Công ty Dutch Lady

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk (Trang 35)

2. Tổng quan về chuỗi cung ứng tại Việt Nam

3.3.2. Công ty Dutch Lady

Dutch Lady được nhập khẩu vào Việt Nam năm 1924, nhưng công ty lại có một thị trường rộng lớn trên toàn lãnh thổ Việt Nam, dutch lady phân đoạn thị trường theo độ tuổi : trẻ nhỏ, thiếu nhi, thiếu niên, người lớn, và phân đoạn thị trường theo sản phẩm : sữa tiệc trùng, sữa sạch, sữa đặc.

Dutch Lady do có nhiều phân khúc nên họ định vị “sẵn sàng một sức sống” cho dòng sữa nước và “cùng bé yêu khôn lớn” để khẳng định sự đa dạng sản phẩm của mình cho mọi lứa tuổi và nhằm tách biệt khỏi thông điệp IQ được rất nhiều nhãn hiệu sữa lựa chọn.

* Điểm mạnh của Dutch Lady - Trình độ công nghệ cao

- Chiếm khoảng 35% thị phần sữa tại Việt Nam. - Không ngừng cải tiến sản phẩm, giá sữa cạnh trạnh. - Mạng lưới phân phối rộng lớn.

- Có một vị thế thương hiệu mạnh mẽ.

* Điểm yếu của Dutch Lady:

Ngoài sữa nước, tập đoàn còn kinh doanh sữa bột nên sẽ phân sức ra cho hai mảng này.

3.4. B ph n logisticộ

Hiện nay, công ty vẫn tự làm logistic vậy nên trong cấu thành giá sản phẩm của TH True milk, logistic chiếm khoảng 15%. Nếu muốn giảm chi phí này xuống 13% hay thấp hơn nữa TH True milk cần phải nhờ đến những doanh nghiệp chuyên về logistic.

3.5.Thành công và h n ch trong chu i cung ng TH True milk.ạ ế

Thành công:

- Với doanh thu 2500 tỷ đồng sau 1,5 năm ra đời, TH Milk đã chiếm được 33% thị phần sữa tươi (doanh thu thị trường 6000 tỷ đồng).

- Năm 2011 sữa tươi của TH đã đạt được doanh số khoảng 2000 tỷ trên một thị trường khoảng 7000 tỷ đồng.Như vậy, trên thực tế TH true milk đã đạt được khoảng 30%.

- Tháng 11/2012 chính phủ Isren đã kí kết đầu tư 100 triệu USD vào dự án sữa TH True milk.

- Vào 15/10/2011, công ty cổ phần Chuỗi thực phẩm TH đã được vinh hạnh trao tặng giấy chứng nhận “nhà cung cấp đáng tin cậy tại Việt Nam-Golden Trust Supplier 2011” do viện doanh nghiệp Việt Nam chứng nhận.

Hạn chế:

- Không chiếm được thị phần trên thị trường nhiều mục tiêu đã đề ra.

- Không được các kênh bán lẻ ủng hộ cho lắm, độ phủ thị trường chưa cao như mong đợi.

- Các đối thủ sẽ tiến hành tăng mức độ phủ sóng truyền hình.TH true milk có thể không tạo được ấn tượng, tiếng vang như mong muốn.

- Nhà máy sữa TH true milk chưa thể khai thác hết công suất do chưa hoàn thành trong giai đoạn đầu tung ra sản phẩm.

3.6. Bài h c rút ra t thành công trong chu i cung ng s n ph m s aọ

c aTH true milkủ .

Thành công trong chuỗi cung ứng sản phẩm sữa của TH True milk là không thể phủ nhận và chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học từ thành công này:

- Luôn xác định chuỗi cung ứng là một trong những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Xây dựng chương trình “ liên tục kinh doanh” (business continuity) nhằm quản lí rủi ro từ hoạt đông “thuê ngoài”.

- Thực hiên tốt quản lí bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu và trách nhiệm xã hội.

