Giải pháp riêng cho một số ngành công nghiệp Ngành công nghiệp hóa chất :

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA (Trang 32 - 35)

N gành công nghiệp luyện kim hiện nay:

3.3 Giải pháp riêng cho một số ngành công nghiệp Ngành công nghiệp hóa chất :

- Ngành công nghiệp hóa chất :

+ Định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia nhằm đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước + Xử lí các chất thải từ hóa chất bằng cách mua lại vỏ chai hóa chất

+ Doanh nghiệp tổ chức cung cấp các kiến thức về hóa chất cho nhân dân + Đào tạo thêm các chuyên gia có trình độ cao.

+ Kêu gọi đầu tư và phát triển nguồn lao động công nghệ hóa chất. - Ngành sản xuất vật liệu xây dựng :

+ Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hàng giả cho vật liệu xây dựng là sử dụng tem chống giải và tem truy xuất nguồn gốc. + Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các đơn vị sản xuất sử dụng phế thải, chất thải làm nguyên, nhiên liệu, sản xuất các sản phẩm xanh, tiết kiệm năng lượng, sản phẩm thân thiện với một trường.

+ Xây dựng hệ thống, tiêu chí về môi trường làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc các loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất phục vụ cho việc thu hút đầu tư xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư.

- Ngành nhiên liệu- năng lượng :

+ Tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chế biến khoáng sản và phục hồi môi trường, cần xây dựng chương trình triển khai và nhân rộng mô hình sản xuất sạch hơn cho cá nhân, tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sạch, thân thiện với môi trường trong lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản; phát triển các công nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải. + Nhà nước cầm sớm phê duyệt quy hoạch sử dụng tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông lớn, trên cơ sở đó các quy hoạch thủy điện cần điều chỉnh lại cho phù hợp. Trong đó, phải xem xét đầy đủ yêu cầu sử dụng tổng hợp tài nguyên nước của các công trình thủy điện. Cải tiến thể chế chính sách và tổ chức quản lý đối với việc khai thác sử dụng nước của công trình thủy điện để khắc phục các tồn tại trong công tác quản lý, từ khi khởi thảo và lập dự án đầu tư.

- Ngành công nghệ dệt may :

+ Đầu tư máy móc thiết bị, tạo nguồn nguyên liệu, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đầu vào, để đối mặt với "cuộc chiến thương mại dệt may" thời kỳ hậu hạn ngạch.

- Ngành công nghệ luyện kim :

+Tìm ra những nguyên liệu hạn chế gây ô nhiễm, ít chất độc hại để bảo vệ cho môi trường.

- Ngành công nghiệp chế biến lương thực , thực phẩm :

+Đổi mới dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới hình thức, mẫu mã bao bì để tăng thị phần nội địa, đồng thời gia tăng xuất khẩu.

+ Kết nối ngân hàng và DN, tổ chức các buổi tọa đàm hoặc hội thảo chuyên đề, các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước;

+Hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối với hơn 2.300 cửa hàng tiện lợi, tăng gần 5.000 điểm bán bình ổn thị trường mặt hàng lương thực thực phẩm. Đặc biệt, thành phố đã đưa nhóm sản phẩm thực phẩm và đồ uống vào danh mục nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực của TPHCM giai đoạn 2018-2020 và đang triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển ngành.

- Ngành công nghiệp điện tử - cơ khí :

+ Điện tử : Nhà nước cần có sự đột phá trong điều hành thực hiện các giải pháp, chính sách đầu tư xây dựng lực lượng nhân lực chất lượng cao, các phương tiện phục vụ cho hoạt động nghiên cứu phát triển các sản phẩm điện tử trọng điểm có tính chiến lược quốc gia, đẩy mạnh thực hiện mua và

chuyển giao công nghệ… phục vụ chiến lược công nghiệp hóa nói chung và phát triển ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam nói riêng.

Tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ; rà soát và bổ sung các chính sách ưu đãi để khuyến khích, thu hút đầu tư vào sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển thuộc ngành Công nghiệp điện tử.

Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng cho lĩnh vực công nghiệp điện tử.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành Công nghiệp điện tử với các quy mô, loại hình khác nhau, từ lắp ráp thành phẩm đến sản xuất linh kiện, phụ tùng và các sản phẩm phụ trợ, trong đó đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn đa quốc gia.

+ Cơ khí : hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ và đủ mạnh để hỗ trợ phát triển ngành Cơ khí. Trước mắt, Chính phủ cần sớm xây dựng và ban hành Nghị định về phát triển ngành công nghiệp chế tạo.

Phát triển các ngành công nghiệp hạ nguồn trong lĩnh vực cơ khí cơ quy mô chuỗi cung ứng lớn để tạo cơ hội cho các DN cơ khí trong nước tham gia cung cấp phụ tùng, linh kiện cho các DN sản xuất, lắp ráp sản phẩm cuối cùng. Trong đó, chú trọng phát triển các ngành cơ khí có tiềm năng phát triển như ô tô, thiết bị công nghiệp, cơ khí gia dụng và dụng cụ…

Nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư từ các DN cơ khí có thương hiệu trên thế giới để dần hình thành chuỗi cung ứng trong nước và tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu cho các DN cơ khí trong nước.

Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về DN cơ khí; triển khai hiệu quả các chương trình kết nối kinh doanh, liên kết DN trong nước với DN nước ngoài. Đồng thời, nâng cao chất lượng thống kê làm cơ sở cho các phân tích, dự báo về ngành.

Đảm bảo nguồn vốn vay dài hạn với mức lãi suất ổn định cho các DN cơ khí thông qua các chương trình hỗ trợ, gói ưu đãi phù hợp với các quy định trong nước và cam kết quốc tế.

Nhanh chóng hoàn thiện đồng bộ các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho các sản phẩm cơ khí, đồng thời, phát triển và nâng cao năng lực cho các cơ quan kiểm tra, kiểm định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đã đăng ký.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w