Sự cần thiết phải hoạch định chiến lược trong các doanh nghiệp vừa

Một phần của tài liệu Chức năng hoạch định ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 26 - 31)

IV. Thực trạng công tác hoạch định ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ

3. Sự cần thiết phải hoạch định chiến lược trong các doanh nghiệp vừa

và nhỏ hiện nay:

Với những thuận lợi trên, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần xem hoạch định chiến lược là công tác được ưu tiên khuyến khích nhằm giúp doanh nghiệp có biện pháp dự báo và tránh các nguy cơ thường trực như:

 Phản ứng thụ động trước sự thay đổi của thị trường, hoạch định giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận ra khả năng mà họ luôn sẵn sàng và ứng phó với những thay đổi của thị trường.

 Tránh nguy cơ mất cân bằng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu không có công tác hoạch định chiến lược, doanh nghiệp có thể bỏ qua một yếu tố quan trọng nào đó như: sự thay đổi của môi trường hoặc khoa học công nghệ, khả năng tài trợ… điều này có thể dẫn đến việc chấm dứt hoạt động đột ngột hay làm đảo quá trình phát triển của doanh nghiệp.

V. Đánh giá và giải pháp 1 Đánh giá

Thị trường thường xuyên và tư duy linh hoạt. Các nhà lãnh đạo cần phải giành Các nghiên cứu trước đây kết luận rằng quy trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu được áp dụng thường ít mang tính chính thống hơn so với các doanh nghiệp lớn. Thậm chí họ còn cho rằng việc làm này còn làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, khi thực hiện quá trình hoạch định sẽ dẫn đến cứng nhắc trong việc quyết định và làm giảm linh hoạt trong kinh doanh. Công tác hoạch định trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay vẫn chưa được chú trọng, chính vì vậy mà tuy số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng một cách nhanh chóng nhưng chất lượng của các

doanh nghiệp thì tăng chậm, không được hoạch định chiến lược ngay từ đầu nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong quản lí và phát triển doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh kém, hiệu quả không cao. Khi gặp khủng hoảng, doanh nghiệp nhanh chóng rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng dẫn đến phá sản và biến mất trên thị trường. Theo công bố của chính phủ thì cứ sau khủng hoảng thì có khoảng 20% doanh nghiệp biến mất trên thị trường. So với những doanh nghiệp không tiến hành công tác hoạch định thì các doanh nghiệp áp dụng quy trình hoạch định có vị thế lớn mạnh trên thị trường hơn, tránh được các yếu tố bất lợi trên thị trường gây thiệt hại cho doanh nghiệp nhờ thường xuyên phân tích thị trường, dự báo trước tình hình biến động của thị trường.

Công tác hoạch định ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế do các yếu nội và ngoại sinh như: xu hướng hội nhập, nền kinh tế thị trường, vốn, nhân lực. Công tác hoạch định chưa được thực hiện một cách khoa học và hợp lý.

2 Một vài giải pháp:

 Từ thực trạng hoạch định trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay còn bộc lộ nhiều yếu kém và thiếu sót, chưa thực hiện tốt và có hiệu quả cao. Trình độ năng lực quản lý còn thấp do việc tiếp cận với việc hoạch định chưa lâu thì việc tìm ra giải pháp để cải thiện không phải là việc một sớm một chiều. Muốn làm được điều này thì trước tiên phải nâng cao tầm nhận thức của các nhà quản lý về lợi ích của việc hoạch định trong doanh nghiệp của mình coi đó là một việc tất yếu được xác định đầu tiên khi nói đến kế hoạch, phương châm, mục tiêu của doanh nghiệp. Làm cho các nhà quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu rằng việc hoạch định trong doanh nghiệp không phải chỉ giành cho các doanh nghiệp lớn, các công ty hàng đầu mà đây là một phần bắt

buộc khi đưa doanh nghiệp vào hoạt động cũng như trong việc điều hành của mọi doanh nghiệp từ doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ hơn nữa là các cơ sở sản xuất kinh doanh.

