Kết quả phẫu thuật chuyển vạt điều trị loét mạn tính do xạ trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh và phẫu thuật điều trị tổn thương da do xạ trị tt (Trang 25 - 27)

- Lựa chọn vạt da che phủ: Chủ yếu lựa chọn các vạt da được cấp máu tốt: 8 vạt có cuống, 11 vạt nhánh xuyên, 1 vạt vi phẫu; 1 BN bị hở khí quản cần tạo hình bằng Medpor trước khi chuyển vạt che phủ.

Nơi cho vạt, do diện tích vạt da lớn nên đa số được khâu thu một phần, sau đó ghép da (12/20 trường hợp).

- Tình trạng vạt da sau mổ: 24 ổ loét, đã sử dụng 26 vạt da. Tỉ lệ vạt sống hoàn toàn là 92,3% (24/26 vạt), 1 vạt hoại tử một phần và 1 vạt hoại tử toàn bộ.

- Liền vết thương: Tỷ lệ liền vết thương sau phẫu thuật là 91,7% (chỉ có 8,3% trường hợp không liền cần phẫu thuật lại).

- Biến chứng tại chỗ: Tỷ lệ biến chứng tại vạt và nơi lấy vạt là 50%, trong đó có 5 trường hợp nhiễm khuẩn, 2 trường hợp rò vết mổ, 2 trường hợp toác vết mổ, 2 trường hợp tụ dịch, tuy nhiên vạt da vẫn sống và vết mổ vẫn liền, chỉ có1 vạt hoại tử một phần và 1 vạt hoại tử toàn bộ cần phẫu thuật lại.

- Kết quả xa sau 3 tháng, 6 tháng, 24 tháng: Không thấy trường hợp nào xuất hiện loét tái phát.

KIẾN NGHỊ

- Cần nghiên cứu với số lượng BN lớn hơn cho từng mức độ tổn thương, theo từng vị trí tổn thương và từng phương pháp che phủ, để có được những đánh giá cụ thể hơn về điều trị cho dạng tổn thương này.

- Với BN sau xạ trị cần được theo dõi, chăm sóc tổn thương tại chỗ để dự phòng loét, kịp thời phát hiện các biến chứng tại chỗ. Khi xuất hiện loét cần khuyến cáo cho BN được tiến hành phẫu thuật sớm, tránh để lâu làm tình trạng ổ loét nặng nề hơn và khó khăn hơn trong điều trị.

- Phẫu thuật điều trị loét do xạ trị cần tiến hành cắt bỏ toàn bộ tổn thương bao gồm cả ổ loét và vùng thâm nhiễm xung quanh đến tổ chức lành, sau đó tiến hành sử dụng các vạt da được cấp máu tốt che phủ tổn khuyết.

NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Hoàng Thanh Tuấn, Vũ Quang Vinh, Trịnh Tuấn Dũng (2018), Đặc điểm lâm sàng tổn thương tại chỗ ở bệnh nhân điều trị tổn thương da mạn tính sau xạ trị. Tạp chí Y dược Lâm sàng 108, 13(8), trang 85-90.

2. Hoàng Thanh Tuấn, Vũ Quang Vinh, Trịnh Tuấn Dũng (2020), Đánh giá kết quả phẫu thuật chuyển vạt điều trị loét mạn tính do xạ trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia. Tạp chí Y dược học Quân sự, số (45), trang 48-54.

3. T.T. Hoang, V.Q. Vu, D.T. Trinh (2019), Management of radiation-induced ulcers by singlesingle-stagestage reconstructive surgery: A prospective study. Annals of Burns and Fire Disasters, 32(4): 294-300.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh và phẫu thuật điều trị tổn thương da do xạ trị tt (Trang 25 - 27)