Xây dựng một số hướng giải quyết các tình huống xảy ra trên trẻ trong hoạt động vui chơi.

Một phần của tài liệu Skkn xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc (Trang 25 - 28)

vui chơi.

3.1. Bài tập tình huống nhằm duy trì và phát triển hứng thú chơi cho trẻ

Hứng thú chơi của trẻ thường có mối quan hệ tác động ảnh hưởng qua lại với các yếu tố như nội dung chơi, kỹ năng chơi, kinh nghiệm của trẻ và môi trường hoạt động. Từ đó tôi xác định một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến loại tình huống này và hương giải quyết:

- Trẻ không hứng thú chơi thường do các nguyên nhân sau.

+ Chủ đề chơi không phản ánh đúng nhu cầu chơi của trẻ -> Trong trường hợp này giáo viên tổ chức giờ chơi cần nắm bắt được nhu cầu chơi của trẻ để tạo điều kiện cho trẻ được thỏa mãn nhu cầu.

+ Chủ đề chơi không nằm trong vùng kinh nghiệm của trẻ -> Giáo viên cần sử dụng các hình thức cung cấp, làm giàu kinh nghiệm cho trẻ trong giờ chơi và ở các thời điểm khác nhau.

+ Không có môi trường chơi, đồ chơi hấp dẫn -> Trong trường hợp này cô giáo cần nghiên cứu thiết kế môi trường hoạt động sao cho đáp ứng được nhu cầu và khả năng chơi của trẻ. Nắm bắt được ý tưởng chơi của trẻ để chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi tạo môi trường cho trẻ.

+ Nguyên nhân do sức khỏe của trẻ không tốt -> Giáo viên dành thời gian yên tĩnh cho trẻ nghỉ và vận dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.

+ Trẻ thiếu kinh nghiệm -> Giáo viên nắm bắt ý tưởng chơi của trẻ và trên cơ sở đó lựa chọn biện pháp bổ sung kinh nghiệm cho trẻ để trẻ tiếp tục cuộc chơi

+ Trẻ gặp khó khăn trong tổ chức, phối hợp chơi cùng nhau -> Trong trường hợp này giáo viên cần giúp trẻ có kỹ năng tổ chức phối hợp với nhau để thực hiện ý tưởng chơi chung.

3.2. Bài tập tình huống nhằm phát triển nội dung chơi.

Nội dung chơi là yếu tố quan trọng trong các cuộc chơi của trẻ, trẻ chơi hứng thú hay không, trẻ được phát triển và giáo dục hay không trong các góc chơi phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nội dung chơi. Chính vì vậy, nội dung chơi có mối quan hệ tác động qua lại với nhu cầu, hứng thú chơi, đặc điểm, kỹ năng chơi của trẻ trong các góc. Đây là cơ sở để nhà giáo dục xác định nguyên nhân và hướng giải quyết loại tình huống này.

- Nội dung chơi đơn điệu, nghèo nàn lặp đi lặp lại trong thời gian dài và hướng giải quyết.

+ Kinh nghiệm của trẻ còn nghèo nàn -> Dựa trên vốn kinh nghiệm của trẻ, giáo viên lựa chọn các biện pháp cung cấp, làm giàu vốn kinh nghiệm cho trẻ để có cơ sở mở rộng nội dung chơi phong phú.

+ Đồ dùng, đồ chơi thiếu -> Nhiều trường hợp trẻ có ý tưởng chơi nhưng môi trường chơi, đặc biệt là đồ dùng, đồ chơi không có để trẻ thể hiện. Trong trường hợp Này giáo viên cần nắm bắt ý tưởng chơi của trẻ tạo lập môi trường, chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi cần thiết cho cuộc chơi của trẻ.

+ Trẻ không có thói quen tìm kiếm cái mới lạ trong trò chơi -> Giáo viên chủ động lôi cuốn trẻ đến các nội dung chơi mới bằng nhiều cách khác nhau tùy vào đặc điểm chơi của trẻ ở từng nhóm lứa tuổi (ví dụ: Tạo lập môi trường đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn, cung cấp kinh nghiệm, cô giáo chơi cùng trẻ, đưa ra những gợi ý, những tình huống kích thích trẻ, tạo hứng thú với các nội dung chơi mới…)

- Nôi dung chơi không nằm trong vùng hiểu biết của trẻ -> Trong trường hợp này giáo viên cần nắm bắt chính xác vùng kinh nghiệm của trẻ để thiết kế nội dung chơi cho phù hợp và trên cơ sở đó có thể phát triển, mở rộng nội dung chơi.

- Nội dung chơi của trẻ không mang tính giáo dục và phát triển -> Giáo viên cần tìm hiểu nguồn gốc của các nội dung chơi từ đó lựa chọn biện pháp tác động định hướng nộ dung chơi sao cho đảm bảo tính giáo dục và có ý nghĩa phát triển đối với trẻ nhưng không làm giảm hứng thú chơi của trẻ.

3.3. Bài tập tình huống nhằm phát triển kỹ năng chơi cho trẻ.

Để xác định chính xác nguyên nhân và hướng giải quyết loại bài tập tình huống này chúng ta cần xem xét mối quan hệ của kỹ năng chơi với các yếu tố khác như nhu cầu, hứng thú chơi, môi trường hoạt động, vốn kinh nghiệm của trẻ. Sau đây tôi xin giới thiệu một số biểu hiện của kỹ năng chơi của trẻ trong các góc, nguyên nhân và hướng giải quyết.

