung vào giá bán rẻ của Wal-Mart đã khuếch đại các sức mạnh cạnh tranh sinh tồn vốn đang hoạt động trong chủ nghĩa tư bản toàn cầu hiện đại. Và thường xuyên hội tụ chúng thành những mồi lửa cháy rực, rọi ngay vào các công ty Mỹ và nhà máy Mỹ.

3.2 Giải pháp cho hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam

Cùng với những khó khăn trên chúng ta cần có những giải pháp hiệu quả để tạo bước đột phá và hướng đi mời cho quản lý chuỗi cung ứng ở việt Nam. Nhóm nghiên cứu sinh chúng tôi có đề xuất một số giải pháp sau :

 Tư duy lại về đo lường và tiến hành xây dựng một bộ đo lường toàn diện mọi mặt của chuỗi cung ứng.Lưu ý quan trọng mọi bộ đo lường phải đảm bảo cân bằng giữa

 Khách hàng và nội bộ

 Yếu tố tài chính và phi tài chính

 Lưu ý đến sự cải tiến liên tục và đổi mới

Hãy tư duy theo quy trình thay vì chức năng.

Cần tăng cường lưu ý đến 8 quy trình cơ bản của chuỗi cung ứng này.

1. Quy trình quản lý mối quan hệ với khách hàng 3. Quy trình quản lý nhu cầu

4. Quy trình hoàn thành đơn hàng 5. Quản lý dòng chảy sản xuất

6. Quy trình quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp (SRM) 7. Phát triển sản phẩm và thương mại hóa

Kết Luận

Từ những nghiên cứu trên chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau :

Chuỗi cung ứng tối ưu - Chi phí thấp, hiệu quả cao.

Theo các chuyên gia trong ngành, chuỗi cung ứng tối ưu là chuỗi cung ứng vận hành nhịp nhàng, có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức cao nhất với chi phí vận hành thấp nhất. Đồng thời, nó phải có hệ thống thông tin được tổ chức khoa học và cập nhật thường xuyên để giúp các bộ phận phối hợp ăn ý với nhau nhằm phản ứng nhanh nhạy với những biến động thường xuyên và liên tục của môi trường kinh doanh. Chính nhờ quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả mà Wal-Mart mới có thể trở thành công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán lẻ.

Chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng và doanh nghiệp phải biết rõ nhiệm vụ cũa những chuyên gia này.

Các chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng luôn là một trong những người bận rộn nhất trong doanh nghiệp. Hết dự báo và lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất, mua hàng, vận tải, phân phối; lựa chọn, làm việc, thương thuyết với các nhà cung cấp; điều phối hoạt động của từng bộ phận và truyền thông trong hệ thống, họ lại quay sang theo dõi, cải tiến hệ thống thông tin (báo cáo, kế hoạch…) và quản lý rủi ro.

Quản lý chi phí trong chuỗi cung ứng– Không phải chỉ “cắt” là được!

Khi nền kinh tế suy giảm, khả năng điều chỉnh và thay đổi qui mô của các hoạt động trong chuỗi cung ứng cũng như việc tiết kiệm chi phí rất quan trọng. Quản lý và tiết kiệm chi phí hiệu quả sẽ góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, từ đó làm tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Đến nay, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới, người ta cũng chưa thể định nghĩa rõ ràng cái “title” cho chức vụ quản trị chuỗi cung ứng.

Theo xu hướng toàn cầu hoá, với việc nhiều công ty nước ngoài đổ vốn đầu tư vào Việt Nam và việc Việt Nam trở thành một trong những ngôi sao sáng về hoạt động thuê ngoài, thì chức danh “nhà quản trị chuỗi cung ứng” đã dần trở nên phổ biến.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hệ thống quản trị chuỗi cung ứng của WAL MART và những giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w