HÀNG QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
5.1. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của dịch vụ thẻ ngân hàngquốc tế quốc tế
5.1.1. Thuận lợi
Các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng quốc tế ở Việt Nam bao gồm: Nền kinh tế đã và đang duy trì nhịp độ phát triển tích cực, độ mở cửa nền kinh tế ngày càng lớn; Đặc điểm dân số thuận lợi cho sự phát triển thị trường thẻ; Xu hướng số hóa nền kinh tế; Đề án phát triển TTKDTM thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ và NHNN trong việc thúc đẩy TTKDTM; Các NHTM đều chú trọng phát triển TTKDTM và coi thẻ quốc tế là một thị trường tiềm năng; Sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng và hành vi thanh toán của người dân Việt Nam do đại dịch Covid-19
5.1.2. Khó khăn
Các khó khăn cho việc phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng quốc tế ở Việt Nam bao gồm: (1) Nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc lớn vào tiền mặt; (2)Các ngân hàng tập trung vào việc tăng số lượng thẻ phát hành chứ chưa thật sự chú trọng đến số lượng thẻ đang lưu hành; (3) Sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ đến từ các hình thức TTKDTM khác; (4)Vấn đề rủi ro, gian lận trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ
5.2. Giải pháp đối với các NHTM
5.2.1. Giải pháp về công tác quảng bá, marketing
5.2.1.1. Tăng cường công tác quảng cáo, marketing rộng rãi tới khách hàng tiềm năng về các tính năng và tiện ích của thẻ quốc tế.
Đây là đề xuất có tác động cải thiện biến Chuẩn chủ quan và cần được chú trọng mạnh do kết quả mô hình phân tích các nhân tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ thẻ quốc tế của khách hàng cho thấy biến này có mức ý nghĩa lớn nhất.
5.2.1.2. Đẩy mạnh hoạt động bán chéo, phát triển các sản phẩm thẻ liên kết
Ngân hàng có thể bán chéo dịch vụ thẻ quốc tế bằng cách bán chéo trong chính dịch vụ của ngân hàng, hoặc cũng có thể bán chéo sản phẩm dịch vụ thẻ thông qua việc liên kết với các đối tác khác nhau trong kinh doanh. Các ngân hàng cần hướng đến việc liên kết với công ty chuyên cung cấp dịch vụ trực tuyến trên nền tảng công nghệ hiện đại để triển khai các sản phẩm, dịch vụ liên kết tài chính ngân hàng
5.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực
5.2.2.1. Chú trọng công tác đào tạo về chuyên môn và tăng cường kỹ năng cho cán bộ, nhân viên thẻ ngân hàng
Đề xuất này giúp cải thiện biến Chuẩn chủ quan do kết quả mô hình cho thấy Chuẩn chủ quan là nhân tố tác động mạnh nhất tới ý định sử dụng thẻ quốc tế của khách hàng, trong đó sự giới thiệu và tiếp cận của nhân viên ngân hàng. Hơn nữa, kết quả khảo sát về sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ thẻ ngân hàng quốc tế cũng cho thấy thái độ của nhân viên ngân hàng là rất quan trọng giúp tăng cảm nhận về chất lượng dịch vụ thẻ và sự hài lòng của khách hàng.
5.2.2.2. Kết hợp với các cơ sở đào tạo trong việc tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Các ngân hàng nên phối hợp với các cơ sở đào tạo trong việc xây dựng các chương trình đào tạo chuyên sâu các ngành công nghệ tài chính, ngân hàng số… Ngân hàng cũng có thể hỗ trợ và hợp tác với các trường đại học trong việc đào tạo kiến thức thực tiễn cho giảng viên, hỗ trợ các tài liệu thực tế cho việc giảng dạy hoặc tổ chức các kỳ thực tập ngắn hạn, các buổi trải nghiệm cho sinh viên.
5.2.3. Giải pháp về công nghệ và tiện ích
5.2.3.1. Ứng dụng các công nghệ thanh toán 4.0
Các ngân hàng cần nghiên cứu và tiếp tục phát triển hơn các phương thức thanh toán hiện đại, có tính công nghệ cao, ứng dụng công nghệ thanh toán 4.0. Đây cũng là nhân tố có tác động tới thái độ tích cực hoặc tiêu cực của khách hàng tiềm năng đối với thẻ quốc tế, và từ đó sẽ có tác động tới ý định sử dụng của họ theo như kết quả của mô hình nghiên cứu
Ngân hàng cần nghiên cứu và liên tục cải tiến các tính năng mà dịch vụ thẻ quốc tế mang lại để gia tăng tính hữu ích của thẻ vì đây cũng là một nhân tố được tìm ra là có tác động mạnh đến ý định sử dụng thẻ quốc tế của khách hàng.