- Trẻ không có kỹ năng chơi:

+ Trẻ không có kỹ năng chơi vì thiếu môi trường chơi -> Căn cứ vào vốn kinh nghiệm hiện có của trẻ và yêu cầu cần đạt trên trẻ đối với loại trò chơi này để giáo viên lựa chọn cách thức và phạm vi bổ sung, làm giàu kinh nghiệm cho trẻ.

+ Trẻ không có kỹ năng chơi vì thiếu môi trường chơi -> Trong trường hợp này giáo viên cần chủ động thiết kế môi trường chơi, đặc biệt là đồ dùng đồ chơi để giúp trẻ biết thực hiện các hành động chơi. Cô giáo có thể chơi cùng để giúp trẻ tạo lập các mối quan hệ chơi ở những trò có nội dung chơi chung.

- Kỹ năng chơi thành thục đến mức tự động hóa một số trò. Tình trạng này thương rơi vào đối tượng trẻ có biểu hiện nổi trội của một năng lực nào đó. Nguyên nhân chính của tình huống này là trẻ chơi quá nhiều lần một trò chơi nào đó do trẻ thích, các bạn tôn thơm do sự sắp xếp của giáo viên… -> Giáo viên cần dựa vào từng nguyên nhân cụ thể để lựa chọn biện pháp tác động (cung cấp kinh nghiệm cho trẻ, tạo lập môi trường chơi mới, giao nhiệm vụ chơi mới cho trẻ) để phát triển kỹ năng chơi theo hướng phong phú hơn.

3.4. bài tập tình huống nhằm phát huy hiệu quả giáo dục

Hiệu quả giáo dục và phát triển trẻ trong các góc chơi lien quan đến kinh nghiệm của trẻ, nội dung chơi và phương pháp tổ chức hướng dẫn trẻ chơi của giáo viên. Chính vì vậy khi xác định nguyên nhân và hướng giải quyết loại bài tập này chúng ta cần nghiên cứu các yếu tố trên.

- Nội dung chơi, hành động chơi có biểu hiện lệch lạc so với chuẩn mực đạo đức của xã hội, nguyên nhân và hướng giải quyết:

+ Trẻ bắt chước một cách vô thức những nội dung và hành vi đạo đức không chuẩn mực của cuộc sống thực vào trong trò chơi của trẻ -> Bằng các nghệ thuật sư phạm khác nhau, giáo viên định hướng cho trẻ đến với các nội dung và hành vi chơi mang tính chuẩn mực.

+ Trẻ thể hiện nội dung chơi và hành vi chơi không chuẩn mực trong quá trình chơi một cách chủ định -> Trong trường hợp này giáo viên cần quan sát, theo dõi trẻ chơi, trò chuyện chia sẻ, cung cấp kinh nghiệm để giúp trẻ nhận thức đúng những điều nên và không nên cả trò chơi và ngoài cuộc sống. Giáo viên phải là người bạn thật sự đáng tin cậy của trẻ để giúp trẻ định hướng các nội dung và hanh vi chơi mang tính chuẩn mực.

- Hiệu quả giáo dục và phát triển trẻ trong các góc chơi còn thấp, nguyên nhân và hướng giải quyết:

là nội dung chơi đơn điệu, lặp đi lặp lại, dưới tầm nhận thức của trẻ -> Trong trường hợp này, muốn phát huy được hiệu quả phát triển và giáo dục trẻ trong quá trình chơi thì giáo viên cần nghiên cứu thiết kế nội dung chơi ở các góc sao cho phù hợp với khả năng nhận thức và vốn kinh nghiệm của trẻ, có như vậy thì trẻ chơi mới hứng thú, tích cực và có cơ hội được phát triển.

+ Môi trường hoạt động chơi trong các góc, đặc biệt là đồ dùng, đồ chơi thiếu, đơn điệu về ý nghĩa sử dụng, chưa đáp ứng được nhu cầu chơi của trẻ -> Giáo viên cần nắm bắt nhu cầu chơi, kỹ năng chơi của trẻ để thiết kế môi trường hoạt động, đặc biệt là đồ dùng, đồ chơi trong các góc cần thể hiện được ý tưởng giáo dục và phát triển trẻ của nhà giáo dục. Đồ dùng đồ chơi cần đa chức năng, có khả năng gợi mở cho trẻ các phương án hoạt động phù hợp với nhu cầu chơi và kinh nghiệm của trẻ.

+ Vai trò quan sát hướng dẫn nhằm phát huy hiệu quả giáo dục và phát triển trẻ trong các góc chơi của giáo viên mầm non còn yếu -> Giáo viên cần lên kế hoạch quan sát hướng dẫn trẻ chơi trong các góc và thực hiện thường xuyên kế hoạch, có ghi nhận kết quả trên trẻ cũng như lựa chọn các biện pháp tác động bổ sung nhằm khai thác triệt để ý nghĩa giáo dục và phát triển các trò chơi.

Như vậy mỗi loại bài tập tình huống giáo dục đều phản ảnh những đặc điểm chơi nào đó của trẻ cho nên để có phương án giải quyết các bài tập chúng ta cần xác định nhanh những đặc điểm chơi nào của trẻ được đề cập trong mỗi bài tập và chúng có mối quan hệ với những yếu tố nào để xác định các nguyên nhân dẫn đến tình huống trong bài tập. Từ đó chúng ta sẽ xác định phương án giải quyết đúng cho mỗi nguyên nhân của tình huống giáo dục.

Một phần của tài liệu Skkn xây dựng và hướng giải quyết một số tình huống trong hoạt động chơi góc (Trang 25 - 28)