 Như vậy phải tăng cường công tác cho thế hệ trẻ vì đây là chủ nhân tương lai của đất nước về kinh doanh về vấn đề hoạch định trong các doanh nghiệp vào sâu về các bộ môn kinh tế rộng rãi hơn. Cần đẩy mạnh việc tuyên truyền về hoạch định trong doanh nghiệp, mục tiêu hướng đến chủ yếu là các nhà quản trị, các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta.

 Hoạch định chiến lược cần diễn ra liên tục, nhằm đánh giá kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp và ngành kinh doanh mà công ty đang hoạt động, đánh giá đối thủ cạnh tranh, thiết lập mục tiêu, kế hoạch hành động và phương thức cạnh tranh hiện tại và tương lai. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải xem hoạch định là xương sống của tổ chức đó, sử dụng hoạch định chiến lược như một công cụ để quản lý hoạt động của tổ chức. Các doanh nghiệp phải có sự chuyển đổi về cách quản lý của tổ chức, vạch ra hướng đi và phối hợp nỗ lực của các thành viên một cách hiệu quả để phát huy tác dụng của hoạch định trong tổ chức. Phân tích tình hình thời gian cho việc tổ chức các cuộc họp riêng về chủ đề hoạch định chiến lược cũng như giành mối quan tâm thường trực cho việc quyết định các quyết định hàng ngày và những quyết định dài hạn cho doanh nghiệp. Phải biến lời nói thành hành động, phải đưa ra được một loạt các mục tiêu, quyết định và hành động theo lịch trình đã lập ra. Cần tiến hành công tác hoạch định theo một tiến trình khoa học và hợp lí, nhằm tiết kiệm thời gian, nguồn lực và chi phí.

C. KẾT LUẬN

Lí luận thực tiễn đã chứng minh hoạch định chiến lược kinh doanh giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong dài hạn. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc này càng quan trọng hơn. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, cơ chế thị trường năng động, loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Đối với một nền kinh tế dựa trên tri thức trẻ như hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn có những cơ hội, thuận lợi nhất định, ngược lại với sự chuyển biến đa dạng của thị trường thì những khó khăn và thách thức mà các doanh

nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt là luôn biến đổi. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là một loại hình kinh doanh kinh tế có khả năng phát triển nhanh và mạnh nếu như nó được tồn tại trong một môi trường thuận lợi. Để loại hình doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích cho nền kinh tế, chính bản thân của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải tự mình khắc phục những yếu điểm nội tại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Song song đó, cần phải khẳng định thêm vai trò của quản lí nhà nước như những chính sách hỗ trợ, đầu tư, chính sách tín dụng, thị trường giá cả, chính sách môi trường phát triển cơ sở hạ tầng…Có sự thống nhất, liên kết chặt chẽ và hợp lí giữa doanh nghiệp và nhà nước thì chắc chắn nền kinh tế Việt Nam tạo nên một bước nhảy lớn, rút ngắn khoảng cách bắt kịp thời đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quản trị học (Đại học Công Nghiệp TP.HCM)- PGS-TS Nguyễn Minh Tuấn, Ths. Phạm Đình Tịnh. Năm 2012.

2. http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban? class_id=1&mode=detail&document_id=88612 3. http://vi.wikipedia.org/wiki/Doanh_nghi%E1%BB%87p_nh%E1%BB %8F_v%C3%A0_v%E1%BB%ABa 4. http://www.ceohcm.com) 5. http://www.ceohcm.com/2009/05/11/hoach-dinh-chien-luoc-trong- doanh-nghiep-nho-va-vua-o-viet-nam/ 6. http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_kinhte/_mobile_tintuc/ite m/19728602.html

7. http://quantri.vn/dict/details/148-hoach-dinh-chien-luoc-trong-doanh- nghiep-vua-va-nho

Một phần của tài liệu Chức năng hoạch định ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w