3.7. Huy đ ng v nộ

Đây là một dự án tư vấn đầu tư theo xu hướng mới, với tư duy mới mẻ và sáng tạo. Từ cuối tháng 12/2010, thương hiệu sữa TH True Milk ra đời tạo thêm một điểm sáng cho ngành sữa Việt Nam. Sữa TH Milk True Milk được sản xuất theo quy trình khép kín, đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế từ khâu trồng cỏ, xây dựng chuồng trại, chế biến thức ăn cho bò đến quản lý thú y, chế biến, đóng gói và phân phối sản phẩm. Dự án này với mục đích không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước, từng bước thay thế sữa nhập khẩu, mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Với hương vị thiên nhiên thơm ngon, nguyên vẹn trong từng giọt sữa, sữa tươi TH true milk được người tiêu dùng đón nhận nhiệt liệt đồng thời dự án này của ngân hàng TMCP Bắc Á cũng nhận được sự biểu dương và ủng hộ nồng hậu của các cấp lãnh đạo.

Ngân hàng TMCP Bắc Á cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng như: Mở tài khoản nội tệ và ngoại tệ, nhận tiền gửi, đầu tư cho vay và bảo lãnh, thanh toán trong và ngoài nước, tài trợ thương mại, chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại hối, phát hành và thanh toán thẻ, séc du lịch, homebanking, ngân hàng trực tuyến... Chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Bắc Á luôn được khẳng định và phát triển theo hướng ngày càng hiện đại, bền vững, hệ thống mạng lưới được mở rộng trên toàn quốc.

Hoạt động tư vấn đầu tư :Bên cạnh việc kinh doanh các dịch vụ tài chính Ngân

hàng TMCP Bắc Á đặc biệt chú trọng tư vấn đầu tư các hoạt động mang tính an sinh xã hội va luôn theo đuổi chiến lược phát triển bền vững. Với tiêu chí đặt lợi ích của mình bên cạnh lợi ích quốc gia, ngân hàng TMCP Bắc Á tập trung tư vấn đầu tư vào các dự án có mục tiêu cải thiện chất lượng sống như chế biến thực phẩm sạch, sữa sạch, ngành y dược sạch hay các bệnh viện và trường học đạt tiêu chuẩn hàng đầu quốc tế ngay tại Việt Nam. Đây là những lĩnh vực tạo ra giá trị cốt lõi, thân thiện với môi trường, đồng thời giúp chúng tôi gửi gắm thông điệp về một tương lai bền vững.

Ngân hàng Bắc Á tư vấn tài chính cho dự án TH True Milk, nhưng hết năm 2011 chỉ có quy mô ốn 3.245 tỷ và tổng tài sản 25.344 tỷ đồng.Trong kế hoạch tài chính

của TH True Milk đến năm 2013, dự án sữa này sẽ vay nợ kỷ lục 10.700 tỷ đồng, bằng 65% tổng nguồn vốn đầu tư của toàn dự án.Mức dư nợ này tăng thêm khoảng 4.400 tỷ từ mức 6.329 tỷ của năm 2012. Toàn bộ dư nợ đều là vay ngắn hạn.

Tỷ lệ nợ vay ngắn hạn trên tổng nguồn vốn của TH True Milk từ nay đến năm 2017 trung bình là 42,3%. TH True Milk sẽ giảm dần dư nợ này xuống còn 2.472 tỷ vào năm 2020.

Ngân hàng Bắc Á được giới thiệu là đơn vị tư vấn tài chính cho dự án TH True Milk. Tuy nhiên hết năm 2011 ngân hàng này chỉ có quy mô vốn 3.245 tỷ và tổng tài sản 25.344 tỷ đồng.Cuối năm ngoái, dự án đã nhận đầu tư 100 triệu USD từ chính phủ Israel. Hiện TH True Milk có giá trị vốn chủ đầu tư là 3.800 tỷ.

Được Chính phủ Israel cho vay 100 triệu USD với lãi suất cực thấp để đầu tư mở rộng quy mô trang trại TH; được hỗ trợ miễn phí nhân viên chuyển giao công nghệ, được Ngài Tổng thống tôn vinh dự án bò sữa của TH đạt chất lượng hàng đầu thế giới.