5.2.3.3. Gia tăng lợi ích và các ưu đãi cho khách hàng khi sử dụng thẻ quốc tế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy khách hàng rất quan tâm đến các quyền lợi gắn liền với việc sử dụng thẻ quốc tế của họ. Ngân hàng cần thường xuyên có các chương trình khuyến mãi và cập nhật cho khách hàng. Ngân hàng cần tiến hành khảo sát và tiếp cận với khách hàng để thấu hiểu khách hàng, hiểu được những lợi ích mà khách hàng mong muốn khi sử dụng thẻ quốc tế.
5.2.3.4. Đơn giản hóa thủ tục phát hành thẻ quốc tế cho khách hàng
Các ngân hàng cần đơn giản hóa thủ tục mở thẻ quốc tế để thu hút khách hàng mới. Đối tượng và hạn mức của thẻ tín dụng quốc tế cũng nên được mở rộng hơn. Đặc biệt cần có chính sách hỗ trợ và đơn giản hóa các thủ tục mở thẻ quốc tế với những khách hàng đã có gói vay hoặc tiền gửi tại ngân hàng, đưa dịch vụ đến với khách hàng nhanh chóng và hiệu quả
5.2.3.5. Nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng thẻ quốc tế xuyên biên giới
Ngân hàng cần đảm bảo tính thông suốt trong quá trình sử dụng và sự tự tin của khách hàng khi sử dụng thẻ quốc tế. Thẻ quốc tế cần được dễ dàng chấp nhận ở nhiều nơi, mạng lưới điểm quẹt thẻ rộng rãi, không xảy ra lỗi giao dịch, đặc biệt là sử dụng ở nước ngoài. Ngân hàng phải luôn đảm bảo việc hỗ trợ kịp thời cho khách hàng khi họ phát sinh vấn đề trong quá trình sử dụng thẻ quốc tế
5.2.4. Giải pháp nâng cao tính an toàn và bảo mật của thẻ
Kết quả khảo sát khách hàng cho thấy nhận thức về các bất lợi tiềm tàng khiến ý định sử dụng thẻ quốc tế của khách hàng giảm xuống. Bên cạnh đó, với những khách hàng đã sử dụng thẻ quốc tế, nhân tố sự đảm bảo có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của khách hàng. Các giải pháp cụ thể gồm: (1) lắp đặt đầy đủ các thiết bị chống sao chép và trộm cắp thông tin thẻ; (2) nghiên cứu và đẩy mạnh việc áp dụng các giải pháp công nghệ xác thực, nhận biết khách hàng (KYC) mới trong thanh toán thẻ quốc
tế; (3) triển khai áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về an ninh, bảo mật như: Công nghệ bảo mật đa yếu tố, Quy trình ISO 27001, Chuẩn PCI DSS; (4) phối hợp chặt chẽ với cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chức năng trong việc phát hiện, xử lý các vi phạm trong hoạt động thanh toán thẻ quốc tế
5.2.5. Giải pháp khác
- Các văn bản quy định về quy trình, nghiệp vụ thẻ quốc tế, các nội dung quy định sửa đổi, cập nhật cần được thống nhất và tập hợp trong một bộ văn bản chung.
- Xây dựng chính sách phí dịch vụ và lãi suất hợp lý bởi đây là một trong những mối quan tâm rõ rệt của khách hàng
- NHTM cũng cần đẩy mạnh triển khai hợp tác chiến lược với các công ty Fintech và các tổ chức tài chính
5.3. Kiến nghị với các cơ quan quản lý
5.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ/ Ngành liên quan
Thúc đẩy việc thanh toán bằng thẻ quốc tế đối với các dịch vụ công
Tiếp tục đẩy mạnh chính sách chi trả lương cho người lao động qua tài khoản Tiếp tục xây dựng và củng cố hành lang pháp lý toàn diện, hoàn thiện hệ thống các nghị định và quy định liên quan
Đẩy mạnh phát triển hoạt động thương mại điện tử, gia tăng các chính sách đãi ngộ cho khách hàng thực hiện giao dịch bằng thẻ quốc tế.
5.3.2. Kiến nghị với NHNN
NHNN cần tăng cường thực hiện công tác truyền thông mang tính quốc gia Tiếp tục xây dựng và ban hành các chính sách, quy định hướng tới việc đưa TTKDTM, trong đó có thanh toán bằng thẻ quốc tế trở nên phổ biến hơn.
Đẩy mạnh kết nối và hợp tác với Tổ chức thẻ quốc tế cũng như với các ngân hàng trên thế giới
NHNN cần tăng cường các biện pháp hạn chế rủi ro trong giao dịch thẻ, hỗ trợ các ngân hàng, các tổ chức trung gian thanh toán có các biện pháp để ngăn chặn. NHNN cần tiếp tục đàm phán đa phương với các tổ chức thẻ quốc tế để giảm các loại phí áp dụng cho thị trường thẻ Việt Nam, đồng thời phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin cho dịch vụ thẻ quốc tế đáp ứng tiêu chuẩn
KẾT LUẬN