Biểu đồ vốn vay của TH True milk từ năm 2011 đến 2020

CHƯƠNG 4. TÁC Đ NG C A HI P Đ NH TPP , FTA Đ N CHU I CUNG NGỘ

4.1.Thách th c v i Vi t Nam khi tham gia TPP ứ

Trong số 12 quốc gia tham gia TPP, Việt Nam là nước kém phát triển nhất nhưng phải thực hiện các cam kết bình đẳng, không phân biệt đối xử trên nguyên tắc “có đi, có lại”. Muốn trở thành đối tác TPP, Việt Nam buộc phải thực hiện nhiều cải cách, đó là:

Thứ nhất, VIệt Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tài sản trí tuệ là tiền, là nguồn lực tài chính của doanh nghiệp và quốc gia. Thương hiệu một mặt hàng có giá trị hàng tỷ USD, đó là một gia tài lớn, cần được bảo vệ chặt chẽ. Vì vậy, bảo hộ tài sản trí tuệ là nghĩa vụ của mọi quốc gia trong thời đại kinh tế tri thức. Nếu không bảo vệ được tài sản trí tuệ, sẽ không có các ý tưởng khoa học, phát minh, sáng chế, không thể phát triển khoa học và công nghệ. Yêu cầu đặt ra với Việt Nam là phải có những chế tài đủ mạnh nhằm chặn đứng nạn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để tăng cường hội nhập quốc tế.

Thứ hai, Việt Nam phải cải cách luật lao động để đạt được chuẩn mực do các thành viên TPP đưa ra. Đó là các quyền thương lượng giữa công đoàn và giới chủ, quyền thành lập nghiệp đoàn. Đây là những vấn đề rất nhạy cảm và rất khó tìm được tiếng nói chung do thể chế chính trị của Việt Nam còn có sự khác biệt với các nước thành viên TPP.

Thứ ba, Việt Nam phải thực hiện các bước đi để các thành viên còn lại trong TPP thừa nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Hiện có 8 nước trong TPP đã công nhận. Ba nước còn lại là Hoa Kỳ, Canada và Mexico thì chưa. Nghịch lý ở chỗ, đây lại là những đối tác thương mại rất quan trọng của Việt Nam, nhất là Hoa Kỳ, thị trường lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là thị trường xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam. Việc Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường là một thách thức lớn. Vì rằng, để được Hoa Kỳ công nhận là nước có nền kinh tế thị trường, những tiêu chí mà Hoa Kỳ đưa ra rất khắt khe. Đó là khả năng chuyển đổi của đồng

tiền Việt Nam; các quyền lao động được quốc tế chấp nhận như tự do thảo thuận mức lương; đầu tư nước ngoài; sở hữu và sự kiểm soát của nhà nước đối với các tư liệu sản xuất; kiểm soát của nhà nước với sự phân bố các nguồn lực và các nhân tố khác. Trong quan hệ kinh tế thương mại với Hoa Kỳ, giả định rằng nếu Việt Nam là thành viên của TPP nhưng chưa được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường, TPP cũng không giúp gì cho Việt Nam loại bỏ các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp mà Hoa Kỳ đang áp dụng. Nguy cơ Hoa kỳ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp trong tương lai vẫn sẽ xảy ra. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp cho nền kinh tế phi thị trường đối với Việt Nam trong các vụ kiện chống bán phá giá cho tới khi Việt Nam đạt được các tiêu chuẩn kinh tế thị trường theo cách tiếp cận của Hoa Kỳ. Điều này gây phương hại rất lớn cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào thị trường lớn nhất thế giới.

Thứ tư, Việt Nam phải giải quyết các vấn đề về doanh nghiệp nhà nước, cạnh tranh, mua sắm công theo chuẩn mực mà các đối tác TPP đưa ra.

TPP là một khu vực tự do thương mại hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Nguyên tắc này đòi hỏi thị trường phải thông thoáng, cởi mở, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử. Đó là những tiêu chí đảm bảo cho nền kinh tế phát triển lành mạnh và bền vững. Tham gia vào TPP, Việt Nam phải xoá bỏ sự phân biệt đối xử, áp dụng luật chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, cả trên thị trường lẫn trong lĩnh vực mua sắm công (trừ lĩnh vực an ninh, quốc phòng). Mọi doanh nghiệp được bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực, tài nguyên, vốn, thị trường. Doanh nghiệp nhà nước vẫn tồn tại, nhưng kinh doanh phải công khai, minh bạch, phải bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Từ khi ra nhập WTO đến nay, Việt Nam vẫn chưa kiến tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh. Chấp nhận vào TPP, Việt Nam phải sửa đổi nhiều văn bản pháp luật hiện hành và quan trọng hơn, phải đổi mới cả phương thức quản lý, điều hành nền kinh tế.

Sau cùng, Việt Nam phải tiếp tục xử lý nguồn gốc xuất xứ hàng hoá xuất khẩu giữa các thành viên TPP. Theo điều khoản về xuất xứ hàng hóa được đề xuất ở TPP, các sản phẩm xuất khẩu trong các nước thành viên phải có xuất xứ nội khối mới được hưởng thuế suất ưu đãi 0%. Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Nếu so sánh quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ, cán cân thương mại hai chiều của Việt Nam và Hoa Kỳ so với Trung Quốc tuy

mang lại cho xuất siêu của Việt Nam lên tới hơn 10% GDP- tương đương khoảng 14,8 tỷ USD/ tổng GDP là 138,1 tỷ USD năm 2012. Trong khi đó, Việt Nam nhập siêu với Trung Quốc chiếm hơn 11,5% GDP, tương đương 16 tỷ USD/138,1 tỷ USD.

Nguồn:Tổng cục Hải Quan

Hai lĩnh vực xuất khẩu chủ lực từ Việt Nam sang Hoa Kỳ là hàng may mặc, giày da và nông hải sản. Về thuận lợi, hàng nông hải sản của Việt Nam tự sản xuất tương đối tốt. Trở ngại cần phải vượt qua là việc sử dụng phân bón, thức ăn và thuốc bảo vệ thực vật cho đúng cách để vượt qua hàng rào kiểm soát của FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ). Quy định đó đặt ra cho các nhà khoa học, nhà nước và người nông dân phải có trách nhiệm tổ chức, phối hợp với nhau để có quy trình sản xuất hợp chuẩn.

Nếu tham gia TPP, Việt Nam sẽ phải mở cửa nhanh và mạnh thị trường nội địa của mình cho hàng hoá, dịch vụ từ các nước đối tác. Đây cũng là thách thức lớn nhất với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiện tại, Việt Nam vẫn còn là một thị trường tương đối đóng với nhiều nhóm mặt hàng nhập khẩu còn giữ mức thuế khá cao (bình quân 11,7%). Vì vậy, việc cam kết giảm thuế đối với phần lớn các nhóm mặt hàng từ các đối tác TPP sẽ làm cho các luồng hàng hoá nhập khẩu từ các nước này tràn vào thị trường Việt Nam. Mặt bằng

thuế nhập khẩu bình quân 11,7% của Việt Nam sẽ lùi về mức 0%, tạo sức ép rất lớn lên các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Hệ quả làm cho thị phần của các nhà sản xuất trong nước bị thu hẹp, cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn. Đặc biệt, nguy cơ này rất cao đối với nhóm hàng nông sản, vốn gắn liền với nhóm đối tượng rất dễ bị tổn thương trong hội nhập là nông dân, nông nghiệp và nông thôn.

Trong lĩnh vực dịch vụ, sự tham gia mạnh mẽ và tự do hơn của các nhà cung cấp có tiềm lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm lâu năm, có ưu thế về dịch vụ trên thế giới (nhất là các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ) sẽ khiến cho các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam yếu thế trong cuộc cạnh tranh không cân sức. Sau nữa, những rào cản dưới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ hay kiện phòng vệ thương mại với quy chế nền kinh tế phi thị trường mà Hoa Kỳ thực hiện rất có thể sẽ vô hiệu hoá những lợi ích mà Việt Nam được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế quan. Tương tự như vậy, những điều kiện ngặt nghèo về lao động, xuất xứ nguyên liệu cũng có thể khiến cho hàng hoá Việt Nam không tận dụng được lợi thế từ việc giảm thuế của các thành viên TPP.

Bên cạnh những thách thức trên, khi tham gia TPP, Việt Nam sẽ thu được nhiều lợi ích. Trong các thành viên TPP, nhiều quốc gia có khả năng bổ sung và trợ giúp cao cho nền kinh tế Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Singapore. Đây là những đối tác đầu tư rất tiềm năng của Việt Nam. TPP có thể giúp thúc đẩy đầu tư của những nước này vào Việt Nam, nhất là những lĩnh vực hiện Việt Nam đang rất cần như phát triển các ngành công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, nâng cao trình độ công nghệ của các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, tạo khả năng cho Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu.

Ký kết một FTA (Hiệp định tự do Thương mại) đồng nghĩa với việc chấp thuận mở rộng thị trường của mình cho hàng hoá dịch vụ nước ngoài cũng như xác lập

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w